Giải pháp 4: Quản lý việc phối hợp giữa nhà trườn g– gia đình –

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nghề phổ thông tại các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 82 - 83)

đình – xã hội trong việc nâng cao nhận thức về nhiệm vụ giáo dục lao động – kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp và dạy nghề.

∗ Ý nghĩa, nội dung của giải pháp

Phối hợp với gia đình và xã hội trong hoạt động dạy nghề phổ thông chính là làm công tác xã hội hoá giáo dục, làm cho công tác giáo dục nghề phổ thông từ công việc của ngành giáo dục thành công việc giáo dục của toàn xã hội. Tư tưởng xã hội hoá giáo dục đã được đặt ra từ Văn kiện Hội

nghị lần thứ IV Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII và tiếp tục được quán triệt trong Nghị quyết trung ương 2 khoá VIII. Xã hội hoá giáo dục vừa là một trong sáu tư tưởng chỉ đạo phát triển vừa là một trong các giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta.

∗ Tổ chức thực hiện

- Phát huy vai trò chủ đạo của nhà trường phổ thông thông qua

Ban hướng nghiệp để tham mưu cho Ban giám hiệu trong mọi công tác liên quan đến giáo dục nghề phổ thông, tích cực tuyên truyền các chủ trương, chính sách, đường lối của cấp trên trong hoạt động giáo dục nghề cho lực lượng GV, HS và dư luận xã hội nhằm nâng cao nhận thức, tư tưởng.

- Phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản trong nhà

trường thông qua các hoạt động phong trào, ngoại khoá để HS có điều kiện tham quan, học tập thực tế làm nảy sinh lòng yêu nghề, yêu lao động.

- Phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ sở sản xuất, nhà

máy, xí nghiệp, các trường nghề, các Trung tâm kỹ thuật tổng hợp trong việc liên kết giáo dục nghề thông qua hoạt động giao lưu, tham quan, học tập, tư vấn hướng nghiệp, sử dụng hợp lý HS khi ra trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nghề phổ thông tại các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 82 - 83)