So sánh con người và cảnh vật ở Bắc Kỳ trong các tháng

Một phần của tài liệu Cõi xưa trong văn chương của vũ bằng (Trang 70 - 80)

Nói tới Vũ Bằng là người ta nhớ tới ngay đến Hà Nội dịu dàng, thanh lịch, tao nhã và thêm yêu Hà Nội nghìn năm văn vật, đầy yêu thương dịu dàng không thể lẫn.

Thương nhớ mười hai ông viết về 12 tháng với con người, khung cảnh

thiên nhiên, văn hóa của Hà Nội và của Bắc Kỳ. Ông đã dành trọn tác phẩm này để viết về văn hóa Hà Nội với chiều sâu của lịch sử và vẻ đẹp của Hà Nội trong nỗi hoài niệm da diết. Tác giả đã mất mười một năm ròng rã để hoàn thành tập sách. Mười một năm chỉ để viết về nỗi nhớ trong một năm - đủ để thấy nỗi nhớ đó khắc khoải đến nhường nào.

Quê hương Bắc Việt luôn được hiện hình trong hồi ức của Vũ Bằng, vào dịp đầu xuân người xa xứ lại liên tưởng đến cảnh những con người Bắc Việt nô nức đi lễ ở các chùa như đền Ngọc Sơn, đền Hàng Trống, đền Quan Phước, chùa Quán Sứ, chùa Dâu, chùa Kim Cổ, đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc, chùa Bà Đá… Vũ Bằng miêu tả các lễ hội gắn liền với vẻ đẹp của cảnh

sắc thiên nhiên, ví như khi tác giả miêu tả hội ném còn của người Thái: “trai gái kéo nhau đi tung còn, hoa bướm rơi xuống đầy vai, đầy đầu, trông xa xa như thể trời rắc “Công-phe-ti” xuống mặt đất để chia sẻ nỗi vui của lớp người yêu nhau”, trong lễ hội này còn là dịp để “trai thanh gái lịch gặp nhau, nói lên sự yêu thương, để cho anh con trai tỏ tình với cô gái và để cho cô con gái khoe sắc khoe tài với con trai”. Cùng với vẻ đẹp của thiên nhiên đó là vẻ đẹp của con người, những người con gái người Thổ “đẹp não nùng”, rồi “đẹp như thơ mộng”, "đẹp như tiên”, “mình đẹp như tượng thần vệ nữ” nhưng nổi bật hơn cả vẫn là vẻ đẹp của “người vợ bé nhỏ có đôi má đỏ hây hây màu cốm giót” [13, 23]. Người vợ là hình ảnh đẹp nhất trong những trang viết của Vũ Bằng. Không chỉ đẹp ở dung nhan mà còn đẹp bởi tâm tính, một người phụ nữ có lòng vị tha và đức hi sinh cao cả.

Niềm thương, nỗi nhớ của ông dành cho Hà Nội luôn trải dài qua từng trang hồi ức “bất cứ cái gì của Hà Nội cũng nhớ, bất cứ cái gì của Bắc Việt cũng nhớ… nhớ luôn cả những cô gái Thổ cưỡi ngựa thồ đi trong rừng có những cánh hoa đào rơi lả tả nơi vai áo…” [13, 12]. Đặc biệt hình ảnh những con người Hà Nội luôn hiện hình trong trí nhớ của ông. Nhà văn quan niệm rằng, tháng giêng là tháng đẹp nhất trong năm, vì đó là thời khắc “Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại lại nức một mùi hương man mác”[13, 20]. Mùa xuân không chỉ làm cho thiên nhiên trở nên đẹp hơn lên mà còn làm cho con người trở nên thay đổi “đôi mắt trong hơn, làn da thắm hơn… người chồng lại cảm thấy như mới lại được gặp một cái gì đã cách biệt lâu lắm và tuy ngồi cách xa nhau mà tưởng như vợ mình thơm ngát mùi hoa cau” [13, 22]. Nhớ từ cảnh vật đến con người qua từng chi tiết nhỏ, ta hiểu được nỗi lòng của nhà văn hướng về miền Bắc da diết biết nhường nào. Nhớ thương càng sâu nặng thì sự nối tiếc càng dày vò trong tâm khảm ông “Đâu còn những chén hạt mít vợ mời chồng nhấp men tình, đâu còn những buổi họp bạn đến một hai giờ sáng -

vì không có giới nghiêm ngồi quay ra ăn bánh chưng rán với cá kho, giò thủ và tráng miệng với chè đậu đãi, uống trà mạn ướp sen” [13, 31].

Vũ Bằng mặc dù sống ở miền Nam nhưng tâm trạng lúc nào cũng hướng về miền Bắc nên chỉ cần một cơn gió thoảng qua cũng đủ để đánh thức “mối tình tư quy” để cái tôi có thể vượt thoát tâm hồn để trở về bến mơ. Vì thế khi ăn bát tô hủ tíu thì lại nhớ tới tô phở ở Bắc trong những ngày rét căm căm, nhìn thấy cua bể thì nhớ bát canh cua đồng nấu với rau rút và khoai sọ, gặp bão thì nhớ gió may hoa vàng, có khi “chỉ một câu nói tầm thường vào một buổi chiều mưa gió đìu hiu cũng gợi lên được những ấn tượng rầu rĩ trong một tấm lòng đã có mối xông” [13, 11]. Cứ như vậy tâm trạng luôn thường trực để bước đi theo sự luân hồi của thời gian, qua các tháng, các mùa trong năm. Vào dịp tháng hai thì có những ngày lễ hội như “rước thần kể hạnh, hát đúm… nhưng mê nhất là hát tuồng” [13, 29]. Đến tháng ba cũng có các lễ hội như: Con gái hát ví nghe thật là hay, đàn ông thì đánh vật xem thật là sướng mắt, ngay cả những người con gái khi gặp cái tiết tháng ba cũng trở nên đẹp hẳn lên: “như có thể có một chiếc đũa thần làm biến đổi cả máu huyết, màu da, con mắt, miệng cười, tiếng nói. Từ xa, ta cảm thấy người nào cũng thơm thơm như những nụ tầm xuân” [13, 56].

Vào dịp tháng tư, khi vào mùa trái cây ở miền Bắc, nhà văn lại nhớ những kỉ niệm với người vợ thương yêu của mình: “Nhớ cũng vào một mùa vải như thế này, hai vợ chồng rảnh rang cùng đi về Vụ Bản thuê một căn nhà rơm để nghỉ mát thay vì đi lên núi, sáng sáng, lúc mặt trời chưa mọc, hai đứa cùng đi tha thẩn dưới rặng vải cùng uống mùi thơm của vải chín tiết ra trong không khí trong văn vắt… Quỳ ơi, bây giờ em ở đâu? Tại cái xứ có nhiều loại kèn xe hơi cực kỳ tối tân này, em có biết rằng có người chồng trông ra nắng tháng tư lại nhớ đến một buổi trưa tiền kiếp, chúng ta đang dựa gốc cây thiêm thiếp, sực nghe thấy con chim tu hú, đều mở cả mắt ra để cùng tìm xem con chim tu hú ở đâu mà kêu to thế ở chính bên tai ta vậy?” [13, 85- 86]. Mỗi khi nhìn thấy cảnh, nhà văn lại nhớ đến người vợ yêu. Có lúc người xa xứ lại nghĩ

“cái người Bắc Việt lắm khi lạc hậu đến như thế đấy. Mà không những lạc hậu, lắm khi lại điên khùng nằm đây mà mơ ước tận đâu, ở thung lũng thì mơ trèo lên ngọn núi ngắt một bông hoa mà đương ở biển thì lại mong lên rừng xanh, bẻ đôi cành, hái một quả sim chín vừa ăn vừa nghe tiếng chim kêu vượn hót. Tôi cũng thế: nằm ở đây, tôi nhớ tháng tư ở Bắc Việt xưa cũ không biết ngần nào” [13, 78]. Người xa xứ cũng nhận thấy rằng cứ sống mãi với quá khứ là sống vẩn vơ, không hợp. Nhà văn đã có một gia đình giêng bé nhỏ của mình ở phương Nam, nhưng lúc nào cũng mang một tâm trạng sầu đau, luôn nhớ về quá khứ, nhớ từng hình ảnh, từng chi tiết nhỏ trong cuộc sống đời thường của những người miền Bắc trong tất cả các tháng trong năm. Đặc biệt là những chi tiết về người vợ đầu luôn hiện hữu trong trí nhớ của nhà văn, khiến ông lúc nào cũng sống trong tâm trạng thao thức, nhớ nhung và mộng tưởng về quá khứ.

Tháng năm ở thành thị người ta lo làm ăn, còn ở nhà quê thì người ta càng bận “vì tháng năm là tháng làm mùa” nhưng dù bận đến đâu người ta cũng không quên “ăn tết Đoan Ngọ”. Tháng năm ở Bắc Việt trong con mắt của Vũ Bằng, “đời sống của người ta có vẻ nhẹ nhàng, bình dị, không bôn ba lo nghĩ quá đến đồng tiền như bây giờ để đáp ứng đòi hỏi mỗi ngày mỗi nhiều hơn. Bây giờ, thấy người ta giữa buổi trưa nắng nảy đom đóm mắt mà vẫn cứ chạy bù đầu ở ngoài đường để buôn bán làm ăn kiếm đồng tiền mua cái máy giặt, cái ti vi, cái máy thu băng… tôi ưa nhớ lại những buổi trưa tháng năm trước ở Bắc Việt, cũng oi, cũng nóng, cũng mồ hôi mồ kê nhễ nhại, nhưng hầu hết người nào lúc đó cũng tự cho phép mình nghỉ xả hơi, kiếm một chỗ nào có gió mát để chợp mắt đi một chút” [13, 97]. Cuộc sống đã có nhiều thay đổi, nhưng suy nghĩ của người xa xứ thì vẫn như xưa, nên những hình ảnh xa xưa về những con người ở Bắc Việt vẫn còn in đậm trong tâm trí của ông qua từng chi tiết nhỏ, mỗi khi nhớ về cuộc sống của con người xứ Bắc ông lại cảm thấy ấm lòng như mình lại được sống lại với những ngày tháng năm ấy, vì thế

mỗi khi nhìn hoạt động của cuộc sống hiện tại ông lại nghĩ đến cuộc sống xa xưa, cuộc sống trong hoài niệm.

Tháng bảy làm nhớ đến những trận mưa Ngâu rả rích làm cho lòng ta buồn như người khuê phụ nhớ chồng. Nhìn thấy cảnh mưa Ngâu, nhà văn lại liên tưởng đến cuộc đời và thân phận của mình, ông cho rằng: “Ngưu Lang và Chức Nữ còn có dịp gặp nhau, còn Ngưu Lang của nàng thì biết bao giờ mới gặp” [13, 133]. Nghĩ lại những ngày qua ông lại thương cho vợ mình, bởi vì cứ mỗi năm đến rằm tháng bảy, ngày xá tội vong nhân thì người vợ lại “kể lại cho chồng nghe sự tích lễ ấy theo đúng sách “Mục Liên cứu mẫu kinh diễn âm”, theo đó thì Mục Liên không phải là tên thật mà chỉ là cái hiệu. Tên thật của Mục Liên La Bộc” [13, 139]. Rồi những người ở Bắc Kỳ: “Dựa vào sự tích ấy, cứ đến ngày rằm tháng bảy, các đền chùa miếu mạo đều làm chay chạy đàn, phá ngục cho các tội nhân. Tục gọi là tết Vu Lan. Mọi nhà cũng đều làm lễ cúng bái rất thành kính vì tin rằng ngày đó là ngày ở dưới âm, vong nhân xá tội cho những người quá cố” [13, 140]. Mỗi lần người xa xứ hồi tưởng lại quá khứ thì cảm xúc lại tuôn trào: “Nghĩ đến như thế, không tài nào ngủ được, mà lại càng thấy người mình đã nóng, lòng ruột mình lại càng nóng thêm lên. Bao nhiêu chuyện xa xưa vớ vẩn ở đâu kéo lại, giăng tơ trong óc mình như mạng nhện” [13, 76].

2.2.3.2. So sánh người và cảnh vật ở Bắc Kỳ trong các tháng với con người

và cảnh vật ở phương Nam

Kí ức luôn là hành trang mang theo trên từng bước đi của Vũ Bằng. Trong Thương nhớ mười hai thời gian được đan xen giữa quá khứ với thực tại, không gian văn hóa của miền Bắc được đem đối sánh với không gian văn hóa miền Nam mà hai trung tâm Hà Nội với Sài Gòn. Nói cách khác, trong

Thương nhớ mười hai tác giả luôn đặt sự vật trong hệ quy chiếu Bắc Nam, quá

khứ với hiện tại. Điều này được thể hiện qua nhiều đoạn văn, ví dụ: “bây giờ nghe thấy tiếng ve kêu ở trong rừng, trên núi hay giữa đô thành ngọc ngà này, bất cứ lúc nào, tôi cũng nhớ lại cái tiếng ve kêu rền rền đặc biệt ở Hà Nội

ngày xưa” [13, 81]. Khi sống ở miền Nam nhà văn đã phải đối mặt với bao nhiêu điều khác biệt, cái khác đầu tiên là thời tiết. Ở miền Bắc có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông ở miền Nam chỉ có hai mùa mưa nắng, đặc biệt cái nắng nóng ở miền Nam được kéo dài quanh năm, từ tháng một ở miền Nam đã “nắng chói chang làm cho đôi mắt mờ, đầu nhức”. Nắng nóng đã làm cho Vũ Bằng lúc nào cũng rầu rĩ và nhớ thương những mùa xuân Bắc Việt đã qua. Tháng giêng ở Bắc Việt thời tiết thật dễ chịu, có “mưa riêu riêu”, “gió lành lạnh”, “nền trời trong trong có những làn sóng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột xác”, ngay cả “trăng tháng giêng non như người con gái mơn mởn đào tơ”. Cảnh vật thiên nhiên miền Bắc luôn mang trong mình một vẻ đẹp lãng mạn và tình tứ. Cái đẹp viên mãn đó lại được nhìn qua con mắt của chàng trai đa tình nên khiến cho càng trở nên hấp dẫn.

Thiên nhiên Bắc Việt có sự khác biệt với thiên nhiên miền Nam, chẳng hạn tháng sáu ở Bắc Việt có mưa rào, tuy đó là những cơn mưa không lớn nhưng nó mưa suốt ngày suốt đêm và “những cơn mưa rào đất Bắc, có đầu, có đuôi, có xuôi, có ngược, nhất là không bao giờ mưa xong là nắng liền, mà bao giờ cũng có một thời kỳ quá độ, tạnh mưa thì mát mẻ, hắt hiu, thơ mộng...” [13,118]. Nó khác với những cơn mưa rào ở miền Nam. Mưa rào ở miền Nam thường đến bất chợt “chính vào lúc mình cần mưa thế thì chọc thủng trời cũng chẳng mưa, nhưng lại cũng vào lúc mình không ngờ và không mong nhất thì mưa, nhiều khi không kèn không trống, trút xuống ầm ầm làm cho người đi đường không kịp tìm chỗ ẩn” [13, 117]. Sự khác biệt này đã đem lại nét đặc thù cho thiên nhiên miền Bắc.

Hà Nội hiện lên với vẻ đẹp vui tươi, thầm kín và tinh tế, vẻ đẹp không thể tìm thấy ở Sài Gòn. Vì quá yêu Hà nội, yêu Bắc Kỳ mà trong con mắt của Vũ Bằng cái gì của phía ấy cũng mang một vẻ đẹp lung linh và huyền ảo. Không khí tâm linh ở Hà Nội cũng khác xa với Sài Gòn: “Những ngày tết trước, ở đất Bắc xa xưa, dưới nhang khói chùa Chấn Vũ, đền Ngọc Sơn, hay là đền Bạch Mã, tôi đã trông thấy người ta lễ thành khẩn, lễ xuyết xoa và cảm thấy lòng thích thú vì

thấy người ta tin tưởng. Nhưng ở chùa Phổ Quang, trong Bắc Việt nghĩa trang ở Sài Gòn Tết ấy, thấy đồng bào chen nhau lễ, từ ngoài sân lễ vào chùa, lễ từ dưới pho tượng Địa Tạng lễ lên, tôi rờn rợn cảm thấy nếu đồng bào cúng lễ như thế này mà mình đóng vai bàng quan, không cúi đầu thông cảm thì mình quả là một thứ người gỗ đá” [13, 299].

Ngay cả tục thờ cúng và tiễn đưa ông Táo chầu trời trong ngày Tết ở miền Bắc cũng khác với miền Nam: Ông Táo ở Bắc, hôm hai mươi ba tháng Chạp, lên chầu trời cưỡi một con cá chép thì cũng ngày ấy ở Trung, ông Táo cưỡi một con ngựa yên cương chĩnh chạc, còn ở trong Nam thì giản dị hơn, đồng bào ta cúng ông một cặp giò, cặp hia để cho ông đi lên Thiên Đình cho lẹ. Chính sự khác nhau về phong tục tập quán, cũng như nếp sống văn hóa ấy khiến cho Vũ Bằng cảm thấy xa lạ, hơn nữa lòng ông lúc nào cũng trĩu nặng một nỗi nhớ thương về xứ Bắc nên khi đối diện với những cái khác với nếp sống cũ ông không thể nào thích nghi nổi, như thế ông càng trở nên lạc loài xa lạ giữa chốn đô thị Sài Gòn.

Khi mùa đông về nhìn thấy cảnh sống với nhau của đôi vợ chồng người Sài Gòn ông lại “Nhớ lại có những đêm tháng mười ở Hà Nội, vợ chồng còn sống cạnh nhau” [13, 225]. Những cảm xúc này Vũ Bằng sẽ không bao giờ tìm thấy được ở trên mảnh đất phương Nam, điều này khiến ông sống trong nỗi đau khổ và dằn vặt, và càng khao khát muốn trở về quê hương.

Trong cuộc sống hàng ngày, Vũ Bằng cũng nhìn thấy sự khác nhau của con người hai miền Nam - Bắc “…người đàn bà Bắc, sao cũng lo gánh vác giang sơn nhà chồng, cũng lo từng miếng ăn giấc ngủ cho chồng cho con, cũng hai sương một nắng mà có vẻ như không “đầu tắt mặt tối” như người đàn bà ở trong đây? Ở trong đây, người ta vội quá: người tử tế lo làm lụng vội vàng để kiếm sống đã đành, ngay các cô tứ thời lấy ngoại kiều “ngồi lên đống tiền” cũng vội; các xe hơi chạy vội, cái kèn xe bóp vội, uống rượu cũng vội, xoa mạt chược cũng vội, và có đôi khi có tập uống chén trà Tàu, bắt chước ngâm bài “Hoàng Hạc” cũng cứ vội luôn” [13, 27]. Cũng sống trên mảnh đất

Việt Nam nhưng nếp sống của hai miền khác, mỗi miền có một nếp sống riêng mà không thể pha lẫn được, có lẽ đây cũng là lí do tạo ra sự khác biệt

Một phần của tài liệu Cõi xưa trong văn chương của vũ bằng (Trang 70 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w