Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nghề phổ thông tại các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 85)

Bảng 3.1 Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các giải pháp (n=132)

T T

Các giải pháp đề xuất

Mức độ cần thiết của các giải pháp

Rất cần Cần Ít cần Không

cần

Không ý kiến

SL % SL % SL % SL % SL %

1 Nâng cao hiệu quả quản lý nội dung giáo dục nghề phổ thông bao gồm mục tiêu, chương trình, chuẩn kiến thức, kỹ năng nghề, hoạt động 73 55,3 37 28,0 0 0,0 7 5,3 15 11,4

chuyên môn của GV.

2 Tổ chức

thường xuyên, chu kỳ việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn và phương pháp giảng dạy cho GV.

44 33,3 81 61,4 0 0,0 0 0,0 7 5,3

3 Thay đổi việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS cho phù hợp với đặc thù của giáo dục nghề phổ thông. 22 16,7 66 50,0 22 16,7 15 11,3 7 5,3

4 Xây dưng mối quan hệ và phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc nâng cao nhận thức về nhiệm vụ giáo dục lao

động – kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp và dạy nghề. 5 Đầu tư cơ sở

vật chất, các dụng cụ và trang thiết bị máy móc phục vụ hoạt động giáo dục nghề phổ thông. 85 64,4 47 35,6 0 0,0 0 0,0 0 0,0

Bảng 3.2 Kết quả khảo sát tính khả thi của các giải pháp (n=132)

T T

Các giải pháp đề xuất

Mức độ cần thiết của các giải pháp

Rất khả

thi Khả thi Ít khả thi

Không khả thi

Không ý kiến

SL % SL % SL % SL % SL %

1 Nâng cao hiệu quả quản lý nội dung giáo dục nghề phổ thông bao gồm mục tiêu, chương trình, chuẩn kiến thức, kỹ năng nghề, hoạt động chuyên môn của GV. 60 45,5 51 38,6 7 5,3 0 0,0 14 10,6 2 Tổ chức thường xuyên, chu kỳ việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn và phương pháp giảng dạy cho GV.

45 34,1 82 62,1 0 0,0 0 0,0 5 3,8

3 Thay đổi việc kiểm tra, đánh

giá kết quả học tập của HS cho phù hợp với đặc thù của giáo dục nghề phổ thông.

4 Xây dưng mối quan hệ và phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong việc nâng cao nhận thức về nhiệm vụ giáo dục lao động – kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp và dạy nghề. 38 28,8 72 54,5 15 11,4 7 5,3 0 0,0

5 Đầu tư cơ sở vật chất, các dụng cụ và trang thiết bị máy móc phục vụ hoạt động giáo dục nghề 45 34,1 87 65,9 0 0,0 0 0,0 0 0,0

phổ thông.

3.4. Kết luận Chương 3

Qua kết quả thăm dò ý kiến trên, các giải pháp đưa ra đều được đánh giá tính cần thiết hoặc rất cần thiết và tính khả thi hoặc rất khả thi đạt trên 80%.

Riêng giải pháp “Thay đổi việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS cho phù hợp với đặc thù của giáo dục nghề phổ thông” chưa nhận được sự ủng hộ cao chỉ đạt khoảng 65%. Ở đây cần phân tích thêm ở giải pháp đề xuất này, bản thân tác giả nhận thấy “dạy nghề” là hoạt động mang tính đặc thù nghề, không thể sử dụng cách đánh giá như các môn học phổ thông khác trong chương trình. Đánh giá kết quả học tập nghề không chỉ nhằm vào kiến thức mà cần chú ý hơn vào đánh giá kỹ năng, năng lực và thái độ của HS. Phải thể hiện đủ và đúng các mức độ đánh giá về kiến thức (mức độ biết, hiểu và vận dụng những kiến thức cơ bản về công cụ, kỹ thuật, quy trình công nghệ và an toàn lao động, vệ sinh môi trường), về kỹ năng (mức độ thực hiện một số kỹ năng cơ bản như sử dụng công cụ, thực hành kỹ thuật theo quy trình công nghệ, khả năng làm được và phải làm đúng kỹ thuật, đúng quy trình công nghệ và khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống), về thái độ (ý thức, hứng thú học tập, khả năng thích ứng với hoạt động nghề nghiệp của HS, ý thức tìm hiểu và chọn lực nghề).Mặt khác, khi thay đổi phương pháp giảng dạy theo tinh thần đổi mới “lấy người học làm trung tâm” thì phương pháp kiểm tra đánh giá cũng cần thay đổi cho phù hợp.

Đặc biệt, giải pháp “Đầu tư cơ sở vật chất, các dụng cụ và trang thiết bị máy móc phục vụ hoạt động giáo dục nghề phổ thông” được 100% đồng tình về sự cần thiết và tính khả thi. Thật vậy, không thể dạy nghề “chay”hay học nghề “chay” lại đem đến hứng thú, yêu thích nghề cho HS được.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ mà Luận văn đề ra: nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề quản lý chất lượng giáo dục nghề phổ thông; khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục nghề phổ thông tại các trường THPT thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm thực trạng về nhận thức tư tưởng của cán bộ quản lý, GV dạy nghề, HS học nghề và phụ huynh; thực trạng về quản lý nội dung và tổ chức thực hiện; thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, máy móc phục vụ hoạt động dạy nghề phổ thông Trên cơ sở lý luận, đối chiếu với thực trạng khảo sát để đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nghề phổ thông tại các trường THPT thành phố Hồ Chí Minh.

Từ kết quả nghiên cứu tôi đưa ra một số kết luận như sau:

1.1.Mục đích của công tác giáo dục nghề phổ thông là hướng nghiệp

nhằm chuẩn bị mọi mặt cho HS sẵn sàng đi vào lao động sản xuất sau khi ra trường; bồi dưỡng, hướng dẫn việc chọn nghề của HS cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, đồng thời phù hợp với năng khiếu cá nhân của từng em, tạo cơ sở để phân luồng HS.

1.2.Trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề các con đường

hướng nghiệp cần được coi trọng và đánh giá đúng mức, nhất là con đường hướng nghiệp qua dạy học các môn văn hoá, môn Công nghệ và hướng nghiệp qua dạy nghề phổ thông.

1.3.Quản lý hoạt động giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề là

một trong những nội dung quản lý của người hiệu trưởng. Ở mỗi hoạt động có nội dung, nguyên tắc, hình thức và biện pháp quản lý khác nhau. Đối với hoạt động giáo dục lao động đòi hỏi người hiệu trưởng cần có biện pháp

quản lý từ việc làm chuyển biến nhận thức cho các đối tượng quản lý đến xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch… để lao động vừa có tác dụng giáo dục, vừa có thể gắn lý luận với thực tiễn xã hội đồng thời góp phần rèn luyện những phẩm chất của người lao động.

1.4.Các biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông phải xuất phát

từ cơ sở lý luận và thực tiễn, xuất phát từ chất lượng giảng dạy. Muốn vậy mỗi nhà trường phải chăm lo bồi dưỡng đội ngũ GV dạy nghề cũng như chăm lo tu sửa cơ sở vật chất, phòng thực hành, thiết bị máy móc v.v… Đó là cả một quá trình phấn đấu lâu dài, bền bỉ.

1.5.Giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nghề

phổ thông được đề xuất cụ thể là:

- Nâng cao hiệu quả quản lý nội dung giáo dục nghề phổ thông bao gồm mục tiêu, chương trình, chuẩn kiến thức,kỹ năng nghề, hoạt động chuyên môn của GV.

- Tổ chức thường xuyên và tổ chức theo chu kỳ hoạt động bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn và phương pháp giảng dạy cho GV phù hợp với nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

- Thay đổi việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS cho phù hợp với đặc thù của giáo dục nghề phổ thông.

- Xây dựng mối quan hệ và phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong việc nâng cao nhận thức về nhiệm vụ giáo dục lao động – kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp và dạy nghề.

- Đầu tư cơ sở vật chất, các dụng cụ và trang thiết bị máy móc phục vụ hoạt động giáo dục nghề phổ thông.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tăng cường các hình thức tuyên truyền đến mọi lực lượng giáo dục về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp – dạy nghề trong tình hình mới hiện nay.

- Tiếp tục đánh giá kết quả thí điểm mô hình THPT kỹ thuật vì xây dựng thành công mô hình này sẽ là điều kiện tốt để phát triển nguồn lực có tay nghề và góp phần phân luồng HS.

- Chấn chỉnh, quy hoạch và mở rộng các loại hình trường, lớp nghề, có sự liên thông.

- Tăng cường giáo trình, sách, tài liệu tham khảo các nghề phổ thông. - Chỉ đạo việc tổ chức và đánh giá kết quả các kỳ thi nghề phổ thông. - Bồi dưỡng đội ngũ dạy nghề phổ thông theo hướng chuẩn hoá, hoàn thiện hệ thống chính sách tạo động lực phát triển đội ngũ.

- Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên chuyên trách về Giáo dục hướng nghiệp và Dạy nghề phổ thông

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh.

- Tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về việc tăng cường giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông.

- Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chương trình Giáo dục hướng nghiệp và Dạy nghề phổ thông theo phân phối chương trình của Bộ GD & ĐT.

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học và có đủ GV chuyên môn đáp ứng nhu cầu cho hoạt động dạy nghề phổ thông.

- Kiểm tra các điều kiện dạy nghề phổ thông tại các trường

- Tổ chức hội thi “Dạy nghề Giỏi” dành cho GV dạy nghề và “Học sinh Giỏi nghề” cho HS.

- Tổ chức sinh hoạt các chuyên đề về dạy nghề nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ cho GV

2.3. Đối với Lãnh đạo các trường trung học phổ thông

- Tổ chức giới thiệu các nghề để HS có thể đăng ký học nghề phù hợp.

- Có kế hoạch tổ chức tham quan các nhà máy, phân xưởng sản xuất liên quan đến hoạt động giáo dục nghề cho HS hàng năm.

- Kiểm tra chặt chẽ hơn các sinh hoạt chuyên môn của tổ bộ môn nghề thông qua các hoạt động dự giờ, thăm lớp, kiểm tra sổ sách, bài giảng, giáo án.

- Kịp thời sửa chữa, tu bổ, bảo dưỡng máy móc, thiết bị dạy nghề. - Cần đa dạng hoá các nghề phổ thông giảng dạy tại trường để tạo điều kiện cho HS có thể chọn nghề phù hợp với năng lực bản thân.

- Tổ chức nghiêm túc việc xét duyệt điều kiện thi nghề và tổ chức coi thi theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo - Đỗ Quốc Anh – Đinh Thị Kim Thoa (2007), Cẩm

nang nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ giáo viên, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Chỉ thị về việc “Tăng cường giáo dục

hướng nghiệp cho học sinh”, số 33/2003/CT-BGDĐT của Bô trưởng Bộ GD & ĐT ngày 23 tháng 7 năm 2003.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quyết định về việc ban hành

“Chương trình giáo dục phổ thông”, số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bô trưởng Bộ GD & ĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quyết định về việc ban hành “Quy

chế đánh giá và xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông”, số 40/2006/QĐ-BGDĐT của Bô trưởng Bộ GD & ĐT ngày 5 tháng 10 năm 2006.

5. Bộ giáo dục và Đào tạo – Trung tâm lao động hướng nghiệp (2006),

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp và hoạt động giáo dục nghề phổ thông, Tài liệu tập huấn.

6. Bộ giáo dục và Đào tạo – Trung tâm lao động - hướng nghiệp (2007),

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Về việc “Thực hiện hoạt động giáo

dục nghề phổ thông lớp 11 năm học 2007 – 2008”, số 8608/BGDĐT–GDTrH của Bô trưởng Bộ GD & ĐT ngày 16 tháng 8 năm 2007.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Về việc “Hướng dẫn thi và cấp Giấy

chứng nhận Nghề phổ thông”, số 10945/BGDĐT–GDTrH của Bô trưởng Bộ GD & ĐT ngày 27 tháng 11 năm 2008.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Dự thảo phiên bản thứ 14 “Chiến lược phát triển giáo dục 2009 – 2020” , của Bô trưởng Bộ GD & ĐT công bố ngày 31 tháng 12 năm 2009.

10. Trần Hữu Cát – Đoàn Minh Duệ (2008), Đại cương Khoa học quản lý,

NXB Nghệ An.

11. Nguyễn Phúc Châu (2010), Lãnh đạo và quản lý: Vai trò kép của hiệu

trưởng trường học, Tạp chí Khoa học giáo dục, (số 58), 6-8.

12. Nguyễn Đức Chính (2009), Tài liệu tập huấn kỹ năng nghề nghiệp cho

giáo viên trung học phổ thông, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

13. Chính phủ (2001), Chỉ thị về việc “Đổi mới chương trình giáo dục phổ

thông thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội”, số 14/2001/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11 tháng 6 năm 2001.

14. Chính phủ, Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2001 – 2010

(2002), NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Vũ Cao Đàm (2006), Phương pháp luận về nghiên cứu khoa học, NXB

Khoa học và kỹ thuật.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng cộng sản

Việt Nam khoá VI, VII, VIII, IX, X.

17. Đặng Thành Hưng (2010), “Bản chất của giáo dục”, Tạp chí Khoa

học giáo dục, (số 60), 6-9.

18. Nguyễn Văn Khôi – Nguyễn Cao Đằng (2008), “Dạy nghề phổ thông

theo quan điểm tiếp cận hoạt động sáng tạo”, Tạp chí Giáo dục, (số 199), 39- 41.

19. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, NXB Đại

20. Nguyễn Văn Lê – Hà Thế Truyền – Bùi Văn Quân (2004), Một số vấn đề về hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

21. Hồ Thị Thu Liên (2005), Hiệu trưởng quản lý công tác dạy nghề

trường trung học cơ sở An Nhơn – Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn tốt nghiệp trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh.

22. Lê Phước Minh (2010), Quản lý giáo dục trong bối cảnh hội nhập kinh

tế, Tạp chí Khoa học giáo dục, (số 57), 29-33.

23. Quốc hội, Nghị quyết về “Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông”,

số 40/2000/QH10 của Quốc hội khoá 10 ngày 9 tháng 12 năm 2000.

24. Quốc hội, Luật Giáo dục của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam (2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Quốc hội, Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Giáo dục của

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Sở Giáo dục và Đào tạo (2007), Về việc “Giáo dục nghề phổ thông

lớp 11”, số 2237/GDĐT–TrH của Giám đốc Sở GD & ĐT thành phố Hồ Chí Minh ngày 21 tháng 9 năm 2007.

27. Sở Giáo dục và Đào tạo (2008), Về việc “Quy định về công tác quản

lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông và đánh giá môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục”, số 1993/GDĐT–TrH của Giám đốc Sở GD & ĐT thành phố Hồ Chí Minh ngày 17 tháng 9 năm 2008.

28. Chu Xuân Thành (1994), Nghiên cứu xây dựng chương trình dạy nghề

ở trường phổ thông của thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài nghiên cứu khoa học.

29. Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, NXB

Đại học Huế.

30. Chu Bích Thu (Chủ biên) - Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nghề phổ thông tại các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w