Chân dung tự họa của nhà báo Vũ Bằng

Một phần của tài liệu Cõi xưa trong văn chương của vũ bằng (Trang 105 - 111)

Vũ Bằng nhận nhiệm vụ vào miền Nam là ông chấp nhận tiếng “phản động”. Mặc dù chấp nhận nhưng trong lòng ông luôn sống trong trạng thái day dứt, băn khoăn. Sự giằng xé trong tâm hồn đã thôi thúc ông viết hồi kí

Bốn mươi năm nói láo. Ông muốn thanh minh cho “thân phận và danh tiết của

mình” cũng như là câu trả lời cho tất cả mọi người và xã hội “Tôi không bao giờ phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân!”. Vì thế không cần phải đợi đến ngày 1/3/2000 khi Bộ Quốc phòng xác nhận Vũ Bằng là tình báo viên thì ông mới thuộc về nhân dân, mà ngay khi Thương nhớ mười hai, Bốn mươi năm

nói láo và một số tác phẩm khác của ông ra đời đã là minh chứng sự thật về

con người ông. Đó là một con người có tâm hồn nhạy cảm và trái tim đầy yêu thương, ông không chỉ là nhà văn, nhà báo nổi tiếng mà còn là một nhà tình báo có nhiều công lao đối với đất nước và dân tộc.

Đọc những tác phẩm của ông, đặc biệt là những tác phẩm hồi kí ta thấy ông là một người rất thẳng thắn và trung thực, không hề che dấu những sai

lầm của cuộc đời mình. Ông sẵn sàng kể ra vừa như để thanh minh vừa như để tạ lỗi đối với bạn bè, đồng nghiệp, người thân. Với Hồ Zếnh, Vũ Bằng đã không ngần ngại kể lại nỗi xấu hổ của mình khi thấy “có lẽ Hồ Zếnh tưởng tôi đã nâng đỡ anh trên mặt báo để cho anh có tiếng tăm như bây giờ, ông cảm thấy xấu hổ vì “thực ra tôi không làm được gì cho Hồ Zếnh, lúc anh mới bước vào trường văn, trận bút. Thơ của anh không những tôi bỏ đi mà ngay đến những truyện ngắn đầu tay của anh viết tôi cũng không xếp. Cái truyện ngắn làm cho anh nổi tiếng trước khi anh nổi tiếng về thơ, nhan đề là “nhà đông con” không phải do tôi chọn. Nói rất thành thực, chuyện đó là do Nguyễn Doãn Vượng yêu cầu tôi đăng tải”.

Ở bài Sang Nhật Tân ông kể: “Tôi dốt nhưng tòa soạn nhất là Tạ Đình Bính không phản đối mà lại còn khuyến khích tôi, thành ra được thể tôi chửi “tuốt mo” chửi văng mạng, chửi đời tư của người ta một cách bỉ ổi… đến nỗi ai cũng phát ghét và Mân Châu Nguyễn Mạnh Bổng tức quá cũng đi thuê du đãng đánh cho tôi… bỏ mẹ! Nhưng vốn là ngựa non háu đá, lại thêm cái tính điếc không sợ súng, tôi lại lấy thế làm hãnh diện…”. Cũng trong bài này ông tâm sự “vốn trẻ người non dạ mà lại hỗn, tôi nhận ngay làm công việc đó, bất cứ cái gì cũng chửi vung xích chó”.

Trong Bốn mươi năm nói láo, Vũ Bằng đã kể những kỉ niệm khó quên với những đồng nghiệp, đặc biệt là những giây phút được sống và làm việc với những người đồng nghiệp Hà thành. Ông nhớ về họ với tất cả những tình cảm thiêng thiêng của một thời làm báo. Đó là những người bạn như: Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Thâm Tâm, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Ngọc Giao, Thanh Châu... Mỗi khi viết về họ, ông đều thể hiện những tình cảm chân thành nồng ấm. Viết về Vũ Trọng Phụng, ông ca ngợi: “Phụng có cái tài đặc biệt là không hề biết đánh bạc là gì, mà tập phóng sự đầu tiên viết cho báo “Nhật Tân”, anh dám đề cập đến vấn đề bạc bịp. Thực ra, anh cũng chưa hề quan sát một vụ “đánh bờ” bao giờ, nhưng anh viết như một người đánh bạc thông thạo nhất… Đọc chuyện “Số đỏ”, ai cũng tưởng Phụng là một

tay ăn chơi sành sỏi khét tiếng mà lại “đểu” là khác nữa, nhưng sự thật lại trái ngược hẳn: trong tất cả anh em quen biết, Phụng có lẽ là người “chân chỉ hạt bột” nhất, hiền lành nhất mà tương đối cũng là đạo đức nhất” [12, 105- 106].

Viết về những người bạn khi tác giả đang sống ở Sài Gòn nên viết về những kỉ niệm ngày xưa cũng là để khỏa lấp nỗi trống vắng trong hiện tại. Vũ Bằng đã hồi tưởng lại cả một quãng đời gắn với sự nghiệp làm báo gần nửa thế kỉ của mình. Mở đầu tập hồi kí này tác giả đã khẳng định “Mục đích của tôi là thuật lại đúng các giai đoạn làm báo nói láo ăn tiền của tôi để nhân đó may ra các bạn có thấy diễn tiến của nghề báo ở nước ta ra thế nào”. Đọc cuốn hồi kí này ta hiểu được đời tư của tác giả cũng như nắm bắt được bức tranh của làng báo Việt Nam suốt từ trước cách mạng tháng Tám cho đến kháng chiến chống Mỹ và những biến động lớn của một thời đại đã qua, đó là những ngày vui, buồn của nghề làm báo. Bằng giọng giễu nhại, Vũ Bằng đã phơi bày những hạn chế của mình và của đồng nghiệp khi còn non nớt, và xác định được vai trò của báo chí: “Không chửi Tây được như ai (vì tôi sợ Tây bắt ra Côn Đảo) tôi bèn buộc ngay trên cổ tôi một thứ bịnh: bịnh chán đời. Tôi làm ra vẻ chán chường thế sự, uất ức vì những cảnh chướng tai gai mắt, đất nước lầm than, tìm đủ các cách trác táng hình hài, tìm đủ các cách để tự hủy hoại mình đi. Làm như thế theo tôi nghĩ lúc bấy giờ nó có vẻ “cha”, mà mới thật hợp với con người làm báo. Rồi các bài báo mà mình viết ra, đọc lại mình cũng thấy hay phi thường và tự cho mình là “nhứt tự thiên kim”, tòa soạn bỏ đi một đoạn hay sửa một chữ - một chữ thôi - mình cảm thấy là làm hại văn mình, giết mình, phá hoại mình” [12]. Những tư tưởng kiểu như thế này có ở Vũ Bằng suốt cả một khoảng thời gian dài.

Vũ Bằng là “một nhân vật mang diện mạo khá đặc biệt trong giới những người viết văn làm báo ở Việt Nam” [88, 14]. Bốn mươi năm nói láo đã bộc lộ thế giới nội tâm của Vũ Bằng cũng như đã tái hiện lại cả một thời kỳ “hỗn độn”, đó là một “xã hội tràn đầy cảnh bất công, bóc lột tạo ra vì chế độ thực dân tàn ác” [12, 56]. Xã hội ấy đã đẩy cả một thế hệ thanh niên mắc

vào cái “bệnh của thời đại”. Họ phải sống trong hoàn cảnh không có sự tin tưởng, không có ngày mai nên họ trở nên sa ngã, trụy lạc. Tác giả đã cho ta một cái nhìn toàn diện về lịch sử báo chí và những biến động của xã hội, văn hóa nước ta cũng như đời sống của các nhà văn nhà báo trong suốt bốn mươi năm của dân tộc. Cả một đời gắn với nghề báo, cả một đời tung hoành trên mặt báo khắp từ Bắc vào Nam, ông là người phải nếm đủ mùi vị của nghề báo chí. Khép lại cuốn Bốn mươi năm nói láo, Vũ Bằng đã có những lời tâm sự đầy tâm huyết: “Người mẹ nào sanh ra con lại chẳng muốn cho con sau này ăn nên làm ra, có vai có vế, nhưng Mẹ ơi, con đành chịu tội bất hiếu với Mẹ: nếu trở lại làm người, con cứ lại xin làm báo!” [12, 385]. Vì thế Bốn mươi

năm nói láo trở thành một bức chân dung tự họa về sự nghiệp và cuộc đời của

KẾT LUẬN

1. Vũ Bằng là một nhà văn, nhà báo có một cuộc đời đặc biệt và trưởng thành trong một bối cảnh lịch sử xã hội rất đặc biệt của Việt Nam. Năm 1954 khi được cấp trên giao nhiệm vụ ông buộc phải bỏ lại vợ con, quê hương vào Sài Gòn để hoạt động bí mật và chịu mang tiếng là “dinh tê theo giặc”. Những tưởng sau khi đất nước thống nhất ông sẽ được trở về sống đoàn tụ với gia đình, nhưng thân phận của ông lại rơi vào cảnh im lặng một cách khó hiểu. Điều này khiến ông tuyệt vọng. Chính điều bất hạnh này thôi thúc ông viết nên nhiều tác phẩm có giá trị để từ đó ta có được một Vũ Bằng nhà văn, nhà báo tài năng trong nền văn học Việt Nam hiện tại.

2. Vũ Bằng là một cây bút viết văn đặc sắc trong nền văn học Việt Nam. Ông là người thành công trên nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thể chân dung… Những sáng tác ở thể chân dung của nhà văn tập trung ghi lại những hồi ức về quãng đời đã qua cũng như dựng lên những chân dung về bạn bè, đồng nghiệp cùng thời và những biến đổi trong bối cảnh của xã hội đương thời.

Dựa vào đặc điểm thể loại chân dung, Vũ Bằng đã thỏa sức giãi bày những nỗi niềm cũng như những chiêm nghiệm của mình về con người và cuộc đời. Vì thế ở mỗi chân dung mà Vũ Bằng xây dựng đều được khám phá bằng cái nhìn toàn diện, đa chiều. Đó là những con người cụ thể có thật ở ngoài đời mang những đặc điểm riêng, cá nhân độc đáo, với những tính cách, tài đức hơn người, nhưng đồng thời đó cũng là những con người có những sinh thú đời thường. Tài năng của nhà văn trong thể loại viết chân dung văn học đã khẳng định vị trí của ông trong nền văn học Việt Nam.

3. Trong các thể loại văn học mà Vũ Bằng sáng tác, thể loại kí là nơi mà ông thể hiện rõ nhất tâm hồn và nỗi lòng của mình, là một thể loại rất phù hợp với tâm trạng của tác giả. Sống ở Sài Gòn ông luôn có tâm trạng hồi cố. Với tâm trạng hoài cổ ông đã tìm đến thể kí để làm bạn tâm tình, để giải bày

tâm sự, nỗi lòng trắc ẩn trong tâm hồn. Những người, cảnh, việc chưa thật lâu nhưng vẫn được ông cảm nhận như với người xưa cảnh cũ. Điều này được thể hiện rõ nhất ở các tác phẩm như Bốn mươi năm nói láo, Thương nhớ mười

hai…

Cuộc đời nhiều thăng trầm, lại sống trong cảnh li hương và mang mặc cảm rời xa cách mạng nên tâm trạng Vũ Bằng nặng nỗi buồn, suy tư, trăn trở. Trong tâm tưởng của người xa quê hương, Bắc Kỳ bao giờ cũng mang vẻ đẹp của thiên nhiên và con người. Tất cả đều chất chứa, in đậm trong sâu thẳm tâm hồn của Vũ Bằng khiến cho lòng ông lúc nào cũng chất chứa những tâm sự u ẩn lạc loài. Tác giả đã dành trọn Thương nhớ mười hai để viết về vẻ đẹp của cảnh vật và con người Bắc Kỳ trong nỗi hoài niệm da diết.

4. Bốn mươi năm nói láo đã phản ánh sự phát triển của báo chí và hoàn cảnh của chính trị xã hội nước nhà trong suốt hơn nửa thế kỷ. Bằng giọng điệu trữ tình cùng với nhu cầu của nội tâm muốn được ký thác, giải tỏa tâm hồn, Vũ Bằng đã kể lại những năm tháng thăng trầm trong nghề báo chí cũng như những lỗi lầm trong tuổi trẻ của mình đối với bạn bè, người thân. Sống xa quê ông có thời gian để chiêm nghiệm lại tất cả những quá khứ, niềm vui nỗi buồn, có cơ hội "tự thú" với những lỗi lầm. Bốn mươi năm nói láo không chỉ ghi chép lại sự phát triển của báo chí nước nhà mà còn là sự ăn năn tự thú về những lỗi lầm của tác giả, đồng thời hiện lên hình ảnh một nhà văn, nhà báo đam mê nghề nghiệp. Ông đã dành trọn cả đời mình cho nghề báo. Vũ Bằng là một nhà văn, nhà báo tài hoa, độc đáo.

Một phần của tài liệu Cõi xưa trong văn chương của vũ bằng (Trang 105 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w