chúng
chúng
1.3.1.1. Tình hình nghiên cứu sâu bộ cánh vảy gây hại lạc
Lạc là một trong những cây trồng khá nhiều dinh dỡng, vì vậy trong suốt quá trình sinh trởng, phát triển nó bị khá nhiều loài gây hại, đây cũng là nguyên nhân quan trọng làm giảm năng suất, tăng chi phí đầu t cho sản xuất và là lý do hạn chế việc tăng năng suất lạc [45]
Smith và Barfield (1982)[69], đã thống kê danh mục sâu hại lạc gồm 360 loài, trong đó bộ cánh vảy (Lepidoptera) có 60 loài. Tuy nhiên, số loài gây hại làm hạn chế năng suất lạc hoặc gây hại có ý nghĩa kinh tế không nhiều.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Hill và Waller (1985) [64] đã chỉ ra rằng, trên cây lạc của vùng nhiệt đới có 8 loài sâu hại chính và 40 loài gây hại thứ yếu. Những loài gây hại đặc biệt nguy hiểm nh sâu khoang (Spodoptera litura), sâu xám (Agrotis ypsilon), sâu xanh (Heliothis armigera).
Tác giả Wightman, J. A. (1990)[79] cho biết, trên lạc tác hại của sâu khoang phụ thuộc vào mật độ và giai đoạn sinh trởng của cây. Nếu sau gieo 10 ngày, mật độ sâu cánh vảy là 1 con/cây, diện tích lá bị ăn là 47% thì năng suất sẽ giảm 22%. Nhng nếu mật độ 10 con/cây thì năng suất sẽ giảm là 56%. Song ở giai đoạn cây hình thành củ, cũng với mật độ nh trên thì năng suất giảm ít hơn nhiều (9% và 16% vứng với mật độ 1 con/cây và 10 con/cây).
Tại Trung Quốc, tác giả Ching Tieng Tseng (1991) [61] cho biết, các loài sâu cánh vảy gây ảnh hởng lớn đến hiệu quả kinh tế của sản xuất lạc bao gồm sâu khoang (Spodoptera litura), sâu keo da láng (Spodoptera exigua), sâu xanh (Heliothis armigera). Tổng giá trị phòng trừ các loài sâu này ớc tính vào khoảng 5 tỷ nhân dân tệ.