0
Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Quan niệm của Vũ Bằng về nghề báo

Một phần của tài liệu CÕI XƯA TRONG VĂN CHƯƠNG CỦA VŨ BẰNG (Trang 92 -102 )

Vũ Bằng là một người viết văn viết báo từ rất sớm, năm 16 tuổi đã có tập tùy bút Lọ Văn. Ông bước vào nghề viết báo chuyên nghiệp ngay sau khi học xong trung học ở trường Albert Sarraut ở Hà Nội. Mặc dù suốt cuộc đời Vũ Bằng đã cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp báo chí nước nhà nhưng mà ông lại cho rằng đó không phải là nghề viết báo mà là nghề “nói láo ăn tiền”. Nhưng khi đọc xong cuốn hồi kí ta hiểu được “nói láo” đó là một tiếng nói thông dụng có tính châm biếm để chỉ những người viết báo. Bằng sự trải nghiệm của mình, tác giả đã thụât lại những biến cố của lịch sử cũng như của nền báo chí nước nhà một cách hết sức chung thực trong suốt cả một thời gian dài của những năm đầu thế kỉ XX.

Vũ Bằng đã theo học trường Albert Sarraut, một trường trung học của người Pháp nổi tiếng toàn Đông Dương thời đó vì thế tiếp cận được với văn hóa phương Tây và nghề viết báo, một nghề mới lạ đối với trí thức Việt Nam hồi đó. Năm 16 tuổi Vũ Bằng say mê viết văn, viết báo và cộng tác với một số tờ báo lúc đó như tạp chí Hữu Thanh và nhật báo Trung Bắc Tân Văn. Cũng trong thời kỳ này ông trình làng tập tùy bút châm biếm có tên là Lọ văn. Sau này khi Bốn mươi năm nói láo ra đời, Vũ Bằng càng khẳng định được vị trí của mình trong làng báo trong những năm ba mươi đến những năm bảy mươi. Đọc Bốn mươi năm nói láo Thượng Sỹ đã nhận xét: “Với một lối diễn tả giản dị, thân mật, chan chứa tính cách trào lộng, Vũ Bằng đã phác lại thật độc đáo, thật linh động, những khuôn mặt của mấy thế hệ làm báo, những nhân vật nổi danh một thời, đã làm nên lịch sử, và đi vào lịch sử, hoặc chết đi, hoặc còn sống, hiện có mặt ở đây hay nơi khác. Những nhân vật này lần lượt xuất hiện mỗi người hiến cho độc giả một vài mẫu chuyện vui có, buồn có, nhưng thật mới lạ. Cho nên có thể nói, đọc “Bốn mươi năm nói láo” chẳng khác đọc lịch sử báo chí xứ này trong vòng già nửa thế kỉ XX”.

Hồi kí Bốn mươi năm nói láo được tác giả chia làm bốn phần và ở mỗi phần đều thể hiện cái nhìn về sự phát triển của báo chí nước nhà đồng thời

qua đó tác giả đã thể hiện quan điểm của mình về nghề báo. Khi bước chân vào nghề báo, Vũ Bằng không được sự ủng hộ của người thân. Vũ Bằng bỏ ngoài tai mọi lời khuyên nhủ của mẹ bởi vì lúc đó ông chỉ nuôi một hy vọng đến một ngày kia ông sẽ thành một “tên tuổi trong nền văn chương quốc tế” chứ không phải là một nhà văn, nhà báo quèn. Nhưng khi va chạm trong nghề ông nhận ra “nghề báo cũng như nghề “hát nhà trò” ngày trước, hay nghề “bán ba” bây giờ. Nó là cái nghiệp: đã mắc phải nó thì mê, không chịu được” [12, 23].

Trong cuốn Bốn mươi năm nói láo Vũ Bằng đã bộc bạch tâm sự về một thời “trẻ người non dạ” của mình. Khi mới bước vào nghề, ông quan niệm làm báo chẳng qua “thích thì làm, thích làm báo thì viết báo chớ cũng chẳng xây mộng lớn lao gì hết” [12, 13]. Rồi khi bài báo được đăng, ông vui mừng quá độ, rồi tự đắc cho mình là người có tài và cái quyền được “khinh khinh”, “phớt lờ” người khác. Rồi từ chuyện tếu táo đến chuyện thật, Vũ Bằng đã lao vào nghề như là “nghiệp chướng của đời mình” lúc nào không biết, rồi cứ như thế cuộc đời làm báo của ông trải dài suốt bốn mươi năm.

Khi mới bước chân vào nghề, ông đã gặp nhiều đàn anh sa ngã, trụy lạc trong những đêm dài ca quán, những đêm bên nàng tiên nâu. Vì muốn chứng tỏ mình cũng là những người trong chốn “giang hồ lạc phách” của “trường văn trận bút”, ông đã lao vào những sự đam mê để hủy hoại đời mình với một niềm tin là mình đang làm một việc đáng làm không hề ân hận: “Tôi cho là trời khắc với tôi trời độc ác với tôi nên tôi mới khổ cái thân tôi như thế! Tôi bèn kiếm cách trả thù Trời cho hả giận. Bởi vì Trời sinh ra tôi thì Trời phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tôi, tôi khổ thì tôi hủy hoại cái thân tôi cho Trời biết tay. Từ đó, tôi thức thâu đêm suốt sáng với bè bạn bên chén rượu, cạnh bàn đèn, bên hoa đẹp… tôi không tậu được đất ở nhà quê, nhưng tôi đã ngã vào cánh tay sắt bọc nhung của Phù Dung tiên nữ” [21]. Tâm trạng này của Vũ Bằng cũng chính là tâm trạng của nhiều thanh niên trong những năm bị đô hộ. Thanh niên thời này chịu ảnh hưởng của lối ăn chơi của phương Tây đặc biệt là

lối sống của Pháp nên ngày càng trở nên hư hỏng, trụy lạc. “Bấy giờ, nước ta đang trải qua một thời kỳ hỗn độn. Thanh niên mắc phải “bệnh thời đại”, hầu hết không có lý tưởng để theo. Một số rất đông sống cuộc đời không tin tưởng. Không có ngày mai. Sa ngã, trụy lạc” [21]. Chính điều này đã đẩy nhiều thanh niên của thời đại lao vào “những cuộc dật dục vong nhân để tiêu ma sức khỏe, tinh thần bạc nhược”. Không chỉ có Vũ Bằng lầm lẫn mà rất nhiều thanh niên làm văn nghệ cũng rơi vào cạm bẫy.

Bằng bút pháp giản dị, sự trào lộng và hài hước, Vũ Bằng đã kể lại những thời kì làm báo của mình, đặc biệt thời kì làm Báo tếu. Tác giả và đồng nghiệp đã dám vạch trần những mặt xấu xa: “ông chửi cha người ta lên, mà lại còn cho là chưa đủ, còn tìm cách viết những câu thực tục tĩu, thực rơ bẩn nhớp nhúa và cho như thế mới… mặn mà! Tuy vậy, đấy mới chỉ là bề ngoài. Tội lỗi nhất là cái mưu lược của tôi ở bên trong, khi viết chửi người ta như tát nước; Phàm những bài chửi quan trọng đều nuôi ác ý, mưu làm cho người bị chửi mất công việc làm ăn, sinh sống, bị bắt, bị tù, hay ít nữa thì vợ cũng bỏ chồng, cha bỏ con, đầy tớ bỏ chủ, cho người bị chửi không cất đầu lên được” [12, 50]. Họ đã xác định đã là nhà báo chân chính thì không bao giờ run sợ trước quyền lực và tiền tài.

Trong suốt cuộc đời gắn bó với nghề báo và tung hoành khắp từ Bắc vào Nam với nghề, nếm trải những cay đắng ngọt bùi, niềm vui và sự thất vọng, Vũ Bằng một lòng “ăn chịu” đến cùng với báo chí. Bằng sự trải nghiệm của mình trong nghề, ông đã thuật lại một cách chân thực và cảm động thực trạng của báo chí nước nhà trong những năm đầu thế kỉ XX với những gương mặt tiêu biểu đã làm nên sự sôi động của báo chí công khai lúc bấy giờ. Từ những chi tiết cho thấy cách “sống láo nháo” của những người làm báo từ 1930-1945 cho đến những trò ngang ngược mà mình đã dám làm ở thời trai trẻ, để sau này nhìn lại, ông thấy “cá nhân tôi đủ các tật xấu nết hư”, “và để tỏ ra rằng mình cũng là tay lão luyện như ai, tôi hút dữ, uống dữ” và “để lòng lên bàn tay, tôi chỉ thấy tôi là một anh nói láo trường kỳ, nói láo vô tội vạ, nói

láo ra tiền để kết cục bây giờ mang lấy cái nghiệp vào thân, không sao gỡ được, đành là cứ phải tiếp tục nói láo cho đến chết – vì tôi biết chắc sẽ không thể nào thoát được hai bàn tay sắt bọc nhung của bà chúa báo” [12, 12]. Sau này khi nghĩ lại Vũ Bằng xót xa vì hồi ấy “Tôi thích viết báo và muốn làm nghề đó quá, nhưng biết làm sao bây giờ? Không có cách gì hơn là bạ tờ báo nào cũng đọc, bạ cuốn sách truyện nào cũng coi, rồi… học thuộc lòng từng đoạn, kiểu mười bốn, mười lăm tuổi đi chim gái, các chàng trai mới lớn lên mượn mẫu thơ tình, cóp lại để vứt vào trong nhà người yêu lý tưởng” [12, 15]. Sau này, khi trưởng thành hơn, ông đã khẳng định được lý tưởng và sự đam mê của người viết báo là phải nhìn ra lẽ phải. Để từ đó có một cái nhìn đúng đắn một tư tưởng tiến bộ, phần nhiều là do học hỏi từ đời sống và các vị tiền bối.

Trong bài Tạ từ trung Bắc vào Nam, Nguyễn Văn Vĩnh viết: “người viết báo phải quan niệm mình làm nghề không phải để chơi hay để kiếm tiền, nhưng phải quan niệm về mình là những người thừa kế của cách mạng tư sản, mở đầu là cách mạng tư sản Pháp, say sưa với tự do, chung thành với lý tưởng, chống áp bức, chuộng tiến bộ và quyền lợi tinh thần của con người đã ủy thác nơi báo chí”. Từ những lời tâm huyết của Nguyễn Văn Vĩnh, Vũ Bằng đã phát hiện ra ý nghĩa đích thực của báo chí và cảm thấy ăn năn về những việc làm trong quá khứ của mình “tôi đã cảm thấy chán nản vô cùng, vì đây là những phút đầu tiên trong đời tôi, qua một câu chuyện của một bậc đàn anh, tự dưng thấy rõ là làm báo không phải là chửi bậy, không phải là viết một vài bài lấy lẽ mà làm báo là “là một cái gì lớn lao” [12, 90- 91]. Tiếp xúc và học hỏi được những kinh nghiệm bổ ích của lớp đàn anh, Vũ Bằng đã quan niệm đúng đắn hơn về nghề báo. Đặc biệt là ông đã nhận thấy cần phải thay đổi lối sống ăn chơi sa đọa, của mình. Vì thế ông đã quyết định cai và đã cai được.

Sau mấy năm từ Bắc vào Nam, Vũ Bằng đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm của các vị tiền bối, nhờ đó mà thay đổi được cách nhìn nhận về nghề báo: “trong quỹ đạo của nghề báo, tôi cần phải làm một cái gì khác trước, mà

cũng là để xứng đáng với những anh em xa gần hơn trước” [12, 186]. Sự thay đổi trong cách nhìn nhận của Vũ Bằng đó cho ta hiểu được ước mơ, khát vọng lớn lao của ông trong nghề báo. Cũng chính lý tưởng cao đẹp ấy đã khiến ông cảm thấy thất vọng nặng nề khi chứng kiến cảnh ông quản lý của mình lấy tiền của người đàn bà Thổ (vì bà muốn tìm con thất lạc) một cách trắng trợn. Ông cảm thấy đó là một việc làm nhẫn tâm khiến cho lòng ông se sắt. Mặc dù trước đây ông cũng đã từng chứng kiến nhiều vụ làm tiền trắng trợn và tàn nhẫn hơn. Có lẽ đây là thời gian mà lương tâm ông trong sáng nhất, nên cảm thấy chán nghề. Ông nhớ lại lời người mẹ van xin ông đừng làm nghề báo. Nhưng làm sao mà thoát được? “Thoát bằng cách nào đây?”, “làm thế nào để thoát khỏi nó bây giờ”. Bên cạnh đó nhà văn còn phải chứng kiến những người tài năng đức độ như Nguyễn Văn Vĩnh nhưng kết cục bị đẩy sang Lào và mất ở nơi “ma thiêng nước độc”. Vũ Bằng trở nên chán chường và muốn ly khai với nghề báo. Song chính tấm gương của ông Vĩnh “thà chết chứ không chịu đầu hàng Pháp” và “không vì tiền mà làm hòa với giặc” đã giúp Vũ Bằng có thêm dũng khí: “nếu làm báo mà chỉ nhắm vào tiền thì quả là lầm quá”. Hơn nữa “làm báo mà ăn tiền Nhật, nó khinh cho như chó”. Sống trong thời kỳ Mỹ - ngụy, nhiều nhà báo vì cuộc sống áo cơm nên đã chấp nhận những đồng tiền bất chính của Mỹ, nhưng Vũ Bằng thì khác. Với ông “thà chịu nghèo để được sống tự do, bất khuất, chịu khổ để mà nói lên được những điều đáng nói thì cũng có một cái thú riêng, mặc dầu có người vẫn cho rằng hành động như thế là quân tử tàu, là gàn dở, là quê một cục” [12, 308]. Vì chế độ kiểm duyệt của Mỹ - ngụy, nhiều nhà báo vì đồng tiền méo mó nhân cách. Vũ Bằng đã xác định: “hành nghề vì một cái gì cao cả hơn, làm cho người ta hy vọng và đặt nhiều tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng, chớ không phải chỉ vì danh và lợi!” [12, 356].

Sống lăn lộn với nghề báo, chứng kiến bao cảnh éo le trong nghề nhưng Vũ Bằng vẫn tin tưởng: “tôi thú thật đến tận bây giờ tôi vẫn chưa hiểu nổi tâm lý của người viết báo, nhưng có một điều chắc chắn là đa số những người viết

báo, trước đây và hiện nay, không phải là thứ người như tôi nói lúc mới bước vào nghề, quan niệm báo chí là một thú chơi vô hại, một trò giải trí dẻ tiền; nhưng họ biết chắc báo chí là một cái gì cao cả hơn thế, có một ích lợi bao quát hơn cả mà lại có tính cách đấu tranh đại quy mô tuyệt vời. Người làm báo không vì danh vì lợi” mà “họ thiết tha với nghề văn nghề báo, bởi họ nhận thức được nghề làm báo, viết văn là đệ tử của quyền lực” [12, 357- 358].

3.2. Nhà báo

Từ nhỏ Vũ Bằng đã có điều kiện tiếp xúc với sách báo nên đã sớm nuôi mộng trở thành một người nổi tiếng trong lĩnh vực viết lách. Hơn nữa vào lúc ông đang trong tuổi trưởng thành thì báo chí Việt Nam bắt đầu trở thành một nghề thực sự và ký giả cũng đã trở thành một lớp người có tiếng nói “nặng đồng cân”. Điều đó đã kích thích tâm lý của một tâm hồn trẻ muốn thể hiện mình như Vũ Bằng. Trong Bốn mươi năm nói láo, Vũ Bằng tâm sự: “Làm báo như hạng Nguyễn Phan Long, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, viết một bài, Tây sợ chết cha chết mẹ, phải mua chuộc hàng ngàn hàng vạn mà chưa chắc đã êm… Mê quá!”. Chính vì nuôi ước mộng nên đang ở tuổi 15-16, ông đã quyết định bỏ học và bỏ luôn cả cái dự định của người mẹ sắp xếp.

Vũ Bằng tâm sự: “Bài báo thứ nhất của tôi đã viết ra hồi Phạm Tất Đắc xuất bản cuốn Chiêu hồn nước. Bài báo ấy vẻn vẹn có mấy câu đại khái: “Chúng tôi kính biếu gói báo cuốn sách nhỏ này và xin quí báo, nếu tiện cho đăng mấy dòng sau đây: Sách “Chiêu hồn nước” của Phạm Tất Đắc đã có bán ở khắp các hiệu sách, rất hay, rất lâm ly, xin hải nội chư quân tử tìm đọc kẻo hết”. “Cái bài đặc biệt ấy dớ dẩn đến thế mà có báo hồi ấy đăng lên thật. Tôi đọc đi đọc lại mãi đến thuộc lòng; chưa đủ; tôi cắt ra dán vào an - bom. Và từ đó tôi thấy mình là nhà báo thực sự mà chính tôi không tự biết, cũng như ông Jourdain trong hài kịch “Trưởng giả học làm sang” của Molìere nói lên văn xuôi mà không biết mình làm văn xuôi” [12, 14 - 15]. Cũng từ đây Vũ Bằng bắt đầu mê nghề báo và dấn thân vào nghề nhưng “vốn trẻ người non dạ mà lại hỗn, tôi nhận ngay làm công việc đó, bất cứ cái gì cũng

chửi… chửi cá nhân, chửi đời tư của những người mà mình ghét, và nhất là chửi đồng nghiệp, vì “nghe đâu báo của nó bán chạy hơn của mình”. Mà nó không có tài, chẳng hiểu làm sao báo lại chạy? Mình thế này mà chịu thua nó hay sao? Tức thì lại càng chửi khỏe” [12]. Những việc làm như vậy khiến sau này Vũ Bằng cảm thấy ân hận “Bây giờ ngồi nghĩ lại “thuở ban đầu lưu luyến ấy” tôi cảm thấy nhục nhã, ê chề vô cùng, nhưng biết làm sao được?... Quả thực tôi thấy cái tác phong làm báo của tôi hồi ấy quả là… ê trệ”. Đó là những lời ăn năn hối hận của Vũ Bằng về những việc làm sai trái của một thời non nớt khi ông mới bước vào nghề. Điều này chứng tỏ Vũ Bằng là một nhà văn hết sức trung thực, ông không hề che dấu những sai trái cũng như khuyết điểm của mình và qua đó ông cũng muốn chứng thực một điều rằng, ở đời không phải “nhân vật thật” nào cũng phải chết đi thì cuốn sách mới có thể in ra được như điều Nam Cao từng e ngại.

Ở Bốn mươi năm nói láo, Vũ Bằng thể hiện một giọng điệu trần thuật

Một phần của tài liệu CÕI XƯA TRONG VĂN CHƯƠNG CỦA VŨ BẰNG (Trang 92 -102 )

×