Tình hình nghiên cứu sâu bộ cánh vảy hại vừng và côn trùng ký sinh của chúng

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh và mối quan hệ của chúng với sâu bọ cánh vảy hại lạc, ngô, vừng tại huyện nghi lộc nghệ an (Trang 39 - 40)

của chúng

Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về sâu hại vừng, tuy nhiên về thiên địch của chúng thì ít thấy đề cập. Các nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ thống kê và mô tả các loài sâu hại. Chẳng hạn, trong nghiên cứu Strickeland và Smith (1991)[70] về các loại sâu hại vừng ở Australia đã cho biết, trên thế giới có khoảng 20 loài sâu chính gây hại vừng thuộc 12 họ của 8 bộ, trong đó bộ có loài nhiều nhất là bộ cánh phấn. Tại Australia có tới 14 loài thuộc 8 họ của 8 bộ, trong đó bộ cánh phấn có số loài nhiều nhất (8 loài). Theo Patilơ và Alơ (1992) nghiên cứu việc sản xuất vừng tại India, việc kiểm soát các loài sâu hại có thể làm giảm thiệt hại hơn 35% ( Strikelan and Smith, 1991)[70].

Tại Việt Nam, trong “kết quả điều tra cơ bản côn trùng ở Miền Bắc Việt Nam trong 2 năm 1967 - 1968” đã thống kê đợc 18 loài sâu hại vừng (BVTV, 1976)[46]. Theo Trần Văn Lài và nnk, 1993[20], sâu hại trên cây vừng có nhiều loại, nhất là vùng chuyên canh nh các loài câu cấu, sâu cuốn lá, sâu đục thân…

Cho đến nay đã biết sâu hại vừng ở Việt Nam có 5 bộ: cánh phấn, cánh cứng, cánh nửa, cánh tơ, cánh giống (Thống kê của Cục BVTV, 1991).

ở Nghệ An, mới nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hờng (2004) [14], nghiên cứu về chân khớp ăn thịt ký sinh của sâu cánh vảy hại vừng tại Nghi Lộc - Nghệ An điều tra đợc 17 loài sâu cánh vảy hại vừng, trong đó sâu khoang và sâu cuốn lá là hai loài gây hại chủ yếu và 11 loài côn trùng ký sinh chúng thuộc

2 bộ Hymenoptera và Diptera, sâu khoang và sâu cuốn lá có số loài côn trùng ký sinh nhiều nhất, các loài sâu khác có số loài côn trùng ký sinh ít hơn.

Theo báo cáo của chi cục BVTV Nghệ An: “sâu bệnh hại chính trên Vừng và cách phòng trừ” chỉ mới điểm qua các loài sâu chính nh sâu khoang, sâu xanh, và khuyến cáo biện pháp phòng trừ bằng thuốc hoá học.

Ngày nay, việc phòng trừ sâu hại sẽ không đạt đợc hiệu quả về kinh tế và môi trờng nếu không sử dụng các phơng pháp khác. Trong phòng trừ sâu hại, sử dụng thiên địch tự nhiên là một tiềm năng quan trọng, đóng góp cho sự thành công của biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) và bảo vệ môi trờng sinh thái nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh và mối quan hệ của chúng với sâu bọ cánh vảy hại lạc, ngô, vừng tại huyện nghi lộc nghệ an (Trang 39 - 40)