Đặc tính của nhà báo đương thờ

Một phần của tài liệu Cõi xưa trong văn chương của vũ bằng (Trang 102 - 105)

Bốn mươi năm nói láo không chỉ là cuốn hồi kí về con đường làm báo

của nhà văn Vũ Bằng, bởi vì ở cuốn hồi kí ngoài những việc liên quan đến Vũ Bằng còn là những câu chuyện lâm ly kỳ thú về một thời sôi động của báo chí Việt Nam.

Dõi theo chiều dài của tập hồi ký ta thấy hàng trăm những sự kiện lớn nhỏ được tác giả kể theo trình tự thời gian. Thời còn đi học, Vũ Bằng cùng một số bạn bè xuất bản một tập báo viết tay có tựa đề là Hồn nước Nam, để chuyền tay nhau đọc, sau đó đụng độ với học trò Tây để “kết quả học trò Tây vẫn sống nhăn mà chỉ có bọn chúng tôi “chết đầu nước”. Sau cuộc điều tra gay gắt của ông “săng sơ” mập thù lù, tờ báo của chúng tôi bị đóng cửa vô hạn định, còn mấy nhân viên bị đưa lên hội đồng kỉ luật do hiệu trưởng lúc bấy giờ là Loubet chủ tọa. Hội đồng phán quyết đuổi chúng tôi, nhưng sau cho hưởng một đặc ân để kịp thời hối lỗi: cho học thêm sáu tháng nữa; nếu trong thời kỳ đó, tỏ ra có hạnh kiểm tốt, chăm chỉ học hành thì lại cho học lại.

Thế là mộng làm báo của chúng tôi tan tành. Nhưng thiếu niên nào mà chẳng thế: hách sì sằng. Mấy bạn quá khích của tôi, trả thù, nhất định “bất hợp tác” với học trò Tây. Riêng tôi, tôi chơi trội: không được xuất bản báo viết, tôi xuất bản báo miệng, nói nôm na là tôi chửi thề. Chửi bằng tiếng việt. Gặp thằng tây con nào cũng chửi. Một hôm, thầy thể thao là Patche bắt tập một môn nằm ép xuống cỏ ướt bị lấm bê bết, tức mình tôi chửi “Đ… mẹ cha mày!”. Vô phúc thằng cha nghe tiếng. Áng chừng nó ăn cơm Việt mòn răng ra rồi, hay là nó lấy vợ lô can thì không rõ, nhưng vừa nghe thấy thế nó trợn mắt, gọi tôi lên “sửa lưng” cho một trận ra gì và trình lên hiệu trưởng. Lần này, tôi yên trí đi đời, nhất định được mời về nhà; nhưng không hiệu trưởng nó quên, hay là kỷ luật nhà trường lỏng lẻo, tôi chỉ ăn ba công - xinh tô - tan,

ba chủ nhật đi đến trường ngồi một mình một chỗ như con cú để “tự phê bình kiểm thảo” [9, 236 - 237].

Thời kỳ này những người viết báo đều quan niệm “báo mà không có xã thuyết thì không phải là báo” chính vì thế mà nguyệt san Hồn Nước Nam số nào cũng có một bài xã thuyết như ai, nói những vấn đề giặng đa bà cụ “nước ta văn hiến bốn nghìn năm”, “hùng khí của các bậc anh hùng như Lê Lợi, Trần Hưng Đạo…” và sau đó không lâu “Xã hội Việt Nam lúc ấy mắc một cái bịnh mà người ta gọi là bịnh thời đại. Thanh, thiếu niên chưa mất gốc hẳn, nhưng không bám víu vào đâu, sống bấp bênh như những cái phao. Qua các cuộc đàn áp các nhà ái quốc lão thành như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, người ta thấy cần phải có một cái thần tượng gì để tôn thờ, để làm đích đi theo; thì vừa vặn bọn Tây Du như Chu Mậu, Hoàng Tích Chu, Đặng Trọng Duyệt, Đặng Phục Thông, Nguyễn Bình Nam… về nước đưa ra phong trào sống mới, nghĩ mới, ăn mặc mới, tranh đấu mới” [12, 32]. Chính vì nhờ những gương mặt mới này mà đã tạo cho cả một thế hệ thanh niên cũng như nhà báo thời kỳ này có được một niềm tin vào tương lai của đất nước, dân tộc. Nhưng tập đoàn Hoàng Tích Chu này khi mới nổi đã sa vào ăn chơi khét tiếng, “có khi còn lố lĩnh trắng trợn, lại trà rượu nhảy nhót”. Đó chính là lối sống liều lĩnh kiêu ngạo của các nhà báo đàn anh, đồng thời điều này cũng thể hiện sự xuống dốc của những hành vi đạo đức lúc bấy giờ.

Mới bước vào nghề, Vũ Bằng bị ảnh hưởng lối sống của lớp đàn anh nên khi được đăng bài Bút Mới ở tờ báo Đông Tây ông đã cảm thấy mình là “thiên tài”, cho rằng “đã là một nhà báo thì phải khác người, phải lập dị phải có tác phong y như những nhà báo nổi tiếng lúc bấy giờ như Hoàng Tích Chu, Phùng Bảo Thạch, Tạ Đình Bính, Bùi Xuân Học, Đặng Trọng Duyệt, Phùng Tất Đắc mà ông vẫn thường nghe đồn đại là những tay chơi chí tử.

Tôi hút. Tôi uống rượu, tôi chơi đĩ bợm.

Và để tỏ ra rằng mình cũng là tay lão luyện như ai, tôi hút dữ, uống dữ” [12, 36].

Trong thời kỳ này mặc dù các nhà văn nhà báo sống trong cảnh thiếu thốn về vật chất nhưng có người vẫn đưa tài năng để cống hiến cho sự nghiệp nước nhà. Thanh Châu lúc nào cũng có tư tưởng “phục thiện, và có một cái tính đáng khen là không có tiền không sao chớ phàm đã viết thì phải thích, chớ không thể viết miễn cưỡng”. Thâm Tâm thì với đồng lương ít ỏi kiếm được từ nghề viết báo không thể đủ để chi tiêu trong gia đình, mặc dù vậy không bao giờ than thở với ai một lời nào. “Trần Huyền Trân sống heo hút trong một cái chòi đánh cá bắc trên sông để làm thơ và viết truyện. Truyện thì hay mà thơ thì tuyệt, nhưng thường thường thì mỗi tháng nhịn ăn ít nhất cũng năm sáu ngày” [12, 156].

Nhờ trải qua nhiều thăng trầm, Vũ Bằng đã xác định được làm báo tức là làm văn hóa: “Thực sự báo chí là gì? Báo chí không phải là một trò giải trí, nhưng là một bộ môn văn hóa, phản ánh sinh động nhất, đầy đủ nhất tính chất của một chế độ xã hội, cho một chế độ xã hội” [12, 383]. Ông nhận ra những bước đi ban đầu của mình: “Bây giờ ngồi nghĩ lại “thuở ban đầu lưu luyến ấy”, tôi cảm thấy nhục nhã, ê chề vô cùng, nhưng biết làm sao được? “Đợt sóng mới” mà! Bao giờ sống trong “đợt sóng mới”, lại không có con dê cỏn buồn sừng, những con ngựa mới được ra quần trên cỏ, tưởng đâu trên thì trời, dưới thì đất, thà giữa chỉ có một mình mình “thiên hạ độc tôn” [12, 49]. Đến khi đầu bạc, tác giả nghiệm ra những điều trong cuộc sống rồi tự vấn: “Viết thế này có hớ không?”, “chính quyền có chơi mình không?”, “Thông tin có đóng cửa báo không?”. Người viết báo khi trải qua những ngày mưa chiều gió sớm giờ đây ngồi phục xuống để tự nghe con tim mình nói chuyện và tự hỏi mình. “Văn chương của ta có phải là của ta hay chưa?”, “báo chí ta làm đã nói lên được gì khát vọng của ta chưa?”, “Ta đã đóng góp được gì cho lịch sử văn hóa dân tộc chưa?”. Những câu hỏi tự chất vấn của Vũ Bằng cho thấy khát vọng được cống hiến nhiều hơn nữa cho nền báo chí và văn học nước nhà.

Nghề báo đã dẫn Vũ Bằng đi nhiều miền của đất nước và trải qua những gian nan. Ở phần cuối của tập hồi kí Bốn mươi năm nói láo, ông bộc

bạch, nếu sau này ông được tái sinh một lần nữa thì ông vẫn lựa chọn nghề báo. Vũ Bằng là người luôn đam mê với nghề.

Năm 2007 nhà văn, nhà báo Vũ Bằng nhận được giải thưởng văn học nghệ thuật nhà nước truy tặng (khi đó Vũ Bằng đã qua đời). Điều này khiến ta liên tưởng đến khao khát ông thể hiện ở phần kết của cuốn Bốn mươi năm nói láo, về đóa hoa Antigone trong thần thoại Hy Lạp. Loài hoa tím ấy nguyên là

con gái của Oedipe và Jocaste. Antigone nói: Ta sinh ra là để yêu thương, chớ không phải để căm hờn, nàng là một người rất đẹp và dịu dàng nhưng đứng trước Créon bạo chúa, Antigone trở nên hiên ngang và mạnh mẽ, nàng đã chống lại tên bạo chúa và khép vào tử tội, Antigone chết. Hémon là con trai của tên bạo chúa và cũng là người yêu của Antigone cũng đã quyên sinh theo nàng. Từ huyền thoại đó người đời muốn nói đến cái đẹp đã sinh nở ra loài hoa Antigone huyền diệu và đây cũng là một loài hoa huyền diệu trong thơ T.T.K.H Hai sắc hoa ti-gôn đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy.

Một phần của tài liệu Cõi xưa trong văn chương của vũ bằng (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w