hoạt động giáo dục nghề phổ thông.
Căn cứ Hướng dẫn số 2237/GDĐT–TrH ngày 21 tháng 9 năm 2007 của Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh về việc thực hiện Hoạt động giáo dục nghề PT cho các Hiệu trưởng trường THPT và Giám đốc các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp. Cụ thể như sau:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện
• Chương trình giáo dục nghề phổ thông lớp 11 có 105
tiết, bố trí học trái buổi 3 tiết/ buổi, không học rãi.
• Ngoài 11 nghề phổ thông do Bộ GD&ĐT giới thiệu,
kiến trúc, kế toán, nhiếp ảnh, thủ công mỹ nghệ, chăn nuôi – thú y, trồng trọt.
• Tăng cường đội ngũ GV, cơ sở vật chất, thiết bị, dụng
cụ và nguyên liệu đầy đủ đáp ứng việc dạy các bài thực hành nghề phổ thông.
• Chú ý đến mục tiêu kỹ năng, quan tâm đến việc hướng
nghiệp, phân luồng cho HS.
• Đảm bảo an toàn lao động cho HS và GV. Thực hành
tiết kiệm nguyên vật liệu.
• Khuyến khích GV sử dụng các phương pháp dạy học
mới, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực và hứng thú học tập của HS.
- Đánh giá kết quả học tập
• Hồ sơ quản lý chuyên môn: Sổ gọi tên – ghi điểm, Sổ
đầu bài, Phiếu giáo dục nghề phổ thông.
• Kiểm tra, đánh giá quá trình học nghề của HS thực
hiện theo Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THPT (Quyết định số 40/2006/QĐ–BGD&ĐT).
1.4.Một số quy định và chính sách của nhà nước về giáo dục nghề phổ thông:
Để quản lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông Chính phủ và các ban ngành đã có những văn bản quy định và chính sách cụ thể như sau:
- Quyết định 126/CP ngày 19 tháng 3 năm 1981 của Hội đồng
Chính phủ “Về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường”.
126/CP, Bộ GD&ĐT đã đề cập đến công tác dạy nghề phổ thông là nội dung chính thứ tư trong công tác hướng nghiệp ở nhà trường phổ thông ngoài 3 nội dung chính là: giảng dạy kỹ thuật tổng hợp, tổ chức lao động sản xuất và tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp và đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam: “Trường phổ thông phải chuyển mạnh theo hướng dạy kiến thức phổ thông cơ bản, lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề”.
- Năm 1991 Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình dạy nghề cho HS
phổ thông, có tính cộng thêm 2 điểm khuyến khích vào kết quả thi cuối cấp. Sau đó, ngày 12/12/1994 Bộ GD&ĐT ra Quyết định số 3752/QĐ–BGD&ĐT điều chỉnh việc cộng điểm vào kỳ thi cuối cấp cho HS có Chứng chỉ nghề phổ thông theo kết quả học tập giỏi, khá hay trung bình sẽ được cộng tương ứng 2 điểm, 1.5 điểm và 1 điểm.
- Luật Giáo dục năm 1998, 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo
dục năm 2009 đều khẳng định: mục tiêu của giáo dục phổ thông là chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào đời sống lao động, ở cấp THPT cần củng cố và phát triển những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp.
- Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc
hội và Chỉ thị 14/2001/CT–TTg ngày 11 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông yêu cầu đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cần nâng cao hơn nữa nhận thức về ý nghĩa, mục đích, nội dung và những biện pháp thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho HS phổ thông.
- Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 cũng nhấn mạnh đến
yêu cầu tăng cường giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân luồng học sinh, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động.
- Chỉ thị số 33/2003/CT–BGD&ĐT ngày 23 tháng 7 năm 2003, về tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông,
- Quyết định số 16/2006/QĐ–BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006
của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành chương trình giáo dục phổ thông, trong đó quy định môn nghề phổ thông là một môn học bắt buộc trong 18 môn học của giáo dục phổ thông trung học.
- Hướng dẫn số 12157/BGDĐT–GDTrH ngày 30 tháng 10 năm
2006 về việc Thực hiện môn Công nghệ và Nghề phổ thông năm học 2006 – 2007.
- Hướng dẫn số 8608/BGDĐT–GDTrH ngày 16 tháng 8 năm 2007
về việc Thực hiện Hoạt động giáo dục nghề phổ thông lớp 11 năm học 2007 – 2008.
• Hướng dẫn số 10945/BGDĐT–GDTrH ngày 27 tháng 11 năm 2008
về Thi và cấp Giấy chứng nhận Nghề phổ thông.
• Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục 2009 – 2020, phiên bản 14
công bố vào ngày 31 tháng 12 năm 2008, Bộ GD&ĐT vẫn khẳng định: học sinh được trang bị học vấn cơ bản, kỹ năng sống, những hiểu biết ban đầu về công nghệ và nghề phổ thông là một trong những mục tiêu chiến lược đối với giáo dục trung học phổ thông.
- Về giáo dục nghề phổ thông, số 2237/GDĐT–TrH ngày 21 tháng 9
năm 2007 của Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh.
- Quy định về công tác quản lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông
và đánh giá môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, số 1993/GDĐT–TrH ngày 17 tháng 9 năm 2008 của Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh.
- Hướng dẫn công tác tổ chức và quản lý thi nghề phổ thông, số
2767/GDĐT–TrH ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh.
1.5.Kết luận Chương 1
Chương 1 của Luận văn đã trình bày một cách hệ thống các cơ sở lý luận liên quan đến đề tài như:
- Lịch sử nghiên cứu của đề tài và giới thiệu tổng quát về hoạt động
giáo dục nghề phổ thông trong chương trình giáo dục trung học ở Việt Nam cũng như ở một số nước trên thế giới.
- Trình bày tổng quan một số vấn đề về mặt lý luận trong quản lý
giáo dục liên quan đến đề tài.
- Nêu rõ mục tiêu, kế hoạch, nội dung và chuẩn kiến thức, kỹ năng
cho nghề phổ thông chọn minh họa là nghề Điện dân dụng, đồng thời xác định vai trò, vị trí của hoạt động dạy nghề phổ thông trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Hệ thống cơ sở pháp lý về công tác giáo dục nghề phổ thông từ
Chương 2
THƯC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ PHỔ THÔNG TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.Tổng quan về hệ thống trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích khoảng 2.095 km2 với dân số là
7.162.864 người, chiếm 8,34% dân số Việt Nam (theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009).
Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh – Xã hội, trong năm 2009, ngành Lao động – Thương binh – Xã hội thành phố Hồ Chí Minh đã giải quyết việc làm cho 289.600 người lao động (đạt 107% kế hoạch năm); trong đó 227.800 người có việc làm ổn định (chiếm tỷ lệ gần 79%); đào tạo nghề cho hơn 400.000 lượt người, trong đó cao đẳng và trung cấp nghề là 78.000 học sinh và sơ cấp nghề là hơn 325.000 học sinh. Những thành tựu này đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tại thành phố lên 55%, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn 5,3%. (Nguồn Sở Lao động – Thương binh – Xã hội thành phố Hồ Chí Minh)
Theo Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh, mỗi năm thành phố có 67.000 học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và 55.000 học sinh thi tốt nghiệp THPT. Dự kiến, tỷ lệ phân luồng từ nay đến năm 2015 như sau:
- Sau trung học cơ sở: có 70% học sinh vào học trường trung học phổ thông và 30% (khoảng 20.000 học sinh/năm) vào giáo dục chuyên nghiệp.
- Sau trung học phổ thông: có 40% vào cao đẳng, đại học và 60% (khoảng 33.000 HS/năm) vào giáo dục chuyên nghiệp.
Năm học 2010 – 2011 ước tính số HS bậc THPT là gần 180.000 em trong đó số học sinh ngoài công lập chiếm khoảng 17%.
Mạng lưới trường học tại thành phố Hồ Chí Minh với tổng số 149 trường THPT gồm 75 trường Công lập, 6 trường Công lập tự chủ tài chính và 68 trường Dân lập, Tư thục phân bổ như sau:
Bảng 2.1 Số lượng các trường THPT năm học 2010 – 2011
T T Địa bàn (Quận - Số lượng trường THPT Tổng số Số lượng HS THPT Công lập Công lập tự chủ tài chính Dân lập Tư thục 1 Q.1 4 1 2 7 9.854 2 Q.2 2 2 2.958 3 Q.3 3 1 6 3 13 11.570 4 Q.4 2 2 2.913 5 Q.5 4 1 2 2 9 13.142 6 Q.6 2 1 2 5 5.705 7 Q.7 3 2 5 5.908 8 Q.8 4 1 5 6.690 9 Q.9 3 3 6.217 10 Q.10 3 2 3 1 9 9.407 11 Q.11 2 1 1 2 6 8.303 12 Q.12 3 2 5 5.608 13 Huyện Bình Chánh 3 1 4 4.587 14 Quận Bình Tân 2 1 1 4 5.486 15 Quận Bình Thạnh 4 2 1 7 12.348 16 Huyện Cần Giờ 3 3 2.707
17 Huyện Củ Chi 8 8 9.510 18 Quận Gò Vấp 4 2 5 11 11.359 19 Huyện Hóc Môn 5 5 7.674 20 Huyện Nhà Bè 1 1 1.138 21 Quận Phú Nhuận 1 2 3 5.624 22 Quận Tân Bình 2 1 4 6 13 18.500 23 Quận Tân Phú 3 4 6 13 11.287 24 Quận Thủ Đức 4 1 1 6 7.969 Tổng số 75 6 31 37 149 179.554
* Nguồn Sở Giáo dục & Đào tạo và Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy:
- Trường Công lập và Công lập tự chủ tài chính chiếm 81/149 trường đạt tỉ lệ 54,36%.
- Trường ngoài công lập có ở 17/24 Quận (Huyện), đạt tỉ lệ 70,83%.
- Số lượng trường phân bố tỷ lệ thuận theo số HS trong khu vực, tập trung đông nhất ở các Quận Tân Bình, Quận 5, Quận Bình Thạnh, Quận 3, Quận Gò Vấp, Quận Tân Phú .
Bảng 2.2 Số lượng học sinh dự thi nghề phổ thông
Năm học Tổng số HS Số dự thi nghề PT Tỉ lệ %
2007 – 2008 57.450 47.005 81,82%
2008 – 2009 58.451 54.004 93,39%
2009 – 2010 63.024 61.211 97,12%
* Nguồn Sở Giáo dục & Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh. Nhận xét:
- Năm học 2006 – 2007 áp dụng học nghề phổ thông quy định trong chương trình 105 tiết cho HS lớp 11 phân ban đại trà, còn lớp 11 và 12 thí điểm phân ban muốn thi lấy Chứng chỉ nghề phổ thông học sinh phải học đủ 180 tiết và đạt yêu cầu (khoá học nghề chia làm 4 học kỳ và có điểm trung bình cuối khoá học đạt từ 5,0 trở lên ) mới đủ đủ điều kiện dự thi lấy chứng chỉ nghề phổ thông và vẫn được cộng điểm khuyến khích khi xét tốt nghiệp.
- Từ năm học 2007 – 2008 trở đi, môn học nghề phổ thông là nội dung quy định trong giáo dục phổ thông với thời lượng phân phối là 105 tiết. Kết quả học được lấy làm tiêu chí xếp loại hạnh kiểm và là điều kiện để học tiếp thi lấy chứng chỉ nghề phổ thông (HS phải đạt kết quả môn Giáo dục nghề phổ thông từ trung bình trở lên và học tiếp 75 tiết vào dịp hè) và vẫn tính cộng điểm khuyến khích khi xét tốt nghiệp. Do thuận lợi hơn nên tỉ lệ HS đăng ký thi lấy Chứng chỉ nghề phổ thông tăng theo từng năm.
2.2.Thực trạng hoạt động giáo dục nghề phổ thông tại các trường trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh