Nội dung và phương pháp quản lý hoạt động giáo dục nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nghề phổ thông tại các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 45)

phổ thông.

Hoạt động giáo dục nghề phổ thông là một trong các hoạt động chính khoá được quy định trong khung chương trình giáo dục phổ thông, do đó quản lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông cũng chính là quản lý quá trình dạy học bao gồm:

- Quản lý hoạt động dạy của giáo viên

• Thực hiện chương trình dạy học: là thực hiện kế hoạch đào tạo

theo mục tiêu đào tạo của trường phổ thông, dạy đúng và đủ chương trình quy định, có kế hoạch dạy học môn học, bảo đảm thời gian quy định cho chương trình…và được theo dõi việc thực hiện chương trình hàng tuần, hàng tháng thông qua các phương tiện hỗ trợ như các biểu bảng, sổ sách, phiếu báo bài giảng, sổ dự giờ, lịch kiểm tra học tập, sổ ghi đầu bài…

• Soạn bài, chuẩn bị lên lớp: giáo viên lập kế hoạch soạn bài, trao

đổi chuyên môn với đồng nghiệp thông qua tổ chuyên môn, cập nhật tư liệu mới bổ sung cho bài giảng, những điều kiện vật chất, kỹ thuật cần cho bài giảng. Để góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của GV nên tổ chức các chuyên đề về giờ lên lớp và phải xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp cho từng loại bài học đối với từng môn học.

• Tổ chức và hướng dẫn HS học tập của GV.

• Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: lịch kiểm tra

Chấm trả bài đúng thời hạn và báo cáo tình hình kiểm tra theo quy định của nhà trường.

• Quản lý toàn diện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của GV

bao gồm: xác định đầy đủ nội dung hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của GV; Xây dựng, hoàn thiện quy chế và tổ chức đánh giá xếp loại chuyên môn nghiệp vụ của GV; Thực hiện sự sàng lọc, điều chuyển những GV không đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Quản lý hoạt động học của học sinh

• Thông qua GV để quản lý hoạt động học của HS. Hoạt động đó

xảy ra ở lớp, ngoài lớp, ngoài trường, ở gia đình và được thể hiện qua nhiều hình thức: học trên lớp, thực hành, lao động, học ở nhà.

• Áp dụng các hình thức khen thưởng động viên và xử phạt công

bằng.

• Phối hợp với các lực lượng giáo dục quản lý hoạt động học tập

của HS, cần đề cao vai trò của tổ chức đoàn, đội.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nghề phổ thông tại các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 45)