- Văn bản chỉ đạo số 2237/GDĐT–TrH của Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh về giáo dục nghề phổ thông lớp 11, ngày 21 tháng 9 năm 2007. Cụ thể quy định ở các mục như sau: [26]
• Mục 1 Lập kế hoạch giáo dục Nghề phổ thông và tổ chức thực
hiện: bố trí học nghề phổ thông trái buổi (3 tiết/buổi/tuần), không dạy rãi; Ngoài 11 nghề phổ thông (làm vườn, nuôi cá, trồng rừng, gò, điện dân dụng, điện tử dân dụng, sửa chữa xe máy, cắt may, nấu ăn, thêu tay, tin học văn phòng) do Bộ GD&ĐT giới thiệu (có ban hành tài liệu) Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh triển khai thêm 7 nghề: vẽ kỹ thuật, vẽ kiến trúc, kế toán, nhiếp ảnh, thủ công mỹ nghệ, chăn nuôi – thú y, trồng trọt.
• Mục 3 Trách nhiệm của các trường THPT: xây dựng kế hoạch
giáo dục nghề phổ thông, sắp xếp lớp với số lượng <50 HS để tổ chức dạy học; Phối hợp với các Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp trên địa bàn để thực hiện; Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đầy đủ đáp ứng việc thực hiện dạy nghề; Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện gồm thời khoá biểu các lớp nghề phổ thông, danh sách giáo viên cho phòng Giáo dục trung học.
- Văn bản chỉ đạo số 1993/GDĐT–TrH của Sở GD&ĐT thành phố
Hồ Chí Minh quy định về công tác quản lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông, ngày 17 tháng 9 năm 2008. Cụ thể quy định ở các mục như sau: [27]
• Mục II.1 Tổ chức dạy nghề phổ thông: Hoạt động giáo dục nghề
phổ thông ở cấp THPT là nội dung giáo dục được quy định trong kế hoạch giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (quyết định số 16- 2006/QĐ–BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006); được tổ chức giảng dạy cho HS lớp 11, thời lượng 105 tiết.
• Mục II.2 Hồ sơ quản lý chuyên môn các lớp dạy nghề phổ thông:
viên phụ trách các lớp dạy nghề phổ thông phải thiết lập Sổ gọi tên – ghi điểm, Sổ đầu bài, Phiếu giáo dục nghề phổ thông và có trách nhiệm ghi lại kết quả học tập của HS vào các loại sổ sách chung và học bạ HS theo lớp học phổ thông.
• Mục II.3 quy định số lần kiểm tra tối thiểu bao gồm kiểm tra
thường xuyên hệ số 1(ít nhất 4 lần: 1 lần kiểm tra miệng, 2 lần kiểm tra viết, 1 lần kiểm tra thực hành), kiểm tra định kỳ hệ số 2(ít nhất 2 lần: 1 lần kiểm tra miệng và 1 lần kiểm tra viết), kiểm tra học kỳ hệ số 3 (1 bài kiểm tra thực hành); Cách tính điểm trung bình học kỳ, cả năm; Cách xếp loại cuối khoá học nghề.
2.2.2.2. Tình hình tổ chức hoạt động giáo dục nghề phổ thông tại các trường trung học phổ thông
Tại các trường THPT có điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc và lực lượng giáo viên dạy nghề sẽ tổ chức giảng dạy từ ba đến năm nghề phổ thông, HS được đăng ký học nghề phổ thông theo nguyện vọng và nhà trường sắp xếp thời khoá biểu bố trí thành các lớp nghề riêng biệt. Tuy nhiên, phần lớn các trường (chiếm tỉ lệ trên 40%) chỉ tổ chức học một nghề phổ thông nên HS không có điều kiện chọn lựa nghề phù hợp và yêu thích theo nguyện vọng cá nhân.
Bảng 2.8 Thống kê số nghề phổ thông học sinh theo học
Số nghề 1 2 3 4 đến 5 Số trường Tỉ lệ % Số trường Tỉ lệ % Số trường Tỉ lệ % Số trường Tỉ lệ % 2007 – 2008 56 48,69 27 23,48 27 23,48 5 4,35 2008 – 2009 61 45,19 41 30,37 26 19,26 7 5,18 2009 – 2010 57 41,31 37 26,81 37 26,81 7 5,07
Tỉ lệ các trường có khả năng mở từ 3 đến 5 nghề chỉ chiếm dưới 30%, như vậy việc phối hợp với các Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp chưa tốt dẫn đến hiệu quả giáo dục của hoạt động dạy nghề còn hạn chế.
Trong phiếu điều tra mẫu số 3, một trong những nguyên nhân không tạo hứng thú cho HS học nghề, học sinh không yêu thích tiết học nghề vì nghề đó HS bị bắt buộc học mà không được chọn lựa. Các nghề thường được chọn dạy ở các trường là tin học văn phòng, điện dân dụng, nấu ăn và nhiếp ảnh.
Đây là bất cập cần khắc phục, vì khó khăn của các trường trong việc sắp xếp thời khoá biểu nếu phải phối hợp với Trung tâm và HS học nghề ở Trung tâm phải đóng thêm từ 30.000 đồng đến 45.000 đồng một tháng, còn đầu tư cơ sở vật chất, lực lượng giáo viên dạy nghề để mở thêm nhiều loại hình nghề thì không kham nổi. Hãy nghe tâm sự của ông Nguyễn Ngọc Toàn, Phó hiệu trưởng trường THPT Võ Trường Toản - quận 12: sắp xếp thời khoá biểu cho HS là công việc bình thường của nhà trường, nhưng do thiếu giáo viên dạy nghề nên gặp nhiều khó khăn. Một lớp có 40 HS, tất cả các em đều chọn nghề tin học văn phòng hay điện dân dụng thì không có vấn đề gì để nói. Nếu các em chọn nhiều nghề khác nhau thì trường thiếu ngay giáo viên.
Ngô Trương Đại, hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Trãi cho biết: các năm trước còn thu học phí HS học nghề (trước năm 2007 HS học 180 tiết một năm, mỗi tiết đóng 600 đồng), nhưng hiện giờ, học nghề trở thành môn bắt buộc nên không thu tiền. Nhà trường tự chủ tài chính và phải đầu tư kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề trong khả năng hạn hẹp của mình. Năm vừa rồi, trường đầu tư hàng triệu đồng mua sắm thiết bị học nghề vẽ kiến trúc
nhưng năm sau HS không đăng ký học nghề này, khiến các thiết bị đành để không.
Tại trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Quận Tân Bình), 100% HS học nghề vi tính vì “đây là thế mạnh của trường”, theo Trương Quang Dũng, hiệu phó phụ trách dạy nghề của nhà trường, cho biết: Việc HS học vi tính được đa số phụ huynh đồng tình, nhưng nếu chỉ tập trung vào một nghề thì tính hướng nghiệp cho HS không bảo đảm. Nhà trường muốn dạy thêm các nghề nấu ăn, sửa xe gắn máy…nhưng không có điều kiện để dạy. Hay như một trường THPT tại quận 9 chỉ tổ chức dạy cho HS hai nghề là chăn nuôi và điện dân dụng, Hiệu trưởng nhà trường thừa nhận phụ huynh HS cũng nhận thấy việc dạy các em nghề chăn nuôi là không phù hợp. Các em rất thích học vi tính, nhưng cơ sở vật chất và đội ngũ của trường không thể đáp ứng nên trường phải chọn nghề …dễ nhất!
Vì vậy, việc dạy nghề phổ thông tại các trường hiện nay còn phổ biến “dạy cái trường có, không dạy cái học sinh cần”. Để giảm bớt sự căng thẳng này, các trường đành áp dụng giải pháp tình thế, chủ động bố trí cho HS học càng ít nghề càng tốt. Từ số lượng phong phú, đa dạng với 18 môn nghề phổ thông, nay đã teo tóp lại cho phù hợp với thực tiễn.
2.2.2.3. Tình hình thi nghề phổ thông
Tuy còn nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục nghề phổ thông, nhưng những năm qua thành phố Hồ Chí Minh luôn là đơn vị có hoạt động dạy nghề và tổ chức thi Chứng chỉ nghề phổ thông nề nếp và tỉ lệ HS tham gia thi cao trong cả nước đạt tỉ lệ trên 95% trong vòng 3 năm gần đây.
Bảng 2.9 Thống kê kết quả thi nghề phổ thông
Năm học Số lượng đăng ký Số lượng dự thi Kết quả Số nghề tổ chức thi
Đạt Tỉ lệ 2006 - 2007 52.660 45.058 41.262 91.58% 18 2007 - 2008 47.005 43.502 41.611 95.65% 14 2008 – 2009 54.004 50.278 48.679 96.82% 13 2009 – 2010 61.211 57.022 56.06 8 98.33% 13
Bảng 2.10 Số lượng thí sinh đăng ký dự thi theo nghề
Nghề dự thi Năm học Số lượng đăng ký
2007-2008 Năm học 2008 – 2009 Năm học 2009 – 2010 SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 1 Tin học 18.485 39,33% 19.291 35,72% 21.168 34,58% 2 Nấu ăn 10.971 23,34% 10.881 20,15% 13.218 21,59% 3 Điện dân dụng 9.138 19,44% 12.517 23,18% 14.304 23,37% 4 Chăn nuôi 2.478 5,27% 2.325 4,31% 2.406 3,93% 5 Trồng trọt 2.099 4,47% 1.971 3,65% 1.388 2,27% 6 Nhiếp ảnh 1.672 3,56% 3.221 5,96% 4.773 7,80% 7 Vẽ kiến trúc 543 1,15% 805 1,49% 272 0,44% 8 Vẽ kỹ thuật 542 1,16% 407 0,75% 351 0,57% 9 Vẽ kỹ thuật AutoCAD 340 0,72% 279 0,52% 343 0,56% 10 Làm vườn 223 0,47% 1.262 2,34% 1.771 2,89% 11 Nuôi cá 197 0,42% 126 0,23% 90 0,15% 12 Thủ công mỹ nghệ 163 0,35% 872 1,61% 1.085 1,77% 13 Kế toán 130 0,28% 0 0% 0 0% 14 Điện tử 24 0,05% 47 0,09% 42 0,07% Nhận xét :
- Có ba nghề là Tin học, Nấu ăn và Điện dân dụng có số HS dự thi
cao chiếm tỉ lệ từ 75% đến 80% trong tổng số 14 nghề được tổ chức thi ba năm gần đây.
- Nghề Kế toán, không còn HS đăng ký dự thi trong hai năm gần
đây.
- Mặt dù có từ 13 đến 14 nghề phổ thông được tổ chức thi nhưng
không phải HS nào cũng biết về số các nghề phổ thông được tổ chức giảng dạy và thi lấy chứng chỉ. Trên 80% HS chỉ biết số nghề do trường tổ chức
dạy và học, thậm chí có em còn nhầm lẫn với các nghề có trong xã hội như nghề thiết kế thời trang, uốn tóc, điêu khắc, sửa chữa điện thoại di động…