Chất lượn g– Chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nghề phổ thông tại các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 28)

∗ Chất lượng:

Chất lượng là một khái niệm khó định nghĩa, khó xác định, biến đổi theo nền kinh tế, xã hội, sự hội nhập quốc tế, và tùy thuộc theo cách hiểu, quan điểm khác nhau của mỗi người.

Theo Tự điển Tiếng Việt phổ thông, NXB Phương Đông, 2006: “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật hoặc sự việc”.

Theo Oxford Pocket Dictionary: “ Chất lượng là mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản”.

Theo định nghĩa của Tiêu chuẩn ISO 9000 – 2000: “Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có”.

tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu hoặc nhu cầu tiềm ẩn.

Qua cách tiếp cận về chất lượng như trên, ta có thể rút ra rằng: Chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, mang tính ổn định tương đối và chỉ rõ nó là cái gì phân biệt nó với sự vật khác. Chất lượng có thể hiểu là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người hay một sự vật, sự việc. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản khẳng định sự tồn tại của nó và phân biệt nó với cái khác.

∗ Đào tạo:

Đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho con người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một các có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công nhất định góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh loài người. Về cơ bản, đào tạo là quá trình giảng dạy và học tập trong nhà trường gắn với đạo đức, nhân cách (Trung tâm biên soạn Từ điển bách khoa - Từ điển bách khoa Việt Nam – Hà Nội, 2005).

Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, đồng thời giáo dục phẩm chất đạo đức, thái độ cho người được đào tạo để họ trở thành người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khoẻ tạo điều kiện cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội.

Quá trình này diễn ra trong các cơ sở đào tạo là các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Đào tạo là một loại công việc xã hội, một hoạt động đặc trưng của giáo dục nhằm chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm hoạt động qua các thế hệ.

∗ Chất lượng đào tạo:

Chất lượng đào tạo liên quan đến sản phẩm đặc biệt đó là con người. Chất lượng đào tạo là một tiêu chí nhằm phản ánh các mức độ của kết quả hoạt động giáo dục và đào tạo, gắn liền với hiệu quả đào tạo – mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đề ra so với các chi phí về nhân lực, vật lực, thời gian…

Theo cách tiếp cận về quản lý chất lượng, chất lượng đào tạo được coi là sự phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu, chất lượng đào tạo sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản là hoạch định (thiết kế và xây dựng mục tiêu), tổ chức đào tạo và sử dụng. Miền giao của 3 yếu tố trên chính là miền thể hiện chất lượng đào tạo. Miền chất lượng đào tạo càng lớn chứng tỏ cơ sở đào tạo đã tổ chức tốt quá trình đào tạo phù hợp với mục tiêu thiết kế ban đầu và đạt hiệu quả cao, có khả năng cạnh tranh với các cơ sở đào tạo khác. Ta có thể minh họa bằng mô hình sau:

Hình 1.3 Miền chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nghề phổ thông tại các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w