7. Cấu trúc của luận văn
3.4.2. Những dự cảm lo âu của các tác giả
Thói quen làm nên phong tục và phong tục làm nên nét văn hoá riêng của mỗi dân tộc. Đối với vùng đất mới Nam Bộ, quá trình giao lưu văn hoá diễn ra quá nhanh khiến cho việc bảo lưu văn hoá truyền thống luôn đi kèm với việc làm mới nó hoặc dung hoà nó.
Cuộc sống thiên hình vạn trạng, niềm vui luôn đi đôi với nỗi buồn, ánh sáng luôn tồn tại bên cạnh bóng tối và cái xấu len lỏi giữa cái tốt, hạnh phúc xen lẫn nỗi đau. Và những khổ đau, bất hạnh của con người xưa nay luôn là điều thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút. Hầu hết các nhà văn đều bước vào nghiệp văn với một sự thôi thúc như thế.
Đời sống vật chất ngày càng no đủ thì dường như tình người có sự phai lạt, sự đánh mất gốc rễ, đánh mất tình cảm thiêng liêng, đó là điều đáng phải lên án. Con người có thể thờ ơ trước sự ra đi của một người cả đời khóc cho những nỗi đau của nhân tình thế thái, nước mắt của bà chỉ dành cho nỗi đau đời, còn nỗi đau của riêng mình thì chảy ngược vào tim (Người khóc mướn –
Nguyễn Minh Phúc). Chính sự lạnh lùng của con người làm ta phải nhiều lúc giật mình sợ hãi. Sự thờ ơ, lạnh lùng, có lúc nhẫn tâm của con người với con người trong xã hội xô bồ của miền Nam ngày nay không chỉ là nỗi lo của những con người đi khai phá nét đẹp tâm hồn, mà đây còn là nỗi lo chung, là sự ám ảnh thường xuyên day dứt trong tâm hồn con người mang chữ “tâm”, đừng để những giá trị văn hóa, tinh thần đã tạo nên cái hồn cho vùng sông nước dạt dào bị mai một, lụi tàn theo thời gian. Có lẽ vì vậy, với những trang văn của mình, hai mươi tác giả trong tuyển tập Buffet truyện ngắn đồng bằng
mong muốn mang đến người đọc một thông điệp: trong mọi hoàn cảnh nên để chữ “nhân” được tỏa sáng.
Không gian là nơi con người tồn tại và phát triển, không gian trong tuyển tập Buffet truyện ngắn đồng bằng cũng chính là không gian để con người nơi đây sinh sống và bộc lộ tính cách của mình. Mỗi nhân vật xuất hiện trong một không gian khác nhau: có lúc, đó là không gian của những vùng đô thị miền Nam, con người đã được hưởng “văn minh” của cuộc sống, mọi thứ xa hoa đều được mang về vùng quê này. Chính không gian đó đôi khi làm con người rơi vào lối sống hưởng thụ, ích kỷ, thờ ơ trước mọi niềm vui, nỗi buồn của những người xung quanh. Đôi khi không gian trong tuyển tập này được các tác giả khai thác ở góc độ một vùng quê nghèo, lạc hậu, còn ngập trong nước: đường, trường, chợ, điện, nước còn rất xa với con người. Dù là vậy thì không gian ấy cũng không thể đủ sức đè chết những giấc mơ về tương lai, về sự đổi đời của con người ở vùng đất này. Trái lại chính không gian đó
đã chấp cách cho cuộc đời của con người ở vùng đất “khi hiền hòa, lúc khắc nghiệt” này bay lên.
KẾT LUẬN
1. Truyện ngắn Việt Nam trong vòng ba mươi năm qua đã đi trọn một chặng đường. Chặng đường ấy gắn liền với sự kiện chính trị trọng đại: Đại hội VI quyết định cho công cuộc đổi mới toàn diện trên đất nước. Văn học thuộc lĩnh vực nhận thức xã hội thông qua cá nhân nhà văn nên không thể không chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của xã hội. Truyện ngắn sau 1975 tuy có khác nhiều so với truyện ngắn giai đoạn 1945 - 1975 nhưng nó vẫn phát triển trên cái nền của những thành tựu truyện ngắn 1945 - 1975 đã đạt được. Ngay những nhược điểm, những hạn chế không thể tránh khỏi của giai đoạn trước cũng giúp cho kinh nghiệm nghệ thuật của giai đoạn sau rất nhiều.
Nhìn tổng thể, sự vận động của truyện ngắn sau 1975 đã diễn ra giống như một cuộc nhận đường toàn diện và sâu sắc: từ ý thức nghệ thuật đến hành vi sáng tạo, từ tư tưởng đến thi pháp. Sự vận động ấy hướng mạnh mẽ đến những nỗ lực cách tân nhằm đổi mới thể loại.
2. Đồng bằng sông Cửu Long, miền đất trẻ của tổ quốc Việt Nam, nơi đã được thừa hưởng bao giá trị truyện thống từ ngàn đời của dân tộc. Người dân đồng bằng sông Cửu Long tự hào được sinh ra từ vùng đất giàu tiềm năng kinh tế và truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời. Hơn ba mươi năm đất nước thanh bình, cuộc sống của người dân đồng bằng sông Cửu Long không ngừng phát triển, đang cùng cả nước bước vào thiên niên kỷ mới với niềm tin, niềm tự hào trên bước đi vững chắc. Truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long phát triển trong bầu không khí chung của truyện ngắn Việt Nam, bên cạnh nét chung, truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long vẫn có nét riêng của văn hóa vùng miền.
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Nam bộ, hai mươi tác giả trong tuyển tập luôn mang đậm chất văn hóa của vùng đất phương Nam. Điều này đã được họ thể hiện trong những truyện ngắn của mình. Văn hóa trong truyện của của các
tác giả nổi bật lên những nét đặc trưng của đời sống vật chất và tinh thần của người dân Nam Bộ. Nhà văn đặc biệt thành công khi xây dựng được một thế giới nhân vật rất gần với con người trong cuộc sống đời thường. Những nhân vật mà chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều ở ngoài đời, đặc biệt là ở vùng đất đồng bằng sông Cửu Long. Chính điều này đã làm cho sáng tác của những nhà văn mang đầy hơi thở cuộc sống, gần gũi và dễ đi vào lòng người. Họ cũng đặc biệt thành công trong việc sử dụng từ địa phương Nam Bộ trong sáng tác. Lối miêu tả tự nhiên cùng hệ thống lời nói mang đặc trưng Nam Bộ đã đem đến cho tuyển tập màu sắc riêng biệt.
Quan tâm tới mọi chiều kích của cuộc sống đời thường, mảng truyện ngắn về cuộc sống cư dân ở đồng bằng sông Cửu Long đã mở ra trước mắt người đọc một bức tranh toàn cảnh sinh động của cuộc sống con người nơi đây. Bức tranh sinh hoạt đời thường vừa có sự đa tạp, buồn phiền với bao nhiêu cái xấu rình rập vừa chứa đựng bao triết lí nhân sinh về ý nghĩa cuộc đời, về cách làm người. Đằng sau những trang văn là niềm tin vào sự tốt lành, tin vào chiều sâu bản ngả ân tình thủy chung của con người.
Buffet truyện ngắn đồng bằng không chỉ mở ra vẻ đẹp tâm hồn tình cảm của con người nơi đây mà qua tuyển tập, chúng ta còn được sống lại trong không gian sông nước thơ mộng hữu tình của những câu vọng cổ ngân nga luyến láy, khi trầm khi bổng như khơi, như gợi, như bày tỏ của người dân quê Nam bộ. Đó còn là không gian của những vườn cây ăn trái triễu quả nằm ở các cù lao của hai nhánh sông Tiền và Hậu, mỗi năm những khu vườn này đem lại biết bao nguồn lợi kinh tế cho con người, hơn thế nữa, không gian của những khu vườn mát lành này còn là không gian để tình yêu của con người được đơm hoa kết trái, tạo nên những tình cảm đẹp trong lòng bao thế hệ người dân Việt. Đôi khi không gian Nam bộ bị ảnh hưởng luồng gió đô thị hóa, đã ít nhiều bị thay đổi, bị biến dạng, nhưng với truyền thống bao đời của người dân nơi đây thì Nam bộ nói chung, đồng bằng sông Cửu Long nói riêng
vẫn giữ nguyên vẻ đẹp của một không gian làng quê xanh mát và ấm áp tình người.
Với khả năng nắm bắt những vấn đề của đời sống hiện thực một cách nhạy bén, tinh tế các tác giả đã xoáy sâu vào mọi vấn đề thời sự nóng hổi liên quan tới cuộc sống con người trong xã hội hiện tại. Họ không khoan nhượng khi phê phán những gì trái với đạo lý với lương tâm và lẽ đời. Thế nhưng trên tất cả là tiếng nói yêu thương đối với con người. Họ đặc biệt biểu dương những con người biết giữ vững bản chất tốt đẹp dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
3. Buffet truyện ngắn đồng bằng vẫn còn những mặt hạn chế cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Ngoài các cây bút chuyên nghiệp trong hội nhà văn Việt Nam, số còn lại sáng tác mang tính nghiệp dư. Sự quan tâm của người đọc còn chưa đồng đều và sâu sắc. Tuy nhiên, các giải thưởng có giá trị cao cho thể loại truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long hàng năm đã minh chứng được tài năng của các nhà văn ở miền đất này trong suốt những năm qua. Đối với việc giảng dạy văn học địa phương, theo chúng tôi là rất cần thiết, cần có sự đầu tư biên soạn đầy đủ sẽ góp phần giáo dục học sinh niềm tự hào về quê hương và giúp các em có điều kiện thâm nhập vào thực tế cuộc sống, giúp các em tự hoàn thiện mình. Đồng bằng sông Cửu Long là bối cảnh của nhiều bộ phim hay, nhiều kịch bản hay. Tương lai truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long sẽ được nhiều người biết đến qua các mạng thông tin, truyền thông. Hy vọng đề tài này sẽ là tài liệu có ích cho những ai cần nghiên cứu, học tập, tìm hiểu văn học vùng đồng bằng sông Cửu Long.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Ái (chủ biên) (1991), Từ điển phương ngữ Nam bộ, Nxb Cửu Long.
2. Tạ Duy Anh (2008), Truyện ngắn chọn lọc, NXB Hội Nhà văn.
3. Vũ Tuấn Anh (1995), “Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Tạp chí văn học, số 4, 1995.
4. Hồ Thị Vân Anh (2008), Những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Việt Nam 5 nămđầu thế kỷ XXI, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Vinh.
5. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. M.Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, NXB Bộ Văn hoá thông tin, Hà Nội.
7. M.Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Nông Quốc Chấn (2002), Tính thống nhất mà đa dạng của văn nghệ các dân tộc Việt Nam, NXB Văn hóa Dân tộc.
9. Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
10. Nguyễn Minh Châu (2003), Tuyển tập truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội.
11. Đỗ Hoàng Diệu (2005), Bóng đè, NXB Đà Nẵng.
12. Phan Huy Dũng (2009) Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông, một góc nhìn, một cách đọc, Nxb Giáo dục Việt Nam.
13. Vũ Minh Giang (2008), Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội
14. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (1997),
Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 15. Võ Thị Hảo (2005), Hồn trinh nữ, NXB Phụ nữ.
16. Hoàng ngọc Hiến (1997), Văn học và học văn, NXB Văn học.
17. Hoàng Ngọc Hiến (2003), Văn học … Gần và xa, NXB Văn học, Hà Nội.
18. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp truyện,NXB Giáo dục, Hà Nội
19. Nguyễn Công Hoan (1999), Đời viết văn của tôi, NXB Thanh Niên. 20. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội Nhà văn.
21. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, NXB Giáo dục, Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Dư Khánh (1995), Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp, NXB Giáo dục
23. Phạm Trung Khâu (1987), Điều còn lại sau chiến tranh, Hội văn học nghệ thuật Cửu Long.
24. Phạm Trung Khâu (1990), Tiếng thét, Hội văn học nghệ thuật Cửu Long, NXB Cửu Long.
25. Lê Minh Khuê (2003), Tuyển tập truyện ngắn, NXB Hội Nhà văn.
26. Mã Giang Lân (2005), Văn Học hiện đại Việt Nam – Vấn đề tác giả, NXB Giáo dục, Hà Nội
27. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình của thế kỷ XX, NXB ĐHQG Hà Nội.
28. Phong Lê (2006), Người trong văn, NXB văn hóa Sài Gòn.
29. Phương Lựu (chủ biên) (2006), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
30. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và phong cách, NXB Trẻ.
31. Nguyên Ngọc (2006), Lắng nghe cuộc sống, NXB Văn nghệ 32. Vương Trí Nhàn (1998), Sổ tay truyện ngắn, NXB Hội Nhà văn
34. Nhiều tác giả (2000), Tuyển tập truyện ngắn Vĩnh Long, Hội văn học nghệ thuật Vĩnh Long.
35. Nhiều tác giả (2005), 30 năm truyện ký Vĩnh Long, Hội văn học nghệ thuật Vĩnh Long.
36. Nhiều tác giả (2005), Truyện ngắn hay 2004 – 2005, NXB Thanh niên. 37. Nhiều tác giả (2008), Nợ trần gian, nhà xuất bản hội nhà văn
38. Nhiều tác giả (2009), Buffet truyện ngắn đồng bằng, Nxb Trẻ. 39. Nhiều tác giả (2010), Buffet truyện ngắn Đồng Bằng, NXB Trẻ
40. Nhiều tác giả (2010), Vĩnh Long tiềm năng cơ hội đầu tư, NXB Thông tấn
41. Phan Quang (2002), Bút ký đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Trẻ.
42.Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam (1987), Lý luận văn học (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
43.Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội 44.Trần Đình Sử (2002), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
45.Trần Đình Sử (2004), Tự sự học, một số vấn đề lý luận và lịch sử, NXB ĐHSP, Hà Nội.
46.Trần Đình Sử (2005), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
47.Hồ Tĩnh Tâm (1992), Hiến dâng, Hội văn học nghệ thuật Vĩnh Long, NXB Vĩnh Long.
48.Hồ Tĩnh Tâm (2000), Núi giữa đồng bằng, Hội văn học nghệ thuật Vĩnh Long, NXB Vĩnh Long.
49. Hồ Anh Thái (2008), Tuyển tập truyện ngắn, NXB Hội Nhà văn. 50. Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận truyện ngắn, NXB Văn học.
51.Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thểloại, NXB ĐHQG Hà Nội.
52.Huỳnh Công Tín (2006), Cảm nhận bản sắc Nam bộ, Nxb, Văn hóa thông tin.
53. Trần Quốc Toàn (2003), 45 truyện ngắn chọn lọc và bình luận, NXB Hội Nhà văn.
54.Trần Túy (2005), Vai trò của nghệ thuật trong giáo dục thẩm mỹ, NXB Chính trị Quốc gia
55.Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận, NXB Trẻ.
56. Truyện ngắn trên trang web Văn nghệ sông Cửu Long (2006), NXB Văn học.
57. Từ điển Tiếng Việt (2002), NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học.
Tài liệu Internet
58.Văn Chinh, Văn xuôi Nam Bộ nhìn từ xa,
http://www.sachhay.com/new/200810251806/van-xuoi-nam-bo-nhin- tu-xa.aspx
59.Phùng Hữu Hải, Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại từ sau 1975,http://evan.com.vn
60.Đinh Văn Hạnh, Phác thảo cá tính Nam bộ,
http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/vanhoc.asp?
61.Nguyễn Hữu Hồng Minh (2009), Văn sĩ Miền Tây (1),
vannghesongcuulong.org
62. Nguyễn Hữu Hồng Minh (2009), Văn sĩ Miền Tây (2),
vannghesongcuulong.org
63.Võ Phiến, “Văn học miền Nam tổng quan”, http://www.tienve.org.
64. Hồ Tĩnh Tâm (2008), Chữ nghĩa đời thường và văn chương Nam Bộ,
vannghesongcuulong.org
65. Hồ Tĩnh Tâm (2008), Văn học Vĩnh Long trên đường tìm sự bứt phá, vannghesongcuulong.org
66. Nguyễn Đình Tú, Văn trẻ, đội ngũ và một vài khuynh hướng sáng tác gần đây, http:// evan.com.vn
67. Mẫn Tuệ,Mấy suy nghĩ về văn học Đồng bằng sông Cửu Long,
http://vanvn.net/news/16/34-may-suy-nghi-ve-van-hoc-dong-bang- song-cuu-long.html
68. Đối thoại, Diện mạo văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long,
http://vanhocquenha.vn/view.asp?n_id=4608&n_muctin=23
69. Phỏng vấn, Những trăn trở về văn học Đồng bằng sông Cửu Long,
http://www.thotre.com/luutru/index.php? menu=detail&mid=40&nid=1287
70. Lê Minh Quốc, Buffet truyện ngắn đồng bằng: Một "sự kiện" văn học Nam bộ,
http://www.baomoi.com/Buffet-truyen-ngan-dong-bang-Mot-su-kien- van-hoc-Nam-bo/152/3164577.epi