Nghề là một hình thức lao động sản xuất gắn bó lâu dài với công việc
chuyên môn ở một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo nhất định qua quá trình đào tạo. Nghề không chỉ đơn thuần là một phương thức kiếm sống mà còn là một hoạt động xã hội mang lại cho con người niềm vui, ý nghĩa cuộc sống, điều kiện để phát triển và hoàn thiện nhân cách…từ đó xác lập được vị thế xã hội của mỗi người.
Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp ở nước ta đã được xác định rõ trong điều 33 Luật giáo dục, ban hành năm 2005: “ đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh”
Vị trí của giáo dục nghề trong cấu trúc của giáo dục lao động - hướng nghiệp có mối tương quan sau:
Hình 1.4 Cấu trúc của giáo dục lao động - hướng nghiệp Trong đó:
-Giáo dục lao động là trang bị cho HS năng lực lao động bao
gồm kiến thức lao động, kỹ năng lao động, thái độ lao động. Giáo dục lao động
Kỹ thuật tổng hợp Nghề phổ thông
Nghề
-Giáo dục kỹ thuật tổng hợp còn gọi là giáo dục tiền nghề nghiệp là trang bị những nguyên lý khoa học cơ bản, kỹ thuật chung về kỹ thuật công, nông nghiệp, các kỹ năng sử dụng công cụ nghề…thông qua các hoạt động giáo dục trong nhà trường từ một bài giảng cụ thể, nhất là trong môn học Công nghệ.
-Hướng nghiệp là hoạt động giáo dục trong nhà trường nhằm
giúp HS có những hiểu biết thông thường về nghề nghiệp để có thể định hướng phát triển, lựa chọn nghề phù hợp với hứng thú cá nhân, năng lực bản thân và nhu cầu xã hội để có thể phát triển trong hoạt động nghề nghiệp tương lai.
-Dạy nghề là một hình thức lao động sản xuất gắn bó lâu dài với
công việc chuyên môn với một trình độ kỹ năng, kỹ xảo nhất định qua quá trình đào tạo.
Mặt khác, mối quan hệ khắng khít của bốn mặt giáo dục lao động – kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp – dạy nghề trong quá trình giáo dục bậc phổ thông còn thể hiện rõ trong sơ đồ sau:
Hình 1.5 Mối quan hệ giữa giáo dục lao động – giáo dục kỹ thuật tổng hợp – giáo dục hướng nghiệp – giáo dục nghề phổ thông
GIÁO DỤC LAO ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ THUẬT TỔNG HỢP GIÁO DỤC NGHỀ PHỔ THÔNG (1) (2) (3) (4) (6) (5) GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
(1) Giáo dục lao động dựa trên nguyên tắc giáo dục kỹ thuật tổng hợp trang bị tri thức, kỹ năng, kỹ thuật phổ thông cho HS.
(2) Giáo dục kỹ thuật tổng hợp tốt tạo điều kiện làm bộc lộ năng lực, sở trường, làm cơ sở khoa học cho giáo dục hướng nghiệp.
(3) Giáo dục hướng nghiệp hướng HS vào một nghề cụ thể, phù hợp với phân công xã hội.
(4) Giáo dục lao động gắn với giáo dục nghề phổ thông, hướng lao động sáng tạo, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.
(5) Giáo dục hướng nghiệp dựa vào giáo dục lao động để điều chỉnh nguyện vọng HS, hướng tinh thần sẳn sàng lao động vào một lĩnh vực cụ thể.
(6) Giáo dục kỹ thuật tổng hợp tạo tiền đề cho giáo dục hướng nghiệp, giáo dục nghề phổ thông.
Hoạt động giáo dục nghề phổ thông, còn gọi là dạy nghề phổ thông, là một nội dung bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông nhằm mục tiêu “giúp học sinh có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp” để có thể “học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” như Luật giáo dục đã nêu.
Thực hiện tốt hoạt động này cho HS sẽ giúp thế hệ trẻ nhận thức được hệ thống nghề nghiệp trong xã hội, đặc biệt là các ngành nghề đang phổ biến, ngành nghề mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân cũng như ở địa phương, hiểu được xu thế phát triển của các ngành nghề, yêu cầu của mỗi ngành nghề đối với người lao động, trên cơ sở đó hình thành kỹ năng, kỹ thuật ban đầu, tạo hứng thú và cơ sở khoa học cho việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
Dạy nghề phổ thông chưa phải là việc dạy nghề hoàn chỉnh như các trường dạy nghề, ở đó đòi hỏi dạy lý thuyết nghề và thực hành nghề một
cách hoàn chỉnh của một nghề, tương ứng với các bậc thợ theo quy định. Sau khoá đào tạo nghề ở trường nghề, người học được cấp văn bằng chứng chỉ có tính pháp lý để ra hành nghề trong xã hội. Nghề phổ thông được đào tạo theo một chương trình nghề nhất định tại các trường phổ thông hoặc các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp. Hoàn thành chương trình nghề phổ thông, HS cũng được cấp chứng chỉ. Tuy nhiên, chứng chỉ này chỉ có tính pháp lý về học vấn phổ thông, không có tính pháp lý về hành nghề trong xã hội. Giá trị lớn nhất dạy nghề phổ thông là giúp HS có kiến thức và kỹ năng ban đầu về một nghề để các em có thể sẳn sàng tham gia lao động đơn giản hoặc học tiếp để nhận được văn bằng nghề một cách nhanh chóng và phù hợp. Đồng thời giúp HS có cơ sở lựa chọn đúng đắn cho một nghề để học.
Đặc điểm này quy định dạy nghề phổ thông phải khác với dạy các môn học phổ thông là nhấn mạnh dạy thực hành nghề là giáo dục phẩm chất người thợ và làm công tác tư vấn nghề cho HS. Nghề phổ thông có quan hệ gắn bó với các môn học phổ thông ở chỗ các môn học phổ thông cung cấp các cơ sở lý thuyết nghề cho nghề phổ thông. Do đó, khi dạy nghề phổ thông không cần phải dạy lại toàn bộ lý thuyết nghề đã học ở các môn học phổ thông mà cần ôn tập để vận dụng, dành nhiều thời gian cho thực hành nghề và tư vấn nghề.
Như vậy, khái niệm nghề phổ thông có thể hiểu như sau: Nghề phổ thông là một khái niệm dùng để chỉ một chương trình dạy học thuộc học vấn phổ thông nhằm đảm bảo tính giáo dục toàn diện của giáo dục phổ thông, thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng và hướng nghiệp cho HS.
1.3.Quản lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở các trường trung học phổ thông.