Tình hình nghiên cứu về côn trùng ký sinh sâu cánh vảy hại lạc

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh và mối quan hệ của chúng với sâu bọ cánh vảy hại lạc, ngô, vừng tại huyện nghi lộc nghệ an (Trang 34 - 37)

Kẻ thù tự nhiên là yếu tố có vai trò quan trọng trong điều hoà số lợng chủng quần dịch hại, giữ chúng ở mức duy trì nh những mắt xích trong mạng l- ới dinh dỡng. Sự vắng mặt của kẻ thù tự nhiên là một trong những yếu tố quan trọng làm cho sâu hại gia tăng nhanh về mặt số lợng và dễ phát sinh thành dịch.

Theo Ranga Rao and Shanower (1988) [67], thành phần thiên địch của sâu hại lạc vùng Andhra Pradesh (ấn độ) thu đợc 67 loài, trong đó có, 23 loài côn trùng ký sinh. Riêng trên sâu khoang Spodoptara litura, tìm thấy 6 loài, sâu xanh 7 loài, sâu đo 3 loài, sâu cuốn lá 4 loài, còn lại lá ký sinh, sâu róm và sâu hại khác.

Waterhouse (1993) [77] cho biết, ở ấn Độ loài sâu xanh (H. armigera) bị 37 loài ký sinh, trong đó 8 loài có vai trò quan trọng trong việc hạn chế số lợng. ở Châu Phi, sâu xanh bị 23 loài ký sinh tấn công, trong đó 20 loài thuộc bộ

cánh màng, 3 loài thuộc bộ 2 cánh, sâu khoang bị 46 loài ký sinh trong đó 36 loài thuộc bộ cánh màng và 10 loài thuộc bộ 2 cánh.

Trên một số cây trồng khác, sâu khoang và sâu xanh cũng bị lực lợng côn trùng ký sinh khống hạn chế, riêng sâu khoang có tời 48 loài ăn thịt, 71 loài ký sinh, 25 loài tuyến trùng và vi sinh vật ký sinh ( bảng 1.1).

Bảng 1.1. Thiên địch của sâu khoang hại lạc ở một số nớc trên thế giới Số lợng loài thiên địch

Tên nớc Ký sinh ăn thịt Tuyến trùng Vi sinh vật

ấn độ 44 23 4 11 úc 5 1 - - Nhật bản - 8 1 4 Trung quốc 12 7 - 3 Inđônêsia 4 1 - - Tây xa ma 4 4 - - Papua-Tân Ghinê - 4 - - Philipin 1 - - - New Iceland 1 - - 2 Tổng 71 48 5 20

Nguồn: Ranga Rao (1994) ( Dẫn theo Phạm Thị Vợng, 1997)[51].

Số liệu nghiên cứu 10 năm (1984 - 1993) của trung tâm ICRISAT về ký sinh sâu non của sâu vẽ bùa và sâu khoang hại lạc cho thấy tỷ lệ sâu chết bởi ký sinh khá cao biến động từ 6 - 9%, trung bình trong mùa ma là 34% và sau mùa ma là 40%, nhờ đó đã làm giảm đáng kể mật độ sâu vẽ bùa. Đối với sâu khoang (Spodoptera litura), khi điều tra đã bắt gặp ký sinh trứng Trichogramma spp., tuy nhiên tỷ lệ ký sinh thấp. Kết quả điều tra qua 17 vụ cho thấy sâu non sâu khoang chủ yếu bị ký sinh ở giai đoạn sâu non, tỷ lệ chết do ký sinh khoảng từ 10 - 36% trung bình là 15%. Ký sinh thu đợc chủ yếu là ruồi thuộc họ

Tachinidae (Paribaea orbata, Exorixta xanthopis) và một số loài ong ký sinh sâu non (Ichneumon sp.), thuộc họ Ichneumonidae. Tuy nhiên sự xuất hiện và hiệu qủa của sự ký sinh là có sự khác nhau tuỳ thuộc vào thời vụ khác nhau (Rangarao and Wighman, 1994)[68].

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Chắt (1996a)[3], tại Tràng Bản - Tây Ninh và Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy trên đồng lạc côn trùng ký sinh đa dạng bao gồm ong kén trắng, ong kén vàng, nấm ký sinh màu trắng - màu xanh, vi khuẩn gây chết nhũn, virút gây chết treo…, ký sinh chủ yếu tập trung vào nửa sau của vụ đậu. Ngoài ra, tác giả còn cho biết trứng sâu khoang không bị ký sinh nhng ấu trùng bị ký sinh 8%, chết do các nguyên nhân khác 66%.

Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Vợng và ctv (2000) [52], thành phần thiên địch của sâu hại lạc khá phong phú. Trên một số loài sâu hại nh sâu xanh, sâu khoang và sâu cuốn lá lạc ở một số vùng trồng lạc phía bắc đã thu đợc 16 loài, định danh đợc 5 loài ký sinh trên sâu khoang gồm: Metopius rufus,

Ichneumon sp., Exorista xanthopis, Paribaea orbata, Beckrina sp., và 2 loài vi sinh vật là Paecilomyces fumosoroseusNuclear Polyedrosis Virut ngoài ra còn có một số vi sinh vật ký sinh với tỷ lệ cao nhng vẫn còn cha có cơ hội định loại.

Tại Hà Tĩnh, tác giả Nguyễn Đức Khánh (2002)[15] cho biết, trên lạc ở vụ xuân có 13 loài thiên địch trong đó có 2 loài ong ký sinh, 4 loài còn lại thuộc nhóm vi sinh vật ký sinh .

Tại Nghệ An, Hà Tây, Hà Bắc nhận xét về ký sinh sâu non sâu khoang, Phạm Thị Vợng (1996b)[50] cho biết, ở cả 3 địa phơng tỷ lệ sâu non sâu khoang bị ký sinh đều rất thấp, tỷ lệ ký sinh cao nhất và tháng 5/1994 là 4,91% (tại Hà Tây), 4,39% (tại Nghệ An) và 2,98% (tại Hà Bắc).

ở Nghệ An, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh (2002)[39], có 20 loài côn trùng ký sinh thuộc 6 họ của 2 bộ trên sâu hại lạc, trong đó họ Braconidae có số lợng loài lớn nhất (8 loài).

Nguyễn Thị Hiếu (2004)[11] nghiên cứu trên lạc tại Diễn Châu Nghệ An, đã tìm thấy 24 loài ký sinh, đã định loại đợc 22 loài. Trong số 22 loài, có 6 loài ký sinh trên 2 vật chủ, còn lại ký sinh trên một vật chủ, 19 loài ký sinh pha sâu non, 3 loài ký sinh nhộng, 13 loài ký sinh đơn, 8 loài ký sinh tập đoàn, 1 loài ký sinh đa phôi.

Trịnh Thạch Lam (2006)[19] trên lạc vụ xuân 2006, tìm thấy 14 loài côn trùng ký sinh thuộc 6 họ của bộ cánh màng, loài có tỷ lệ ký sinh cao nhất là

Microplitis manilae.

Qua những nghiên cứu trên đây chúng ta có thể thấy thành phần, số lợng, kẻ thù tự nhiên của sâu hại lạc là rất phong phú và vai trò của chúng trong việc hạn chế số lợng sâu hại cũng tơng đối lớn. Nếu quan tâm đúng mức thì có thể lợi dụng đợc kẻ thù tự nhiên này vào công tác phòng trừ sâu hại nhằm hạn chế các nhợc điểm do biện pháp hoá học gây ra, giảm đợc chi phí phòng trừ, tăng hiệu quả sản xuất.

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh và mối quan hệ của chúng với sâu bọ cánh vảy hại lạc, ngô, vừng tại huyện nghi lộc nghệ an (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w