Những không gian bị phá vỡ bởi quá trình đô thị hóa

Một phần của tài liệu Con người và không gian nam bộ trong buffet truyện ngắn đồng bằng luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 76 - 80)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4.1. Những không gian bị phá vỡ bởi quá trình đô thị hóa

Có nhiều loại không gian xuất hiện trong truyện ngắn, không gian trong truyện ngắn đương đại, có khi là không gian bị dồn ép, xâm lấn bởi thế giới đồ vật, tạo thành một thế giới phi lý. Có khi con người bị đẩy xô trên những con đường bụi bặm, đông đúc, hoặc quẩn quanh, ngơ ngác, cô đơn ngay trong ngôi nhà của chính mình, trong truyện Người trong vườn lãng quên – Ngô Khắc Tài đã đưa con người vào không gian cô đơn đến cùng cực, đó chính là không gian sinh hoạt của nhân vật “tôi”, anh luôn thấy mất mát, xa lạ, không tìm được chỗ bám víu cho tâm hồn, ngay trong ngôi nhà anh được sinh ra và lớn lên cũng không còn một chút gì thân quen, làng quê – nơi mà anh thường trở về sau bao mệt mỏi trong cuộc mưu sinh giờ cũng xa lạ hẳn khiến anh phải thốt lên “ở quê mọi thứ đã thay đổi, tưởng đâu xa, ở ngay trong ngôi nhà của mình”. Còn với nhân vật Tam trong tác phẩm của mình thì nhà văn đã để nhân vật rơi vào một không gian lãng quên, anh để nhân vật sống tách biệt với cuộc đời trong một vườn tre không ai thèm để mắt tới. Phải chăng đây là ý đồ của nhà văn, bởi dù sống trong không gian nào thì con người cũng luôn hướng về cuộc đời bằng một niềm tin mãnh liệt, và mong muốn chứng minh sự tồn tại của mình. Nếu Tam không có tiếng hát say lòng người thì có lẽ anh đã vĩnh viễn bị con người lãng quên, tiếng hát cất lên chính là biểu hiện của tình yêu đời, yêu cuộc sống của con người trong mọi hoàn cảnh.

Kiểu không gian chật hẹp, bất di bất dịch của một căn phòng sơ sài, quạnh quẽ đẩy sự cô đơn của con người lên đến cùng cực. Hay không gian giấc mơ là không gian ảo, chủ yếu là để cho nhân vật tự thể hiện mình, bộc lộ những ẩn ức, dự cảm, khát vọng. Với không gian giấc mơ, thế giới tiềm thức

của con người, là nơi con người bộc lộ mình rõ nhất. Không gian trong những giấc mơ thể hiện những khát vọng, ám ảnh, những mặc cảm của con người. Kiểu không gian đồng hiện trong giấc mơ và trong đời thực tạo nên nhiều tầng bậc ý nghĩa cho câu chuyện và đặt nhân vật vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ mình rõ hơn. Việc xây dựng không gian giấc mơ tạo điều kiện thuận lợi cho nhân vật bộc lộ mình bằng những đấu tranh nội tâm dữ dội trong quá trình tự ý thức. Thủ pháp này góp phần thể hiện quá trình đó một cách sinh động và thuyết phục.

Trong truyện Quê nhà – Phạm Thị Ngọc Diệp đã tạo ấn tượng cho người đọc ngay từ đầu bằng những giấc mơ thường trực của bà Tam. Giấc mơ bị đất đá đè đã cho người đọc ngộ ra bao điều, đó chính là sự dồn nén đến nổ tung của một con người muốn được sống an phận trên quê hương nhưng sức mạnh của đồng tiền, sự thay đổi của quê hương khi có làng gió đô thị hóa thổi về đã đè bẹp tất cả những mơ ước, khát khao bình dị của con người.

Hay không gian những giấc mơ trong Hồng sa mạc – Mai Bửu Minh lại cho ta thấy được nét đẹp tâm hồn, nhân cách của anh giáo Tân. Một con người mà tình yêu dành cho nghệ thuật hoa kiểng luôn đặt lên trên hết, nó không chỉ là một thú chơi mà nó còn là biểu hiện tâm hồn của con người. Có như thế, trong giấc mơ, Tân mới nghe được tiếng nói của loài cây cỏ, những lời cảm ơn, những tiếng hát ngợi ca và cả tiếng khóc oán hận. Đó là tiếng cỏ cây hay chính tiếng lòng của con người, tâm tư tình cảm, nét đẹp nhân cách của con người, mượn cỏ cây để nói trong giấc mơ.

Con người có khi bị đẩy vào một mê cung không lối thoát thể hiện sự bế tắc của tâm hồn khi con người ý thức về bản thân mình, về hoàn cảnh sống, về bi kịch cuộc sống mà mình phải dự phần. Đó là không gian trong truyện Tâm hồn trẻ thơ – Trương Thị Thanh Hiền, con người luôn bị ám ảnh về một điều không lí giải được từ trong quá khứ đến hiện tại. Và khi đã tìm ra

được câu trả lời thì cũng không thể chấp nhận, bởi sự độc ác của lòng người, để rồi phải rơi vào bế tắt, đánh mất những gì đang có.

Kiểu không gian thường được sử dụng để con người có cơ hội đối diện với bản thân mình, với cái tôi nhỏ bé giữa rộng lớn không gian, đó là không gian xa lạ. Ở đó, con người không còn cảm thấy an nhiên tự tại, hoà mình vào vũ trụ theo kiểu Thiên - Nhân hợp nhất nữa mà là sự nhỏ bé trước sự hùng vĩ, vô biên của tạo hoá. Con người trong không gian xa lạ ấy mới cảm thấy hết được sự hữu hạn của cuộc sống, sự cô đơn của kiếp người. Bên cạnh đó, không gian xa lạ, mới mẻ cũng gợi nhiều suy ngẫm. Trong truyện Tàu tốc hành phương Bắc – Vũ Hồng đã xây dựng lên tình huống con người xuất hiện trong không gian xa lạ khi di chuyển đến một phương trời mới, chuyến tàu đến với phương Bắc không chỉ là con tàu theo nghĩa vốn có mà nhà văn muốn đưa con người đến hành trình tìm kiếm chính bản thân mình, trong cuộc sống có những sự ràng buộc trong suy nghĩ từ tuổi ấu thơ và con người muốn cởi trói sự ràng buộc đó bằng nhiều hình thức, những chuyến đi đến vùng đất mới là cơ hội để họ bộc lộ con người bản năng của mình. Nhân vật Hằng trong tác phẩm có lúc có những hành động không mấy phù hợp với cô: “Nàng bất ngờ thốt nên tiếng em khi đoàn tàu chui vào một vòm hang tối om. Có lẽ do một phúc xúc động bốc đồng hay do cảnh vật hoang sơ và hùng vĩ mang lại mà nàng tự động ôm lấy vai tôi” [39, 170]. Còn ở nhân vật Kim, anh có lúc nghẹt thở vì phải sống mãi trong cái vỏ bọc mà người ta đã bao lấy cho anh từ nhỏ, nhân vật bộc bạch “Từ nhỏ cho đến năm 10 tuổi, tôi được nuôi dưỡng trong ngôi cổ tự, nhờ vào vị sư già tốt bụng. Tôi thuộc nằm lòng câu “Tiên học lễ, hậu học văn” trước khi thuộc hết bảng chữ cái tiếng Việt. Ngày ngày bằng một cách nào đó, vị sư già đã gieo mầm vào trong từng góc tế bào cảm xúc của tôi hàng rào lễ giáo, và dần dần nó chiếm luôn bộ mặt của tôi, làm lãnh đạm bộ mặt tôi trong khi từ đáy sâu của tâm tưởng, tôi lại muốn tôi được chính là tôi, có khi cũng muốn làm một chuyện gì đó lầm lỗi, thậm chí phải

chửi thề một tiếng, để rồi sau đó gặm nhấm sự hối hận và khổ sở mà tìm niềm vui riêng trong cuộc sống đều đều, buồn tẻ” [39, 165].

Con người khi bị ràn trong một cái khuôn, họ cảm thấy mệt mỏi, chán ngán, dù cái khuôn ấy tốt hay xấu thì họ vẫn muốn phá tung nó, bởi con người không phải là một nguyên tắc bất di bất dịch mà cũng phải có những lúc chệch khỏi đường ray thì mới tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống. Nếu cứ mãi bị nén trong một khuôn mẫu, họ sẽ rơi vào cảnh “Hai tâm trạng đồng sống trong một thể xác như con người có hai bộ não, lúc nào cũng đối chọi nhau, có lẽ đó là sự đau đớn khổ sở nhất. Tại sao tôi không dám sống thật như mình nghĩ nhỉ? Câu hỏi ấy đã ám ảnh tôi suốt những năm dài. Nó đã gây cho tôi sự sợ hãi cô đơn. Có đôi lần tôi phải tự tìm chính tôi trong men say, tìm tôi trong chính người đối diện chuyện trò, dù đó là một người đàn ông hay đàn bà, là một chàng trai hay cô gái, xa lạ cũng được mà thân thiết cũng được, tôi không cần biết, chỉ biết là có người trò chuyện cùng mình giữa đêm thanh vắng” [39, 167].

Con người là một thế giới trong một mê cung rối rắm mà không ai có thể xâm nhập được. Họ không có tiếng nói chung, không bao giờ hiểu nhau, ở đó, con người cảm nhận sâu sắc về sự phi lý của thế giới về sự cô đơn, sợ hãi và tuyệt vọng của con người trước sự vô cảm của đồng loại. Những gì quá quen thuộc luôn có một sức mạnh ghê gớm, làm con người thấy sợ hãi, một nỗi sợ không hình hài nhưng đủ sức để người ta không dám phá vỡ. Thế nên không gian di chuyển là cách tốt nhất để con người đi tìm bản ngã của chính mình. Con người càng cô đơn, càng khao khát đi đến một nơi nào đó mà mình thuộc về thì dường như cái đích ấy lại cứ lùi xa mãi, xa cho đến tận cái chết.

Không gian huyền thoại cũng là một kiểu không gian đặc trưng cho truyện ngắn Việt Nam đương đại trong việc thể nghiệm nhân tính, cá tính, … Con người khi được đặt vào một thế giới siêu thực sẽ bộc lộ nhiều góc khuất

mà trong không gian sống thường nhật khó có thể nhận ra. Còn kiểu không gian hiện thực là không gian mà nhân vật dùng lý trí để phân tích, để lý giải về vấn đề tha hoá đạo đức của con người.

Trong truyện Chuồn chuồn đạp nước – Nguyễn Ngọc Tư đã để nhân vật mình sống trong không gian hiện thực. Ở đó, con người có thể bộc lộ bản năng vốn có của mình, cả những mặt tốt đẹp lẫn những gốc khuất trong tâm hồn. Nhân vật người cha đã tự dằn vặt mãi với câu trả lời sai sau khi trở về nhà từ trường quay của một gameshow. Một người quá cầu toàn, khi vấp ngã ngay mặt mạnh của mình thì khó có thể đứng lên, trong khi cuộc sống vẫn tiếp diễn thì anh vẫn mãi ôm nỗi gặm nhấm, đến nỗi người gầy sộp hẳn đi, không dám nhìn thẳng vào vợ, con và trốn tránh cả cuộc đời. Bởi con người quá quan trong về việc mình như thế nào trong mắt người đời để rồi phải ôm mãi một nỗi đau. Không gian hiện thực chính là điều kiện để con người sống và thể hiện đúng bản chất mình nhất. Trong nhịp sống hối hả của đô thị miền Nam ngày nay, con người nên soi mình vào không gian hiện thực thì sẽ thấy rõ mình nhất, không phải đi tìm chính mình trong bất kì một thế giới nào khác.

Một phần của tài liệu Con người và không gian nam bộ trong buffet truyện ngắn đồng bằng luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w