- Một số chính sách ban hành, khi được thể chế hoá thành các văn
bản quy phạm pháp luật còn thiếu sự nghiên cứu thực tiễn, nặng về tư tưởng chủ quan duy ý chí khi đưa ra quyết định. Ví dụ, việc xoá bỏ mô hình trường trung học nghề, trong khi đây là mô hình rất tốt, nhiều nơi áp dụng để phần luồng HS tốt nghiệp THCS như Hàn Quốc, Đài Loan…trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa đất nước. Hay việc kéo dài thí điểm mô hình trường THPT kỹ thuật tồn tại song song với trường THPT phân ban từ năm 2005 đến nay.
- Những yếu kém như thiếu đội ngũ chuyên gia am hiểu về tâm lý
nghề xã hội, kinh tế học lao động; chương trình giáo dục hướng nghiệp dạy nghề phổ thông được thiết kế thiếu kết cấu liền mạch phát triển con đường học nghề cho các em, tạo điều kiện liên thông ở cấp sau THPT.
- Động cơ tham gia các lớp học nghề phổ thông của một bộ phận HS
có những lệch lạc.
- Thực tế, chất lượng dạy và học môn công nghệ, nghề phổ thông
trong các trường còn hạn chế. Chính vì thế khi học xong phổ thông, khả năng thực hành kỹ thuật và vận dụng kiến thức, kỹ năng nghề vào thực tế sản xuất, đời sống của học sinh nhìn chung là yếu, đa số học sinh chưa có tâm thế sẵn sàng tham gia vào cuộc sống lao động nên khả năng sử dụng nghề đã học để tạo dựng cuộc sống, tìm công ăn việc làm rất hạn chế
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học nghề chưa đáp ứng
đầy đủ nhu cầu dạy và học nghề phổ thông.
2.4. Kết luận chương 2
Bằng những thống kê thông qua các phiếu điều tra thực trạng, phỏng vấn các cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề, phụ huynh và học sinh; tham quan thực tế các phòng, xưởng học nghề ở một số trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh đã rút ra một số kết luận về thực trạng như sau:
- Có nhận thức đúng đắn về mục đích, ý nghĩa của giáo dục nghề
phổ thông trong hoạt động hướng nghiệp cho HS của đa số cán bộ quản lý giáo dục cấp sở và trường.
- Công tác giáo dục nghề phổ thông tại các trường được sự quan
tâm của các cấp quản lý.
- Còn hạn chế về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của GV dạy
nghề.
Thay cho lời kết, hãy tham khảo thêm một số ý kiến nhận xét về thực trạng dạy nghề phổ thông hiện nay của các cơ quan và cán bộ quản lý giáo dục sau:
- Theo đánh giá của Trung tâm lao động – hướng nghiệp, Bộ
Giáo dục và Đào tạo: công tác hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường hầu như chỉ mang tính phong trào, thi đua mà không mấy tác động đến việc lựa chọn nghề cho tương lai các em. Sự hình thức trong dạy nghề cho HS phổ thông khiến nhiều phụ huynh lẫn HS tỏ ra nghi ngờ về tính hiệu quả của nó, nhiều học sinh không muốn theo học (Nguồn Thời báo Kinh tế Việt Nam).
- Theo Nguyễn Hùng, quyền Giám đốc Trung tâm lao động –
hướng nghiệp nhận xét, lâu nay chúng ta mới chỉ chạy theo số lượng để có thành tích trong việc dạy nghề cho HS phổ thông chứ chưa chú trọng đến chất lượng. Nguyên nhân là thiếu đội ngũ GV chuyên trách về dạy nghề và tư vấn hướng nghiệp, gây ra nhiều bất cập. Bên cạnh đó còn do thiếu tài liệu hướng dẫn và nội dung tài liệu còn nghèo nàn, thiếu hấp dẫn, không đủ điều kiện về trang bị kỹ thuật. Số nghề được dạy cũng nghèo nàn, chủ yếu tập trung vào các nghề tin học văn phòng, điện dân dụng, trồng lúa, lâm sinh. Học sinh theo học chỉ nhằm mục đích công điểm tốt nghiệp. Chúng ta không nên nhắm tới hiệu quả của công tác dạy nghề cho HS phổ thông dưới góc độ kỹ năng lao động, không nên coi việc HS phổ thông học nghề là ra làm nghề mà nên coi đó là một thứ kiến thức phổ thông cần có đối với tất cả mọi người, phải thấy rõ học nghề là mục tiêu giáo dục toàn diện (Nguồn Thời báo Kinh tế Việt Nam).
- Theo Nguyễn Văn Học, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ đào tạo
và cung ứng nguồn nhân lực - Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận định: thực tế, chất lượng dạy và học môn công nghệ và nghề phổ thông trong các trường
còn hạn chế. Chính vì thế khi học xong phổ thông khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng nghề vào thực tế sản xuất, đời sống của HS nhìn chung là yếu, đa số HS chưa có tâm thế sẳn sàng tham gia vào cuộc sống lao động (Nguồn Báo Giáo dục và Thời đại).
- Theo Lâm An, Trưởng phòng Giáo dục Trung học - Sở GD&ĐT
thành phố Hồ Chí Minh: hiện nay vai trò giáo dục hướng nghiệp chưa được coi trọng, việc học nghề của HS chưa được quan tâm đúng mức. Việc xa rời hướng nghiệp, coi nhẹ giáo dục lao động, không gắn nhà trường với đời sống sản xuất…là một trong những nguyên nhân làm cho hệ thống trường phổ thông lạc hậu so với nhà trường của những nước có nền công nghiệp phát triển.(Nguồn Báo Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh).
Chương 3
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ PHỔ THÔNG TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1.Nguyên tắc đề xuất giải pháp
Việc đề xuất các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy nghề phổ thông tại các trường THPT thành phố Hồ Chí Minh cần dựa theo các nguyên tắc sau: