Hoạt động giáo dục nghề phổ thông

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nghề phổ thông tại các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 44)

Dạy nghề phổ thông hiện nay nhằm chuẩn bị cho HS một số kỹ năng lao động về những lĩnh vực nghề phổ biến, cần thiết và phù hợp với lứa tuổi HS trung học, để khi ra trường nếu không tiếp tục học lên có thể tham gia lao động sản xuất tại gia đình, cộng đồng hoặc các doanh nghiệp, đồng thời góp phần định hướng nghề theo ý nghĩa giáo dục hướng nghiệp. Hiện nay có tới gần 60 nghề khác nhau để các địa phương và HS lựa chọn, nội dung các nghề thuộc các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thủ công và tin học. Việc dạy nghề chủ yếu thực hiện tại các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và một số trường phổ thông có điều kiện.

Dạy nghề phổ thông còn là hoạt động mang tính chất giáo dục hướng nghiệp cho HS trung học, một bộ phận của nội dung giáo dục toàn diện. Thông qua dạy nghề phổ thông, HS làm quen với việc tìm hiểu một nghề cụ thể, có điều kiện để thử sức bản thân trong hoạt động thực tế, từ đó hình thành động cơ, thái độ lựa chọn nghề phù hợp.

1.3.1.1. Quan điểm xây dựng chương trình và phát triển chương trình giáo dục nghề phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Kế thừa, phát huy những ưu điểm của chương trình nghề phổ thông

hiện hành để phù hợp với điều kiện thực tiễn và khả thi.

- Chú trọng nguyên tắc kỹ thuật tổng hợp và liên thông với các môn

khoa học và công nghệ để phát triển tư duy kỹ thuật, tư duy kinh tế và hình thành kỹ năng kỹ thuật.

- Tăng cường nội dung hướng nghiệp để HS có điều kiện tìm hiểu

- Coi trọng thực hành nhằm đảm bảo hình thành một số kỹ năng làm việc đúng kỹ thuật, theo quy trình công nghệ cần thiết của nghề để HS có thể sử dụng trong đời sống và lao động.

- Đa dạng hoá nội dung các nghề để HS và các trường có thể lựa chọn

phù hợp với những điều kiện cụ thể về phương hướng phát triển kinh tế, cơ sở vật chất và giáo viên của địa phương, đồng thời đáp ứng nguyện vọng của HS.

1.3.1.2. Mục tiêu của hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở trung học phổ thông :

- Về kiến thức: Giáo dục cho HS hiểu được một số kiến thức cơ bản

về công cụ, kỹ thuật, quy trình công nghệ và về an toàn lao động, vệ sinh môi trường đối với một nghề phổ thông đã học, biết những đặc điểm và yêu cầu của nghề đó.

- Về kỹ năng: Hình thành cho HS một số kỹ năng sử dụng công cụ,

kỹ năng thực hành kỹ thuật theo quy trình công nghệ để làm ra sản phẩm đơn giản theo yêu cầu của mỗi nghề. Hình thành và phát triển kỹ năng vận dụng những kiến thức đã có vào thực tiễn.

- Về thái độ của người học: Phát triển hứng thú kỹ thuật và nhu cầu

vận dụng kiến thức, kỹ năng vào lao động, vào hoàn cảnh mới, thói quen làm việc có kế hoạch, tuân thủ quy trình kỹ thuật và bảo đảm an toàn lao động, bước đầu có tác phong công nghiệp, giữ gìn vệ sinh môi trường, có ý thức trong việc tìm hiểu và lựa chọn nghề nghiệp.

1.3.1.3. Cấu trúc và nội dung chương trình dạy nghề phổ thông:

Chương trình dạy nghề phổ thông bậc THPT có 105 tiết (3 tiết/tuần), bố trí ngoài thời lượng học 1 buổi/ngày (trái buổi) cho khối lớp 11.

Bộ GD&ĐT đã ban hành tài liệu khung phân phối chương trình dạy học cho 11 nghề phổ thông gồm các nghề: làm vườn, nuôi cá, trồng rừng, gò,

điện dân dụng, điện tử dân dụng, sửa chữa xe máy, cắt may, nấu ăn, thêu tay, tin học văn phòng. Trong đó, quy định rõ nội dung theo các chương, bài và tổng số tiết bao gồm số tiết lý thuyết, thực hành, ôn tập và kiểm tra.

Song song đó, Trung tâm lao động - hướng nghiệp của Bộ GD&ĐT đã ban hành Tài liệu tập huấn Hoạt động giáo dục nghề phổ thông trong đó quy định cụ thể chuẩn kiến thức và kỹ năng cho mỗi nghề.

Ví dụ chọn nghề Điện dân dụng để minh hoạ, ta có khung chương trình và chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định cụ thể như sau:

Bảng 1.1 KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH

NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG

Cả năm: 35 tuần x 3 tiết/tuần = 105 tiết

Học kỳ 1: 18 tuần x 3 tiết/tuần = 54 tiết

Học kỳ 2: 17 tuần x 3 tiết/tuần = 51 tiết Giải thích các chữ viết tắt

- TS : Tổng số tiết - LT : Số tiết lý thuyết - TH : Số tiết thực hành - ÔT : Số tiết ôn tập - KT : Số tiết kiểm tra

Nội dung TS L T T H Ô T K T HỌC KỲ I Chương mở đầu 5 5 0 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giới thiệu giáo dục nghề Điện dân dụng

An toàn lao động trong giáo dục nghề Điện dân dụng

Chương I. Đo lường điện 10 1 9 0 0

Thực hành: Đo dòng điện và điện áp xoay chiều Thực hành: Đo công suất và điện năng

Thực hành: Sử dụng vạn năng kế

Chương II. Máy biến áp 24 8 15 0 1

Một số vấn đề chung về máy biến áp Tính toán, thiết kế máy biến áp một pha

Thực hành: Tính toán, thiết kế máy biến áp một pha công suất nhỏ

Vật liệu chế tạo máy biến áp

Thực hành: Chuẩn bị vật liệu và làm khuôn máy biến áp.

Quấn máy biến áp một pha

Thực hành: Quấn máy biến áp một pha

Chương III. Động cơ điện 26 14 9 1 2

Một số vấn đề chung về động cơ điện Động cơ điện xoay chiều một pha

Một số mạch điều khiển động cơ điện xoay chiều một pha

Sử dụng và bảo dưỡng quạt điện

Thực hành: Sử dụng và bảo dưỡng quạt điện Sử dụng và bảo dưỡng máy bơm nước

Thực hành: Sử dụng và bảo dưỡng máy bơm nước

Sử dụng và bảo dưỡng máy giặt

Thực hành: Sử dụng và bảo dưỡng máy giặt Ôn tập

Kiểm tra học kỳ 1

HỌC KỲ II

Chương IV. Mạng điện trong nhà 31 12 18 0 1

Một số kiến thức cơ bản về chiếu sáng

Thực hành: Tính toán chiếu sáng cho một phòng học

Một số ký hiệu và nguyên tắc lập sơ đồ cấp điện Thực hành: Đọc sơ đồ mạch điện

Tính toán, thiết kế mạng điện trong nhà

một phòng ở

Thực hành: Lắp đặt mạng điện cho một phòng ở Bảo dưỡng mạng điện trong nhà

Kiểm tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương V. Tìm hiểu nghề điện dân dụng 9 6 0 1 2

Tìm hiểu thông tin nghề và cơ sở đào tạo Tìm hiểu thông tin thị trường lao động Ôn tập cuối học kỳ

Kiểm tra cuối năm

Bảng 1.2 CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

1.Mở đầu Kiến thức

- Biết được vị trí, vai trò và triển vọng của nghề

- Biết được mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề 2. An toàn lao động trong nghề điện dân dụng Kiến thức

- Biết được những nguyên nhân thường

gây tai nạn lao động trong nghề điện dân dụng

- Hiểu được tầm quan trọng, sự cần thiết của việc thực hiện nguyên tắc an toàn lao động trong nghề điện dân dụng

- Biết được các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong nghề điện dân dụng

Kỹ năng

Thực hiện đúng những biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong nghề điện dân dụng

Thái độ

Nghiêm túc thực hiện những biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong khi học tập và thực hành

3. Đo lường điện

Kiến thức

- Biết được chức năng, cấu tạo của một số đồng hồ đo điện trong nghề điện dân

dụng

- Biết cách sử dụng một số đồng hồ đo điện thường dùng trong nghề điện dân dụng

- Biết chức năng, cấu tạo và cách sử dụng một số dụng cụ kiểm tra điện thường dùng trong nghề điện dân dụng.

Kỹ năng

- Sử dụng được một số đồng hồ đo điện

thường dùng trong nghề điện dân dụng - Sử dụng được một số dụng cụ kiểm tra điện thường dùng trong nghề điện dân dụng. Thái độ Làm việc cẩn thận, tỉ mỉ và đảm bảo an toàn lao động - Đồng hồ đo điện: trọng tâm là đồng hồ vạn năng - Một số dụng cụ kiểm tra: bút thử điện, bút đo thông mạch, đèn báo nê-on - Chú trọng vào kỹ năng sử dụng đồng hồ vạn năng - Sử dụng bút thử điện để kiểm tra pha mạch điện và rò điện

4. Máy biến áp

Kiến thức

- Hiểu được phân loại máy biến áp, cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy biến áp một pha

- Hiểu được cách tính toán, thiết kế và quy trình quấn máy biến áp một pha công suất nhỏ

- Biết cách sử dụng một số dụng cụ cần thiết để quấn máy biến áp một pha (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kỹ năng

Thiết kế và quấn được máy biến áp một pha công suất nhỏ

Thái độ

- Hứng thú với việc thiết kế và quấn máy biến áp

- Làm việc nghiêm túc, khoa học, tuân thủ đúng quy trình và đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường.

Thiết kế và quấn máy biến áp tự ngẫu công suất dưới 1KVA

5. Động cơ điện

Kiến thức

- Biết được một số kiến thức cơ bản về động cơ điện

- Biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc và một số ứng dụng của động cơ điện xoay chiều một pha

- Biết chức năng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số mạch điều khiển động cơ điện xoay chiều một pha

- Biết cách bảo dưỡng, sửa chữa hư

- Khái niệm, phân loại, những đại lượng định mức và một số ứng dụng của động cơ điện vào cuộc sống và sản xuất

hỏng đơn giản của một số đồ dùng loại điện - cơ trong gia đình

Kỹ năng

Tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa được một số hư hỏng đơn giản của động cơ điện trong đồ dùng điện gia đình

Thái độ

Tuân thủ đúng quy trình và đảm bảo an toàn lao động

- Chọn một trong các đồ dùng sau: quạt, máy bơm nước, máy giặt…

6. Mạng điện trong nhà

Kiến thức

- Biết một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật chiếu sáng

- Biết cách tính toán, thiết kế mạng điện đơn giản trong nhà

- Hiểu được quy trình, yêu cầu kỹ thuật của lắp đặt mạng điện trong nhà

Kỹ năng

Tính toán, thiết kế, lắp đặt được mạng điện đơn giản cho một phòng ở

Thái độ

Yêu thích việc thiết kế và lắp đặt mạng điện trong gia đình

7. Tìm hiểu nghề điện

Kiến thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dân dụng - Biết được thông tin về thị trường lao động của nghề

- Biết được các nơi đào tạo nghề

Kỹ năng

- Tìm hiểu được thông tin nghề cần thiết - Liên hệ bản thân để lựa chọn nghề

Thái độ

Tích cực tìm hiểu thông tin nghề, định hướng nghề nghiệp cho bản thân

1.3.1.4. Kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả học nghề phổ thông

Nội dung kiểm tra phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của chương trình giáo dục phổ thông, căn cứ vào thực tế trình độ HS của trường và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT để xây dựng đề kiểm tra.

Thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá từ khâu ra đề kiểm tra để đánh giá đúng thực chất trình độ của HS, đảm bảo tính khách quan, công bằng. GV ra đề phải căn cứ vào yêu cầu, mức độ cần đạt của mục tiêu trong từng phần, chương, bài nhưng phải đảm bảo tính vừa sức và phân loại được HS. Kết hợp kiểm tra trắc nghiệm khách quan với tự luận.

Việc đánh giá được thực hiện bằng việc cho điểm các loại bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ và tính điểm trung bình như một môn học, xếp loại theo quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại HS THPT ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ–BGD&ĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. [4]

Kết quả học tập của HS được đánh giá trên cả 3 mặt: kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập. Việc đánh giá kỹ năng của HS cần chú trọng cả quy trình kỹ thuật và năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, đánh giá thái độ

qua sự tự giác rèn luyện thói quen làm việc có kế hoạch, tôn trọng quy trình công nghệ, ý thức tiết kiệm, tinh thần hợp tác trong công việc, lòng say mê học tập.

Kết quả học tập của HS được ghi vào Sổ gọi tên – ghi điểm và Học bạ (phần các môn học tự chọn). Nếu thực hiện dạy nghề phổ thông tại trường THPT thì ghi đầy đủ các loại điểm vào Sổ gọi tên – ghi điểm như các môn học khác, nếu thực hiện dạy nghề phổ thông ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp thì chỉ ghi điểm trung bình học kỳ và cả năm học theo kết quả mà cơ sở đó bàn giao cho trường. Kết quả học nghề phổ thông của HS được lấy làm tiêu chí khuyến khích khi xếp loại hạnh kiểm học kỳ, cả năm học và là điều kiện để học tiếp thi lấy chứng chỉ nghề phổ thông.

Điểm trung bình nghề phổ thông không tham gia tính điểm trung bình các môn học từng học kỳ và cả năm học. Những HS đạt kết quả giáo dục nghề phổ thông từ trung bình trở lên nếu có nguyện vọng có thể bố trí học tiếp 75 tiết vào thời gian thích hợp, kể cả trong dịp hè, để thi lấy chứng chỉ nghề phổ thông.

Kết quả xếp loại trong Chứng chỉ nghề phổ thông được cộng điểm khuyến khích khi xét tốt nghiệp THPT cho HS.

1.3.1.5. Đặc thù của giáo dục nghề phổ thông

Nội dung của hoạt động giáo dục nghề phổ thông mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành nghề, tính kỹ thuật của mỗi nghề, tính thực tiễn ứng dụng trong sản xuất và đời sống.

Các hoạt động đặc thù của học sinh trong giáo dục nghề phổ thông là những hoạt động tìm hiểu về những kiến thức nghề nghiệp trong đó có kỹ thuật và quy trình thực hiện, hoạt động quan sát để bắt chước nhằm hình thành kỹ năng nghề, hoạt động thực hiện các thao tác, động tác kỹ thuật để

rèn luyện kỹ năng nghề và hoạt động đánh giá quá trình học tập (lý thuyết và thực hành), để rèn luyện kỹ năng đánh giá.

Kết quả học tập của HS là những sản phẩm vật chất, hoặc sản phẩm dịch vụ cụ thể.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nghề phổ thông tại các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 44)