Cứng rắn hơn đối với các đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Chính sách của mỹ đối với châu á thái bình dương từ 2001 2004 (Trang 42 - 46)

c. ủng hộ dân chủ, đẩy mạnh nhân quyền Chính phủ Hoa Kỳ đều rất

2.1.4 Cứng rắn hơn đối với các đối thủ cạnh tranh.

Với những nớc đợc coi là đồng minh thì Mỹ thực hiện tất cả những biện pháp có thể để tăng cờng hợp tác song phơng, xây dựng liên minh. Song với những nớc không phải là đồng minh thì chính quyền Bush đã có một thái độ khác hẳn so với vị Tổng thống tiền nhiệm, nhìn chung là cứng rắn hơn. Đối với các nớc nh Nga, Trung Quốc, CHDCND Triều tiên...Chính quyền Bush đã liệt kê vào loại những đối thủ cạnh tranh. Thậm chí Trung Quốc còn bị coi là đối thủ cạnh tranh chiến lợc của Mỹ ở khu vực Châu á -Thái Bình Dơng.

Trớc hết, đối với một đối thủ "tiềm tàng" nh Trung Quốc, Mỹ đã thực hiện chính sách 2 mặt. Về kinh tế thì Mỹ tiếp tục mở rộng giao lu kinh tế với

Trung Quốc. Song về chính trị, quân sự thì Mỹ lại ngăn chặn tham vọng về lãnh thổ của Trung Quốc và ủng hộ chế độ dân chủ chính trị ở nớc này. Theo Mỹ thì việc phát triển dân chủ sẽ quyết định vấn đề tơng lai của Trung Quốc. Hay nói cách khác Trung Quốc sẽ hùng mạnh và thịnh vợng nếu thật sự chú ý đến vấn đề dân chủ.

Trong một phần t thế kỷ qua, kể từ khi bắt đầu thực hiện cải cách, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn cha có những lựa chọn căn bản tiếp theo về tính chất của nhà nớc này. Trong suốt thời gian đó Trung Quốc vẫn theo đuổi mục tiêu xây dựng năng lực quân sự hiện đại. Điều này có thể đe doạ đến các nớc láng giềng trong khu vực song nó cũng đồng nghĩa với việc Trung Quốc đã đi theo một con đờng lỗi thời mà kết cục là sẽ phơng hại đến chính quá trình tìm kiếm tầm vóc vĩ đại của dân tộc này. Mỹ hy vọng Trung Quốc sẽ thấy đợc tự do chính trị và xã hội là cội nguồn duy nhất của tầm vóc vĩ đại đó. Theo Mỹ thì Trung Quốc chỉ có thể "Phát huy đầy đủ tiềm năng của mình bằng cách cho phép ngời dân Trung Quốc tự do t tởng, hội họp và tín ngỡng" [21;39].

Trớc đó vị Tổng thống tiền nhiệm Bill Clintơn đã theo đuổi mặt kinh tế song không kiên quyết, còn đến G.W Bush thì lại đặt trọng tâm vào mặt thứ hai: Chính trị, quân sự. Thái độ cứng rắn hơn của Mỹ đối với Trung Quốc còn thể hiện ở chỗ chính quyền Bush đã coi trọng các nớc đồng minh và coi Trung Quốc là "Đối tác cạnh tranh chiến lợc" chứ không còn là đối tác chiến lợc nh thời B. Clintơn nữa. Chính quyền Bush đồng thời lấy hình thái ý thức, quan niệm về giá trị và tiêu chí hành động của Mỹ để gây sức ép về vấn đề nhân quyền, đẩy nhanh tiến trình dân chủ hoá ở Trung Quốc.

Tuy nhiên mặc dù tán thành chính sách một Trung Quốc nhng G.W Bush vẫn bày tỏ cần phối hợp phòng vệ với Đài Loan, giúp Đài Loan xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa. Mỹ đã chuyển từ chính sách "Mập mờ chiến lợc", tức là làm cho Bắc Kinh hiểu rằng Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan, nhng lại đồng thời làm cho Đài Bắc hiểu rằng Mỹ sẽ không làm nh thế, sang một chính sách rõ

ràng hơn. Mỹ đã chuyển tới Bắc Kinh thông điệp rõ ràng rằng Washington cam kết tôn trọng nguyên tắc "Một nớc Trung Quốc" nhng vẫn làm bất cứ điều gì có thể để bảo vệ Đài Loan. Đồng thời cũng thông báo rõ ràng với Đài Bắc rằng độc lập không phải là sự lựa chọn đợc Mỹ ủng hộ. Mỹ cũng hy vọng là Trung Quốc sẽ thực hiện những cam kết về phổ biến vũ khí hạt nhân của mình. Phơng châm hành động của Mỹ là sẽ hợp tác để giảm bớt những bất đồng trên những vấn đề còn tồn tại nhng sẽ không để những bất đồng đó ngăn cản sự hợp tác trong vấn đề thống nhất.

Với CHDCND Triều Tiên, Mỹ biểu hiện rõ ràng việc tăng cờng sức ép đối với nớc này. Chính quyền Bush đã chỉ trích chính quyền tiền nhiệm B. Cliton là đã quá mềm mỏng trong việc đối phó với CHDCDN Triều tiên. Hàng loạt các buổi gặp gỡ nhiều bên đã đợc tổ chức trong đó không ít lần Mỹ đã có những thái độ cứng rắn Mỹ đã liệt CHDCND Triều Tiên vào "Trục liên minh ma quỷ" cùng với hai nớc Iran, Iraq. Đặc biệt trong vấn đề hạt nhân Mỹ đã sử dụng biện pháp ngoại giao thay vì những biện pháp quân sự nh đã tiến hành ở Iraq. Bởi vì Mỹ không muốn mở một mặt trận thứ ba trong khi đang phải đối phó với Al Qaeda và Iraq. Hơn nữa Mỹ cũng muốn Hàn Quốc, Nhật Bản , Nga, Trng Quốc cũng tham gia giải quyết khủng hoảng. Bắc Triều Tiên thì muốn đối thoại trực tiếp với Mỹ nhng Mỹ lại ra điều kiện tiên quyết để đi đến đối thoại là Bắc Triều Tiên phải chấm dứt chơng trình hạt nhân quân sự.

Ngoại trởng Mỹ Colin Powell nói "Chúng ta cần tiếp tục mở cửa cho quá trình tiếp cận với miền Bắc chừng nào giải quyết đợc những lo ngại chính trị, kinh tế và an ninh, trên cơ sở có đi có lại không làm tổn hại đến liên minh và quan hệ của chúng ta". Điều này cho thấy quan điểm ngoại giao theo chủ nghĩa bảo thủ của Đảng Cộng hoà đã thực sự phát huy tác dụng. Nh vậy so với chính quyền tiền nhiệm, chính quyền Bush chịu ảnh hởng của t duy chiến tranh lạnh nhiều hơn. Khu vực châu á - Thái Bình Dơng đang ngày càng trở nên quan trọng trong chiến lợc toàn cầu của các nớc lớn, trong đó có Mỹ. Nh-

ng chính sách của Mỹ về khu vực này lại đang làm cho tình hình ở đó " nóng lên", khiến cả thế giới phải lo ngại. Trong những năm qua chính quyền Bush đã áp dụng chính sách ngoại giao đơn phơng, không thơng lợng với các nớc có lợi ích liên quan, thậm chí không thèm đếm xỉa đến ý kiến của các nớc đồng minh.

Những động thái trong chính sách châu á - Thái Bình Dong của G.W Bush từ 2001-2004 cho thấy chiến lợc châu á - Thái Bình Dơng của Mỹ đợc hình thành từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay vẫn cha có gì thay đổi đáng kể. Tuy nhiên so với vị Tổng thống tiền nhiệm thì chính sách châu á - Thái Bình Dơng của G.W Bush mang đậm mầu sắc của phái diều hâu và t duy chiến tranh lạnh. Nếu trớc đây B. Clinton coi trọng đối ngoại và tiếp xúc, đặc biệt nhấn mạnh "quan hệ đối tác" đa dạng với các nớc lớn trong khu vực, thì G.W Bush lại làm nổi bật những bất đồng và cạnh tranh giữa các nớc lớn, đặc biệt là giữa Mỹ với Trung Quốc và Nga, nhấn mạnh "thách thức" và "đe doạ tiềm tàng" của các nớc này đối với Mỹ.

Do vậy chính sách châu á - Thái Bình Dơng của chính quyền Bush đứng trớc nhiều thử thách. Nếu cứng rắn quá các nớc đồng minh chắc chắn sẽ bị công kích lại. Đối với một nớc thực hiện chính sách ngoại giao độc lập, tự chủ nh Trung Quốc không dễ dàng áp đảo. Mỹ rất muốn dựa vào đồng minh Nhật Bản nhng những mâu thuẩn về chính trị, kinh tế giữa hai nớc lại cũng khó điều hoà. Việc phát triển hệ thống MND ngày càng gây sự phản đối trong chính sách nớc Mỹ. Điều quan trọng hơn là, việc phát triển hệ thống MND nhằm đơn phơng tăng cờng sức mạnh quân sự của Mỹ chắc chắn sẽ phá vỡ sự cân bằng chiến lợc vốn có của thế giới, do vậy sẽ gây ra một cuộc chay đua vũ trang trên phạm vi toàn thế giới.

Hiện nay G.W Bush lại tiếp tục cơng vị Tổng thống của nớc Mỹ khoá mới. Hy vọng rằng trong chính sách châu á -Thái Bình Dơng có những điều chỉnh hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu Chính sách của mỹ đối với châu á thái bình dương từ 2001 2004 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w