Con người trung thực, ngay thẳng, nghĩa khí và nhân hậu

Một phần của tài liệu Con người và không gian nam bộ trong buffet truyện ngắn đồng bằng luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 34 - 38)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Con người trung thực, ngay thẳng, nghĩa khí và nhân hậu

Có thể thấy, người Nam bộ trong sinh hoạt còn có chút “quê mùa”, “thô kệch” tuy nhiên họ cũng rất biết thế nào là “kiến nghĩa bất vi vô dũng dã, lâm nguy bất cứu mạc anh hùng.” Có lẽ vì thế, mỗi khi nhắc đến người dân Nam bộ, có một điều rất thú vị là không biết tự lúc nào người ta lại ưu ái và trìu mến gọi đó là người “rất Nam bộ” hay “Nam bộ rặt” rất ngộ nghĩnh và đáng yêu.

Quan niệm đạo đức theo kiểu trọng nghĩa, khinh tài này chi phối cả việc đánh giá con người. Buffet truyện ngắn đồng bằng ít xây dựng những nhân vật với tư cách là con người cá nhân có khả năng khái quát cho tính cách hay số phận. Những nhân vật trong tập truyện này là biểu hiện của cuộc sống đa dạng, phong phú và cho quan niệm đạo đức xã hội.

Con người trong Buffet truyện ngắn đồng bằng xấu tốt đôi khi được thể hiện quá đơn giản, rõ ràng như kiểu các nhân vật trong những truyện thơ nôm bình dân phổ biến ở miền Nam. Hoàn cảnh có thể xô đẩy con người vào con đường tội lỗi nhưng không làm tha hoá, biến chất họ. Đại ca Long, cầm đầu hơn chục thằng lang thang khắp các cánh đồng miền Tây, nhưng không phải để cướp bóc, giật dọc của ai cái gì mà đơn giản là họ chỉ nhận gặt lúa thuê để kiếm sống. Được gọi với cái danh là “đại ca Long” nhưng thật chất anh là một con người với bộ dạng “hiền khô, chưa từng nổi nóng hay văng tục với bất cứ ai”. Theo thằng Kiếm, anh được làm đại ca là vì anh có “nghĩa khí giang hồ”. Ngay đến cái lần anh giết người cũng là vì nghĩa khí giang hồ: “Mấy năm trước tao mới vô nghề, dành dụm được một số tiền sắm được chiếc ghe này, rủ thêm vài người bạn đi gặt mướn ở vùng lân cận, sau mê quá nên đi tứ xứ. Đi tới đâu rủ rê thêm người tới đó, toàn là dân nghèo rớt mồng tơi không một cục đất chọi chim hoặc là hoàn cảnh đưa đẩy như mầy

với thằng lọ nghẹ. Mấy tỉnh ở miền Tây này, cánh đồng nào cũng có dấu chân của bọn thợ gặt tụi tao. Lần đó, ghe xuống Cà Mau vô tuốt đâu U Minh gặt mướn. Bữa cuối cùng, sau khi nhận tiền công của chủ đất đưa, định quay ghe trở về nhưng kẹt thằng lọ nghẹ bị sốt rét phải đưa vô trạm y tế nên phải neo ghe lại. Tới khuya, cả ghe đang ngon giấc thì bọn cướp mò vô ghe. Chắc tụi nó biết tụi tao mới nhận tiền công nên mò vô định hốt sạch. Lúc đó thằng nào thằng nấy mặt xanh như đít nhái ngồi rúm ró trong góc mặc cho tụi cướp lục lọi khắp. Tao thì đưa thằng lọ nghẹ vô trạm y tế quày trở về tính lấy mấy bộ quần áo cho nó, sẵn cây sào cặm trước mũi ghe tao nhổ lên quất túi bụi từ sau lưng tụi nó. Bị bất ngờ, tụi nó hoảng hồn phóng đại xuống sông không kịp lấy đồng nào. Vì sợ tụi nó quay lại trả thù nên tụi tao quay máy dông liền, ngang trạm y tế hốt luôn thằng lọ nghẹ. Sau này nghe người ta kể lại, có một thằng bị tao đánh trúng ót té xỉu rớt xuống sông nên chết ngắt. Tao sợ quá không dám trở lại vùng đó lần nào, cũng không dám trở về quê vì sợ công an tìm bắt. Vậy là sống luôn trên ghe tới giờ” [39, 199-200].

Vậy đấy, tấm lòng của con người ở vùng sông nước cũng luôn dạt dào như nước sông Cửu Long, luôn ngay thẳng, nghĩa khí và nhân hậu, có thể hi sinh bản thân mình không một chút tính toán trong bất cứ hoàn cảnh nào, cho dù họ không phải là anh em, họ hàng thân thích, mà chỉ là những người gặp nhau theo mùa vụ, gá nghĩa làm anh em, bạn bè.

Có thể thấy, những nghĩa khí ấy ta dễ dàng bắt gặp ở bất cứ con người nào của vùng Nam bộ, bởi phần lớn những nhân vật trong Buffet truyện ngắn đồng bằng đều được các nhà văn miêu tả như thế.

Trong truyện Người hàng xóm lạ lùng – Trịnh Bửu Hoài đã khắc họa lên chân dung của một ông Năm mà trong mắt mọi người là con người “nghiêm nghị, khó tánh, sống cô lập trrong ngôi nhà giữa vườn cây ăn trái, có hàng rào kẽm gai cao kín”. Thậm chí người ta còn quy kết ông là “sống ích kỷ, không hòa đồng” và lập dị. Ông sống theo một quy luật riêng của mình và

tất nhiên khi chết, đám tang của ông cũng ít người dự, đó là luật có qua có lại của loài người. Mọi việc từ nhỏ cho đến lớn đều được ông giải quyết theo cách của mình, bắt một kẻ trộm vào vườn ông không cần tới chính quyền phân xử, ông trói kẻ trộm vào gốc cây, đi tới đi lui giáo dục luân lý, khiến mọi người hiếu kỳ bu xem đông nghịch. Nói đã miệng ông mở trói thả đi. Hay khi đường quê bị giải tỏa, ông tự mình hì hục đào bới bứng dời cả một hàng dừa cao nghệu, mấy gốc xoài to như cổ thụ vào trong sân nhà – một việc làm mà mọi người đi qua đều cho là ông “làm chuyện điên rồ”. Tất cả đều được ông làm một mình, không nhờ, cũng không mượn của ai bất cứ cái gì, thỉnh thoảng chỉ có sự tiếp giúp của mấy đứa con, mà lại toàn là con gái.

Lợi hại hơn là ông dám tự xây nhà một mình, không mướn thợ, người trong họ đến xin làm giúp, ông đuổi về. Bỏ ngoài tai những lời xì xào, nói mỉa, mười hai năm sau, “một ngôi nhà đúc khá rộng, nóc bằng, sàn bê tông” đã được hoàn thành trong sự bái phục của thiên hạ.

Thật là một con người kì lạ, không thể hiểu, không thể lí giải nổi, đường xá, cầu cống trong xóm bị hư hỏng ông vác đồ nghề ra sửa sang, cũng một mình, chẳng rủ rê ai. Có lẽ, ta không thể dung nạp được một con người như thế trong làng quê vốn giàu dạt nghĩa tình, mọi người luôn sống bằng tình chòm xóm, láng giềng. Thế nhưng đó không phải là tất cả con người của ông mà chỉ là cái nhìn của mọi người về ông. Qua những lời bộc bạch của nhân vật “tôi” trong truyện, người đọc lại khám phá ra một ông Năm hoàn toàn khác, một con người “xưa nay sòng phẳng” như thế mà lại không lấy tiền cắt lại cái lưỡi xuổng đã mẻ của chú Ba, khiến “tôi” phải hết sức ngạc nhiên. Vậy mà ông lại trả lời một cách gọn hơ “Thằng đó quá nghèo, làm dùm cho nó”. “Tôi” càng ngạc nhiên hơn khi ông hì hục cưa cắt, khoan lỗ, tán ốc… Mồ hôi nhễ nhại để vá cái vè xe Honda bị mục lủng của tôi mà vẫn không nhận tiền. Vẫn câu trả lời tỉnh bơ “Chú mầy là người tốt, qua không lấy tiền”. Và sau đó ông đã giải thích một thôi một hồi thế nào là người tốt

trong mắt ông, làm ta vỡ lẽ ra, không thể đánh giá một con người qua những gì biểu hiện bên ngoài mà cần phải nhìn ở góc độ mục đích của việc làm ấy, nó đã đem lại gì cho mọi người xung quanh. Có những con người sống âm thầm, lặng lẽ, bất cần đời, không quan tâm đến cách nhìn, cách nghĩ của người khác nhưng người ấy chưa hẳn là người không tốt. Hàng xóm chỉ biết ông là người “khô khan, bỏn xẻn” nhưng không hề biết bên trong con người mà mọi người lên án ấy lại “có tính thiện, giúp người nghèo khó, lo chuyện xã hội, nhưng không khoe khoang”.

Sở dĩ, một con người trung thực, ngay thẳng, nghĩa khí và nhân hậu như thế lại phải sống một cách lập dị với đời là cũng bởi cuộc sống đẩy đưa, nhưng dù trong hoàn cảnh nào con người cũng không đánh mất bản chất tốt đẹp của mình, họ chỉ thay đổi cách sống để tồn tại trong xã hội này, nghe những lời tâm sự của ông Năm, ta sẽ thấu hiểu: “Chín người mười ý, làm sao vừa lòng hết mọi người, miễn đừng làm chuyện hổ thẹn với lương tâm là được rồi”. Hay: “Không ai hiểu mình bằng chính mình đâu chú em à. Qua biết bản chất mình thật thà, ngay thẳng, thậm chí có lúc lỗ mãng, khó mà thích nghi với cuộc sống vốn đòi hỏi phải mềm mỏng, tế nhị, có khi phải lòn cúi, nhẫn nhục. Sự đời nhiều việc phải trái lẫn lộn, tốt xấu chẳng biết đâu mà phân minh, con người qua vốn không tinh tế nên chẳng thể nhìn sâu hiểu rộng, cũng không có thủ đoạn để đối phó, nên đã nhiều lần lầm người lầm chuyện thật đáng tiếc…” [39, 157]. “Qua dở người dở tính nên không sánh bằng ai, thôi thì rút lui để khỏi phiền người hại mình. Qua sống không bao giờ ức hiếp người khác nên cũng không muốn ai hiếp đáp mình” [39, 158]. Ông không tin vào cuộc đời, không tin vào việc làm bên ngoài của con người nhưng ông không hề bi quan trước cuộc đời. Ông quan niệm “bi quan hay lạc quan là do cái lòng của mình”. Có bao giờ ta tự hỏi sống như ông Năm là dễ hay khó? Liệu trong cuộc sống xô bồ này còn mấy ai có cách nghĩ, cách sống và sống được như ông? Một con người luôn mang lại lợi ích cho xã hội cho

cuộc đời một cách âm thầm lặng lẽ nhưng chưa bao giờ hết lửa với cuộc đời dù đã chịu nhiều tổn thương.

Cuối cùng, những nét đẹp tinh hoa của dân tộc, những gì phù hợp với quan niệm của nhân dân đều được bảo tồn như tính khẳng khái, ngay thẳng, cương trực; như đối nhân xử thế đúng đắn, có thuỷ có chung, trọng nghĩa khinh tài, bao dung, độ lượng… Những gì không dung nạp được đều bị lên án, đào thải như lối sống vì tiền, thiếu nhân nghĩa, thiếu trách nhiệm với xã hội, với cuộc đời, …

Một phần của tài liệu Con người và không gian nam bộ trong buffet truyện ngắn đồng bằng luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w