Giải pháp 1: Quản lý nội dung giáo dục nghề phổ thông

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nghề phổ thông tại các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 81)

∗ Ý nghĩa, nội dung của giải pháp

Nội dung giáo dục nghề phổ thông thể hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phương pháp và hình thức giáo dục nghề phổ thông. Nhiệm vụ của các cấp quản lý là phải quán triệt và triển khai đầy đủ nội dung của giáo dục nghề phổ thông, có kế hoạch kiểm tra – nhận xét – đánh giá việc thực hiện chương trình của GV một cách thường xuyên. Việc thực hiện đầy đủ và đạt chất lượng cao nội dung, chương trình giáo dục nghề phổ thông là nghĩa vụ và quyền lợi của các cấp quản lý, của GV dạy nghề và coi đây là pháp lệnh phải thực hiện.

Nội dung giáo dục nghề phổ thông được thể hiện:

- Tính đa dạng về các lĩnh vực giáo dục nghề như lĩnh vực công

- Nghề phổ thông được chọn giảng dạy là nghề phổ biến, xã hội có nhu cầu phát triển, phù hợp với học sinh THPT, phù hợp với các vùng miền khác nhau.

- Chương trình của mỗi nghề phổ thông bao gồm các nội dung về

nguyên vật liệu, công cụ, kỹ thuật, quy trình công nghệ và phần tìm hiểu nghề. Để đảm bảo mục tiêu hình thành kỹ năng, trong mỗi chương trình phần lý thuyết không được quá 1/3 thời gian.

- Nghề phổ thông phải phù hợp với nhu cầu học tập của HS, điều

kiện phát triển kinh tế – xã hội, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ GV.

∗ Tổ chức thực hiện

- Quản lý và kiểm tra thông qua hồ sơ chuyên môn gồm: kế hoạch

giảng dạy, phiếu báo giảng, sổ đầu bài…

Đây là yêu cầu đầu tiên đối với GV ở đầu các học kỳ, năm học. Phải lập kế hoạch giảng dạy theo khung phân phối chương trình được quy định của Bộ GD&ĐT và lịch công tác năm học của Sở GD&ĐT và nhà trường.

Tiến độ thực hiện nội dung, chương trình được theo dõi thông qua phiếu báo giảng và sổ ghi đầu bài hàng tuần để giải quyết kịp thời những tồn tại, thiết sót về nội dung chương trình.

- Dự giờ, thăm lớp định kỳ, đột xuất

Mỗi tổ bộ môn phải có kế hoạch dự giờ đồng nghiệp định kỳ theo tháng hay quý, đồng thời Ban giám hiệu cũng có kế hoạch dự giờ, thăm lớp định kỳ hay đột xuất để kịp thời tuyên dương hay chấn chỉnh năng lực chuyên môn, năng lực giảng dạy của GV khi đứng lớp.

- Nhận xét, đánh giá của tổ chuyên môn đối với GV thông qua

Phải có kế hoạch thanh, kiểm tra chuyên môn toàn diện hay theo từng chuyên đề đối với GV và thông báo ngay từ đầu năm học để GV chuẩn bị. Cuối năm học phải thông báo kết quả nhận xét, đánh giá đến từng GV.

3.2.2. Giải pháp 2: Quản lý bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn và đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên

∗ Ý nghĩa, nội dung của giải pháp

Đội ngũ GV là lực lượng chủ yếu giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu và kế hoạch đào tạo, nhưng trong thực tế đội ngũ GV dạy nghề phổ thông hiện nay thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, không đồng đều về trình độ đào tạo hoặc không đúng chuyên môn. Mặc khác, vị trí xã hội của GV dạy nghề phổ thông thường “bị đánh giá thấp” so với GV dạy các môn văn hoá, vì vậy việc chăm lo xây dựng đội ngũ GV là nhiệm vụ trọng tâm, là ưu tiên hàng đầu trong quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Để có đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, người quản lý phải nhận thức rõ đào tạo và bồi dưỡng là hai quá trình nối tiếp nhau. Đào tạo là quá trình ngắn, chỉ diễn ra từ 4 đến 5 năm ở các trường đại học, còn bồi dưỡng và tự bồi dưỡng diễn ra suốt cuộc đời làm thầy. Chỉ có được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng GV mới nhanh chóng tiếp cận, cập nhật kịp thời cái mới, cái hiện đại, loại bỏ cái cũ, lạc hậu.

Trong tập thể GV viên cần có những GV được đào tạo, bồi dưỡng ở trình độ cao để làm nồng cốt tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, trao đổi nghiệp vụ. Đội ngũ GV phải có tay nghề cao, vững vàng chuyên môn, tâm huyết với nghề, hết lòng vì HS để đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho HS. Phải xây dựng đội ngũ đoàn kết, nhất trí, trong đó mọi người đều có tinh thần xây dựng, ý thức vươn lên vượt mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ, sống có thiện chí, hoà thuận, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau hướng tới mục tiêu

chung của sự nghiệp giáo dục.

Cùng với việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nhà trường còn phải chú trọng đến công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, thực hiện các cuộc vận động trong ngành: “Thi đua hai tốt”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với phương châm “ Hiệu quả, chất lượng công việc, uy tín với đồng nghiệp và HS” làm tiêu chí hành động và thước đo giá trị công tác.

Trong dạy nghề phổ thông hoạt động có vai trò đặc biệt quan trọng để hình thành và phát triển các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp và khả năng ứng xử của người thợ. Các phẩm chất nghề nghiệp này chỉ có thể phát triển được thông qua hoạt động, bằng chính hoạt động của người học, không thể hình thành được bằng con đường truyền thụ một chiều của người dạy. Do đó, trong dạy nghề phổ thông phải tạo ra được hứng thú hoạt động của HS, nghĩa là phải đổi mới phương pháp dạy học, phải tìm cách kích thích nhu cầu hoạt động của người học. Hoạt động ở đây bao gồm cả hoạt động trí tuệ (chủ yếu là tư duy kỹ thuật để giải quyết vấn đề) và hoạt động thể chất (rèn luyện kỹ năng nghề).

Lãnh đạo và quản lý đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề cốt lõi, là đòn bẩy trực tiếp để nâng cao chất lượng giảng dạy. Với quan điểm “học sinh làm trung tâm”, lãnh đạo và quản lý đổi mới phương pháp dạy học tập trung vào đổi mới cách dạy của GV và cách học của HS, làm cho HS được suy nghĩ nhiều hơn, hành động nhiều hơn, hợp tác học tập với nhau nhiều hơn và được bày tỏ ý kiến của mình nhiều hơn.

Định hướng đổi mới phương pháp dạy học là nhằm đáp ứng nhu cầu, lợi ích của người học, phát triển khả năng tự học. Đổi mới không phải là xoá bỏ mà vẫn sử dụng hệ thống các phương pháp dạy học có chọn lọc, kết hợp

phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học tích cực đúng mức, đúng lúc. Coi trọng tổ chức hoạt động học tập, tạo điều kiện cho HS tham gia hoạt động nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, tự lực, chủ động, sánh tạo của HS.

Lựa chọn phương pháp dạy học phải phù hợp với hình thức tổ chức dạy học và GV đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ.

∗ Tổ chức thực hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nâng cao nhận thức cho GV về vai trò, ý nghĩa của hoạt động

giáo dục nghề phổ thông trong chưong trình giáo dục bậc THPT hiện nay. Các hình thức như:

• Học tập quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước,

Ngành giáo dục liên quan đến hoạt động dạy nghề phổ thông.

• Học tập và quán triệt Nhiệm vụ năm học theo hướng dẫn của

Bộ, Sở GD&ĐT hàng năm.

- Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ: nội dung dạy học

trong hoạt động giáo dục nghề phổ thông nhằm dạy cho HS những tri thức, những cách thức hoạt động, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và thái độ cảm xúc – đánh giá ở một số lĩnh vực nghề nghiệp, do đó cần:

• Đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn như dự giờ, thao giảng,

sinh hoạt các tổ, nhóm chuyên môn.

• Thực hiện bồi dưỡng theo các chuyên đề để từng bước nâng

cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

• Trong giảng dạy, kết hợp lý thuyết và thực hành nhằm giúp

HS học tập tốt hơn và đạt kết quả cao trong các kỳ thi nghề.

- Quản lý bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo.

• Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí

buổi báo cáo thời sự, học tập chính trị. Kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyên vọng của GV để giải quyết và báo cáo lên cấp trên.

• Xây dựng Chương trình hành động để thực hiện các Chỉ thị,

Nghị quyết, Chủ trương của Đảng, Chế độ chính sách của Nhà nước. Xây dựng được tập thể sư phạm thống nhất về nhận thức và hành động.

• Tạo không khí thi đua sôi nổi, phong trào “Dạy tốt - Học tốt”.

• Cập nhật kịp thời các thông tin thông qua hệ thống sách báo,

tài liệu và internet.

- Quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy

• Thông qua quản lý hoạt động của tổ chuyên môn để cụ thể hoá

các chủ trương về đổi mới phương pháp giảng dạy, định hướng chỉ đạo, lập và xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng năm học.

• Tổ chức, chỉ đạo việc học tập, nghiên cứu, thảo luận hoặc trao

đổi các chuyên đề dạy học theo phương pháp dạy học mới giúp GV thực hiện có kết quả chương trình, sách giáo khoa mới.

• Tổ chức các hoạt động dự giờ, thao giảng, hội thi về giảng dạy,

giáo án điện tử, ứng dụng các phần mềm dạy học… có sơ kết, tổng kết và khen thưởng.

• Tổ chức cho GV soạn giảng theo yêu cầu mới, tổ chức giảng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dạy trên lớp, đúc rút kinh nghiệm, khái quát về mặt luận dạy học những kết quả đạt được và triển khai thực hiện.

• Khuyến khích sử dụng các phương pháp dạy học thích hợp cho

giáo dục nghề là phương pháp trình diễn một kỹ năng hay động tác thực hành, phương pháp hướng dẫn thực hành.

• Tổ chức kiểm tra chéo giữa các tổ chuyên môn.

• Tạo điều kiện tối đa để có thể trang bị đầy đủ và đồng bộ về cơ

pháp dạy học.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nghề phổ thông tại các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 81)