của học sinh trong hoạt động dạy nghề phổ thông
∗ Ý nghĩa, nội dung của giải pháp
Đánh giá là công cụ quan trọng, chủ yếu xác định năng lực nhận thức của người học, sử dụng để điều chỉnh quá trình dạy và học. Là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục.
Trong giai đoạn hiện nay, song song với việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường là đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Cải tiến và đổi mới kiểm tra đánh giá để đi đến hiện đại hoá việc kiểm tra đánh giá giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục đào tạo.
Khi mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học đã thay đổi thì không thể không thay đổi kiểm tra đánh giá. Thực tiễn kết quả kiểm tra đánh giá có ý nghĩa rất lớn trong việc điều chỉnh, uốn nắn cách dạy, cách học
∗ Tổ chức thực hiện
- Cần đa dạng hoá các hình thức và công cụ đánh giá ngoài việc
hoàn thiện các hình thức đánh giá truyền thống như kết hợp giữa đánh giá đầu giờ để kiểm tra bài cũ và đánh giá hoạt động của HS trong giờ học để xây dựng kiến thức mới, kết hợp sử dụng kênh chữ và kênh hình trong kiểm tra đánh giá.
- Bộ công cụ đánh giá cần đa dạng hoá gồm bài trắc nghiệm
khách quan, bài tập tự luận, bài tập nghiên cứu nhỏ để đánh giá mức độ lĩnh hội tri thức và kỹ năng vận dụng, kỹ năng thực hành, năng lực giải quyết vấn đề của HS.
- Đổi mới phương tiện đánh giá, đặc biệt là sử dụng công nghệ
- Đổi mới cách ra đề kiểm tra sao cho có độ phân hoá các mức độ giỏi, khá, trung bình; đảm bảo tính vừa sức. Nội dung kiểm tra đánh giá cần phát huy tính sáng tạo của HS thông qua việc tăng cường các câu hỏi vận dụng kiến thức vào các bài tập kỹ thuật, xử lý các tình huống trong thực tiễn sản xuất và đời sống.
- Thực hiện quy trình 5 bước khi kiểm tra và đánh giá:
Bước 1: Xác định nội dung cần đánh giá bao gồm yêu cầu về kết quả học tập mà HS cần đạt và mức độ kết quả học tập mong đợi.
Bước 2: Xác định hình thức đánh giá
Bước 3: Xác định nội dung cho các câu hỏi Bước 4:
• Đối với bài kiểm tra dạng trắc nghiệm khách quan: Xác định
các hình thức trắc nghiệm; Lập bảng đặc trưng hai chiều; Xây dựng câu hỏi và phương án trả lời.
• Đối với bài kiểm tra dạng tự luận: Xây dựng đề tự luận
Bước 5: Xây dựng đáp án, biểu điểm.
- Đảm bảo giá trị và độ tin cậy cho bài kiểm tra nhằm phản ánh
đúng trình độ với mục đích kiểm tra và phải đo lường được những gì mong muốn.