Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Buffet truyện ngắn đồng bằng

Một phần của tài liệu Con người và không gian nam bộ trong buffet truyện ngắn đồng bằng luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 52 - 59)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Buffet truyện ngắn đồng bằng

vịt. Trước lều của anh Năm Na được mọi người dựng lên một cái cổng chào bằng hai cây chuối lột vỏ, cắt ngọn, trang trí bông đủng đỉnh, bông dừa. Ai đó cắt dán hai chữ “Tuyên Hôn” cũng rất kiểu cách màu mè. Anh Năm Bé thủ luôn vai chủ hôn, đứng lên nói “mục đích, ý nghĩa, yêu cầu…” của buổi tiệc. Giọng anh trang trọng, tiếng vỗ tay lốp bốp, sau đó mọi người vào tiệc. Cuộc ăn nhậu kéo dài đến tận khuya, lửa củi, lửa rơm vẫn cứ sáng bập bùng. Tiếng đàn ghi ta phím lõm bổng trầm ngân vang trong đêm vắng” [39, 325-326].

Tóm lại, có thể nói, từ những sáng tác của các tác giả trong tuyển tập cho thấy một điểm nhìn, một góc nhìn, một cách tiếp cận hiện thực đời sống thể hiện sự hiểu biết khá sâu sắc về văn hóa và con người Nam bộ. Tất cả những vấn đề trên cho thấy ở họ cái tâm thế luôn tìm về với những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống của cha ông là nổi trội hơn hết. Đây phải chăng cũng là quan niệm nghệ thuật của các tác giả: khẳng định vẻ đẹp và ý nghĩa của cuộc sống con người không thể tách rời tâm thức và cội nguồn văn hóa dân tộc, dù đứng trước hoàn cảnh nào thì con người vẫn giữ được những giá trị truyền thống tốt đẹp ở chốn thôn quê của vùng Nam bộ.

2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Buffet truyện ngắn đồng bằng bằng

Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm với họ tên riêng, song cũng có khi nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ không đồng nhất với con người trong đời sống. Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người. Do tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử nên chức năng khái quát tính cách của nhân vật văn học cũng mang tính lịch sử. Nhân vật văn học được miêu tả qua biến cố, xung đột, mâu thuẫn và các chi tiết. Đó là mâu thuẫn nội tâm của nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật kia, giữa tuyến nhân vật này với tuyến nhân vật khác. Cho nên nhân vật gắn liền với cốt truyện. Nhờ được miêu tả qua xung đột, mâu thuẫn nên khác với hội họa và điêu khắc, nhân vật văn học là một chỉnh thể vận động có tính cách được bộc lộ dần trong không gian, thời gian, mang tính chất quá trình.

Trong Buffet truyện ngắn đồng bằng, việc xây dựng nhân vật qua tình huống đã trở thành dạng thức chủ yếu giúp các nhà văn phản ánh được hiện thực cuộc sống cũng như phác họa thành công chân dung của nhiều kiểu người trong xã hội. Thông qua tình huống truyện, tính cách thật của con người sẽ bộc lộ rõ nét nhất, đầy đủ nhất. Và khi đó, tình huống không chỉ thể hiện tính cách mà còn thể hiện cả sự vận động biến đổi tính cách của con người – nhân vật trong truyện. Các tác giả thường đặt nhân vật của mình vào một tình huống nhạy cảm để cho nhân vật tự ý thức, tự đấu tranh để có sự lựa chọn đúng đắn nhất, lựa chọn một cách sống, một hướng đi sao cho hợp lí. Những nhân vật trong tuyển tập này là biểu hiện của cuộc sống đa dạng, phong phú và cho quan niệm đạo đức xã hội của nhiều nét tính cách khác nhau trong con người.

2.3.1. Xây dựng tình huống để nhân vật bộc lộ tính cách

Tình huống được nảy sinh từ một sự kiện, một mâu thuẫn nhất định. Mâu thuẫn càng quyết liệt, bất ngờ thì tình huống càng hấp dẫn, cuốn hút. Nói chung, tình huống phát triển cao thành xung đột. Tình huống giúp cho những

gì còn nằm trong hình thức chưa phát triển nay bộc lộ và hoạt động tích cực. Vì thế, truyện ngắn cũng như các loại tự sự khác, không thể thiếu tình huống. Chỉ trong các tình huống cụ thể các nhân vật mới bộc lộ tính cách, tâm lí hoặc thay đổi tính cách, tâm lí nhằm biểu đạt tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.

Thật vậy, tình huống truyện không chỉ là yếu tố thúc đẩy cốt truyện phát triển mà như ta đã thấy nó còn là “chất xúc tác”, là thứ nước rửa ảnh để từ đó nhà văn tái hiện rõ nét hơn tính cách, bản chất của từng nhân vật. Qua đó phần nào khái quát được bức tranh tính cách của con người trong hiện thực đời sống.

Nói tóm lại, khi bước vào một truyện ngắn người đọc cần phải nắm được giá trị các bình diện nghệ thuật cấu thành thực thể sinh động – là truyện ngắn. Nhưng nếu chưa nắm được tình huống thì xem như chưa nắm được chiếc chìa khóa mầu nhiệm để mở vào một thế giới bí ẩn của truyện ngắn.

Trong Buffet truyện ngắn đồng bằng, phần lớn các tác giả đều xây dựng lại khung cảnh sinh hoạt của con người thôn quê Nam bộ, với gia đình, làng xóm. Thế nên dễ đưa người đọc đến với một cảm nhận chuyện này na ná chuyện kia, nét tính cách nhân vật này có trong nhân vật khác, câu chuyện này là bến sông, câu chuyện nọ cũng là bờ sông, vẫn tiếng sóng vỗ bờ, vẫn những con nước lớn ròng, đường quê đầy những sình lầy, con người quê khi thì phóng khoáng, hào hiệp lúc lại tủn mủn, vụng vặt. Nhưng để tránh sự lập lại sáo mòn đó, các nhà văn đã biết tạo nên những tình huống riêng, hết sức độc đáo, éo le, để từ đó các nhân vật bộc lộ tính cách một cách tự nhiên, phù hợp và không trùng lấp.

Cùng là tình huống chờ đợi nơi bến sông nhưng trong Bến xưa – Trầm Nguyên Ý Anh đã để nhân vật Hai Mận hiện lên là một người con gái son sắt, người phụ nữ thủy chung, người mẹ kiên cường, dám hi sinh mình để bảo vệ con, nuôi con khôn lớn và thờ chồng, tình huống ấy đã vẽ lên biết bao nét đẹp trong tính cách của người phụ nữ miền Nam. Một cô gái mồ côi, sống trọn đời

cho quê hương, luôn nhiệt tình với cách mạng, khi mang tiếng chửa hoang, cam chịu bao nhiêu tủi nhục, nhưng vẫn đầy nghị lực sinh con chờ người yêu. Ngay trước ngày miền Nam giải phóng, cô nhận được tin dữ, người yêu hi sinh, nén chặt nỗi đau vào lòng, một mình nuôi con, thờ chồng. Tai biến bất ngờ xảy ra, nhà cháy cô liều mình xông vào cứu con, cả gương mặt bị bỏng, đôi mắt trong sáng ngày xưa giờ đã hư một bên, con lớn lên, không thể giữ nó mãi trong vòng tay, cô lại ngậm ngùi đau xót nhìn con lên tỉnh theo đám bạn bè hư hỏng. Một người phụ nữ, cả đời chỉ biết hi sinh, hi sinh cho quê hương, cho người yêu, cho con cái, ôm vào mình tất cả nổi đau. Đây vốn là hình ảnh quen thuộc của người phụ nữ miền Nam trong chiến tranh. Nhưng ở nhân vật Hai Mận, dù trải qua bao đau thương nhưng cô chưa bao giờ nguội lạnh niềm tin với cuộc sống. Cả đời gắn chặt với bến sông quê, bến sông của tuổi thơ bình yên, bến sông của thời con gái ngọt ngào, hạnh phúc, bến sông của cuộc đời khổ đau trong đợi chờ, dòng sông hiền hòa đã không bỏ rơi con người, ở chính dòng sông ấy, hai con người yêu thương nhất của cuộc đời cô đã trở về. Niềm hạnh phúc trọn vẹn như là một sự đền đáp xứng đáng cho những hi sinh suốt cuộc đời Hai Mận “Chiều xuống chậm trên sông. Con nước lớn, sóng ì oạp như reo vui. Hai Mận đã ngồi chờ lâu lắm rồi. Trong ánh chiều nhập nhoạng, chị thấy hai bóng người thân thương đang bước trên đê. Chị vẫn chưa tin điều này có thật” [39, 27].

Trong Bến đợi, cùng lấy bến sông làm tình huống cho câu chuyện nhưng Nguyễn Thị Đồng Bằng lại khắc họa nên tính cách của một người phụ nữ luôn bị dằn vặt, sống trong đau khổ của lỗi lầm và chờ đợi sự tha thứ. Nhưng ở chị lại toát lên một nét tính cách chung, vốn có của tất cả những người phụ nữ, đó là tấm lòng rộng mở với cuộc đời, nén nỗi đau trong quá khứ, lao vào hoạt động xã hội, đem lại niềm vui, sự tiến bộ cho đời. Ba Thu là người phụ nữ đã hi sinh thời con gái cho quê hương nhưng phải mang trong mình nỗi đau “màu da cam”. Trở về sau chiến tranh, ngỡ đâu chị được hạnh

phúc trong gia đình nhỏ của mình, nhưng chồng qua đời vì một tai nạn. Chị phải “Một thân một mình bụng mang dạ chửa, lao động cực nhọc để sống, ngày nhào đất, đêm ráng in gạch để làm thêm, chỉ muốn dư giả chút đỉnh nuôi con khi sinh nở. Thế mà khi đứa bé chào đời với hình hài dị dạng khiến bà mụ lăn ra chết giấc, còn chị không hơn gì, sự tủi cực, đau xót khiến chị đâu còn tâm trí gì mà nghĩ nữa. Đêm khuya, chị lén đem đứa nhỏ bỏ vào lò gạch hư rồi chạy trốn như ma đuổi. Mặc nó khóc, chị cũng khóc, nhưng chị không đủ can đảm quay đầu lại, chị sợ” [39, 35]. Sai lầm trong quá khứ dằn vặt Ba Thu suốt đời, chị lao vào công tác xã hội để quên đi ám ảnh, nhưng khi thấy thằng Gạch trên ghe xiếc của ông Tư chị không khỏi đau đớn, nhớ về quá khứ. Đã bao lần chị ra bến sông dõi theo chiếc ghe xiếc để mặc cho nước mắt rơi. Và cứ “Mỗi chiều khi gió ngoài sông thổi hắt những sợi mưa nhỏ, một vài cánh hoa tím bồng bềnh trôi theo dòng nước, người ta vẫn hay thấy Ba Thu đứng lặng lẽ ở bờ sông. Đôi mắt bồn chồn khắc khoải” [39, 41]. Niềm hạnh phúc của Hai Mận (Bến xưa) là sự đoàn tụ gia đình, còn niềm hạnh phúc của Ba Thu (Bến đợi) là thỉnh thoảng chị nhận được những lá thư với vài dòng chữ nguệch ngoạc thăm hỏi, và cuối thư bao giờ cũng có câu “con và ba Tư khẻo, má đừng lo”. Chị cười rưng rưng, lấy viết sửa lại chữ “khẻo” thành chữ “khỏe” mà thằng Gạch viết sai”. Cùng một tình huống, hai nhân vật đều phải chịu cuộc đời đau khổ bởi chiến tranh, vươn lên trong thời bình, cố tìm lại sự bình yên trong cuộc sống nhưng qua nghệ thuật xây dựng tình huống khéo léo, hai nhà văn đã khắc họa nên hai nét tính cách khác nhau, không thể trộn lẫn vào nhau. Thế mới nói, khi nhân vật bị đặt trong tình huống trớ trêu, buộc lòng phải giải quyết vấn đề đặt ra trong tình huống đó. Chính trong quá trình giải quyết tình huống có vấn đề, bản chất, tính cách con người được thể hiện một cách rõ nét.

Cùng thể hiện sự tài hoa trong nghệ thuật điêu khắc nhưng việc tạo nên những tình huống khác nhau, Nguyễn Phấn Đấu và Hồ Tĩnh Tâm đã khắc họa

nên hai nhân vật với hai nét tính cách rất riêng biệt. Trong Ông Tư Ngưu, với tình huống cái chết của ông Tư, nhà văn Nguyễn Phấn Đấu đã cho ta gặp gỡ nhân vật Nam với một nét đẹp trong tâm hồn, một đứa trẻ gắn cả tuổi thơ của mình nơi sân vườn và đàn trâu của ông Tư, nhờ ông Tư mà Nam có tiền phụ giúp gia đình và được học hành đến nơi đến chốn. Những con trâu của ông Tư đã mang lại tình yêu nghệ thuật điêu khắc cho Nam, từ sân vườn và đàn trâu của ông, Nam đã tạc nên biết bao dáng vẻ khác nhau về loài động vật gắn bó với người nông dân bao đời nay. Ông Tư cũng là người mở ra con đường tương lai cho Nam. Nhờ ông mà giờ Nam đã thành một nghệ sĩ điêu khắc thực thụ. Dù xa ngàn cây số, nhưng khi hay tin ông Tư qua đời Nam vẫn gác lại công việc, về thắp cho ông nén nhang, nếu không thì cả đời này anh không thể có được sự thanh thản trong tâm hồn. Tình huống ông Tư qua đời đã khắc họa nên nét đẹp nhân cách của nhân vật, những con người không họ hàng, thân thuộc nhau nhưng họ sống với nhau bằng cái tình cái nghĩa, chính nghĩa tình đó đã buộc chặt con người lại với nhau và đem lại những ý nghĩa tốt đẹp cho cuộc đời này.

Còn trong Binh nhì Hồng Phúc – Hồ Tĩnh Tâm lại cho ta thấy nét đẹp tâm hồn trong tình cảm gia đình của chàng thanh niên Huỳnh Tiến Đạt, cùng là tình huống ra đi của một con người, nhưng đây là người thân, là tình cảm ruột thịt của người bà yêu dấu, người bà đã cơ cực lặn lội chốn đồng sâu, vất vả nuôi sáu người con bằng bông súng trắng, bằng con cua, con ốc, người bà đã gắn bó với anh từ ngày anh mới lọt lòng, mẹ bệnh, Đạt sinh ra lại èo ọt, bà nội phải ẵm cháu đi xin sữa khắp bệnh viện. Người bà đã thay cha nuôi anh lớn lên, thế nên giờ đây trong ngày bà sắp lìa xa cõi đời, dù phải vượt qua bao nhiêu cây số, anh vẫn phải trở về để gặp bà lần cuối. Miêu tả con đường trở về của Tiến Đạt vô cùng khó khăn, phải chăng Hồ Tĩnh Tâm muốn qua đó để nhân vật bộc lộ nét đẹp nhân cách của mình. Anh phải ngồi sau mô tô đuổi theo chuyến xe đò đã cất bánh, về đến bến đò chợ huyện thì đã quá mười giờ

tối, xe ôm cũng không, tàu đò cũng không, trời lại chuyển giông, phải chăng trời đang thử tấm lòng đứa cháu hiếu thảo, dù gì thì mình cũng phải về nhà trong đêm nay, nếu không sẽ không gặp được mặt bà lần cuối – Tiến Đạt thầm nghĩ như thế. Dù có phải buộc túm ba lô trong miếng ni lông làm phao, nương vào nó mà bơi vượt qua dòng nước xoáy đang chảy xiết, hay chặt cây chuối bám vào qua sông thì anh cũng về, và với quyết tâm được nhìn mặt bà, Đạt đã về đến nhà lúc hừng đông vừa ửng màu mận hồng đào trước cửa. Anh khóc òa bên quan tài bà như một đứa trẻ. Chi tiết đẹp nhất mà nhà văn đã tạo nên chính là đỉnh cao trong tình cảm của nhân vật Hồng Phúc, tình cảm của người cháu dành cho bà đã hòa quyện trong tình yêu nghệ thuật điêu khắc của chàng trai trẻ. Sau khi thắp nén nhang cho nội, “anh lặng lẽ đứng dậy, gỡ miếng vải liệm trên mặt của nội trong áo quan, nhìn chăm chắm vào gương mặt nhăn nhiu qua thời gian của một con người đã từng có quá nhiều những thương đau qua năm tháng. Thế rồi không nghe theo bất cứ một lời khuyên nhủ nào, chàng lính trẻ chạy ngay xuống gian nhà xưởng của mình, bưng lên một khúc gỗ mít và bộ đồ nghề vẫn còn xanh ánh thép. Từng nhác búa vung lên. Từng nhác đục làm văng bắn lả tả những mảnh dăm gỗ nâu đỏ như da thịt người dân xứ đồng đưng nắng gió” [39, 287-288]. Bỏ qua tất cả những gì diễn ra xung quanh, thế giới đối với người binh nhì đã như không còn nữa. Tất cả chỉ còn có nội ở trên đời. Mà nội cũng sắp sửa rời khỏi mặt đất trần trụi này để đi vào miền vĩnh cửu. Trước mắt mọi người chỉ còn là cảnh Hồng Phúc “nước mắt ròng ròng tuôn rơi theo từng dăm gỗ văng bắn ra dưới từng nhát đục” để “làm tròn nghĩa nghiệp con người với người đã khuất”. Khi “gương mặt người nội từng đi qua cuộc chiến tranh lửa máu đã hiện ra, cùng ánh nhìn như khoan xoáy vào mặt đất trăn ngàn câu hỏi trước cuộc đời dâu bể. Đó cũng là lúc binh nhì Hồng Phúc ngã vật ra nền nhà vì kiệt sức. Mười ngón tay anh co quắp, rúm hết cả lại do cầm búa và cầm đục quá lâu. Vậy nhưng gương mặt của anh lại ngời lên sự thanh thoát, nhẹ nhỏm của một con người, vừa

làm xong một công việc thiêng liêng từ đáy thẳm tâm linh của chính một con người” [39, 289].

Một tình huống, hai nhân vật hiện lên với hai nét đẹp riêng, một là tình làng nghĩa xóm, là lòng biết ơn đối với người đã sống hết lòng vì cuộc đời, vì những con người xung quanh mình, một là tình cảm thiêng liêng ruột thịt của

Một phần của tài liệu Con người và không gian nam bộ trong buffet truyện ngắn đồng bằng luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w