Biến động số lợng và mối quan hệ giữa cây lạc sâu cánh vảy tỷ lệ côn trùng ký sinh sâu cánh vảy, vụ hè thu, vụ đông năm 2006 và vụ xuân

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh và mối quan hệ của chúng với sâu bọ cánh vảy hại lạc, ngô, vừng tại huyện nghi lộc nghệ an (Trang 73 - 82)

10 Bracon onukii Wat 45 4,57 13 0,72 11 Bracon sp.111,1230,

3.3.1. Biến động số lợng và mối quan hệ giữa cây lạc sâu cánh vảy tỷ lệ côn trùng ký sinh sâu cánh vảy, vụ hè thu, vụ đông năm 2006 và vụ xuân

côn trùng ký sinh sâu cánh vảy, vụ hè thu, vụ đông năm 2006 và vụ xuân năm 2007

Trong tự nhiên, quá trình phát triển của cây lạc đã kéo theo sự xuất hiện và phát triển của các quần thể sâu cánh vảy. Tuy nhiên, sự gia tăng số lợng của sâu cánh vảy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó rõ nhất là khả năng sinh sản và tỷ lệ sống sót của chúng. Điều này lại chịu ảnh hởng và tác động của các yếu tố môi trờng, hoạt động của các loài kẻ thù tự nhiên của chúng.

Kết quả nghiên cứu trong vụ hè thu, vụ đông năm 2006 và vụ xuân năm 2007 tại Nghi Lộc - Nghệ An đợc trình bày ở bảng 3.14.

Kết quả nghiên cứu trong vụ hè thu năm 2006 (số liệu ở bảng 3.14) và phơng trình tơng quan ở hình 3.4 cho thấy: giữa giai đoạn sinh trởng của cây lạc với mật độ sâu cánh vảy có quan hệ tuyến tính vừa, hệ số tơng quan r = 0,65. ở đây dễ nhận thấy, mật độ sâu cánh vảy dao động mạnh nhất, sâu cánh vảy xuất hiện chậm vào giai đoạn 5 - 6 lá kép với mật độ 1,8 con/m2 và sớm đạt đỉnh cao lúc cây có 7 - 8 lá kép với mật độ trung bình 4,4 con/m2, thời điểm này có điều kiện thức ăn dồi dào nhất, đồng thời sự xuất hiện của các loài thiên địch, nhất là các loài côn trùng ký sinh cha nhiều nên khả năng sống sót của các loài sâu

cánh vảy rất cao. Sau đó, mật độ sâu cánh vảy giảm xuống do nhiều nguyên nhân, trong đó có vai trò của côn trùng ký sinh. Vào giai đoạn cây lạc đâm tia, mật độ sâu cánh vảy lại tăng lên cao với 3,2 con/m2, do sự phát triển của lứa sâu mới. Mật độ sâu cánh vảy lại giảm xuống vào các giai đoạn sinh trởng tiếp theo của cây lạc, vào thời điểm này, ngời dân tháo nớc vào ruộng làm ngập chân lạc trong 12h, đã làm chết các loài sâu ăn lá mở nh sâu khoang, sâu xám…, mặt khác, tỷ lệ ký sinh tăng cao là những nguyên nhân làm giảm mật độ sâu cánh vảy.

Nh vậy, trong trờng hợp mật độ sâu cánh vảy có chiều hớng tăng nhanh nhng khả năng sinh trởng mạnh của cây có khả năng bù vào phần mất mát do sâu hại gây ra, do đó có thể kết hợp với các yếu tố điều khiển tự nhiên khác để làm giảm mật độ sâu cánh vảy mà không cần tác động của biện pháp hoá học phòng trừ sâu cánh vảy.

Kết quả phân tích mối quan hệ giữa mật độ sâu cánh vảy với tỷ lệ ký sinh trên lạc vụ hè thu năm 2006 tại Nghi Lộc - Nghệ An cho thấy: Mật độ sâu cánh vảy dao động lên xuống và đạt hai đỉnh cao trong một vụ, đỉnh cao thứ nhất đạt 4,4 con/m2 vào giai đoạn cây lạc đợc 7 - 8 lá kép (36 NSG), đỉnh cao thứ hai vào giai đoạn cây lạc đâm tia (64 NSG) với mật độ 3,2 con/m2. Côn trùng ký sinh xuất hiện chậm hơn so với sự xuất hiện của sâu cánh vảy 1 tuần và cũng đạt hai đỉnh cao tơng ứng với hai đỉnh cao của sâu cánh vảy, đỉnh cao thứ nhất vào giai đoạn cây lạc bắt đầu đâm tia (57 NSG) với tỷ lệ ký sinh là 30%, đỉnh cao thứ hai vào giai đoạn quả chắc (85 NSG) với tỷ lệ ký sinh là 39,62% (bảng 3.14, hình 3.6). Sự biến động số lợng giữa sâu cánh vảy và côn trùng ký sinh của chúng cho thấy, giữa chúng có sự tơng quan rất chặt, thể hiện ở phơng trình t- ơng quan ở hình 3.5 ( r = 0,93).

Nhận thấy, ở đầu vụ, mật độ sâu hại thấp thì tỷ lệ côn trùng ký sinh cũng thấp, sau đó tăng theo sự tăng của mật độ sâu cánh vảy, khi tỷ lệ côn trùng ký sinh đạt đỉnh cao cũng là lúc mật độ sâu cánh vảy giảm xuống. Số lợng sâu cánh

vảy ở đỉnh cao 1 cao hơn đỉnh cao 2. Tỷ lệ côn trùng ký sinh cũng biến động t- ơng tự, nhng đỉnh cao 2 cao hơn đỉnh cao 1 và chậm pha hơn so với đỉnh cao của sâu cánh vảy 3 tuần (21 ngày) (bảng 3.14; hình 3.6).

Bảng 3.14. Mối quan hệ giữa cây lạc - sâu cánh vảy - côn trùng ký sinh sâu cánh vảy, vụ hè thu, vụ đông năm 2006 và vụ xuân năm 2007

NSG GĐST Vụ hè thu năm 2006 Vụ đông năm 2006 Vụ xuân năm 2007

15 1 - 3 lá kép 0,00 0,00 0,40 25,71 0,00 0,00 22 3 - 4 lá kép 0,00 0,00 5,00 25,73 5,20 36.43 29 5 - 6 lá kép 1,80 13,33 0,00 0,00 7,00 30,51 36 7 - 8 lá kép 4,40 16,67 0,80 28,98 8,40 35,00 43 9 - 10 lá kép 1,20 25,71 2,20 20,95 20,40 25,24 50 Ra hoa 0,20 22,22 16,80 20,92 24,00 32,67 57 Bắt đầu đâm tia 0,60 30,00 12,40 23,75 13,20 34,45 64 Đâm tia 3,20 20,25 15,40 39,49 7,80 51,26 71 Hình thành quả non 0,40 20,00 17,40 21,11 8,00 28,00 78 Hình thành hạt 0,60 21,74 17,00 15,29 14,40 36,52 85 Quả chắc hạt 1,00 39,62 15,60 41,11 12,20 40,30 92 Quả già 0,20 13,33 15,00 27,14 6,20 47,37 99 Thu hoạch 1,00 16,67 11,40 17,50 5,80 68,64

Hình 3.4. Tơng quan giữa giai đoạn sinh trởng của cây lạc và mật độ sâu cánh vảy trong vụ hè thu năm 2006.

(Các số 15, 22, 29 … 99 biểu thị số NSG tơng ứng với GĐST của cây lạc).

Hình 3.5. Tơng quan giữa mật độ sâu cánh vảy và tỷ lệ ký sinh của chúng trên sinh quần lạc, tại vụ hè thu năm 2006.

Hình 3.6. Quan hệ giữa giai đoạn sinh trởng của cây lạc - mật độ sâu cánh vảy - tỷ lệ ký sinh vụ hè thu 2006 tại Nghi Lộc - Nghệ An.

Kết quả nghiên cứu trong vụ đông năm 2006, sâu non bộ cánh vảy xuất hiện sớm ngay từ giai đoạn cây lạc đợc 1 - 3 lá kép kéo dài cho đến khi thu hoạch. mật độ sâu cánh vảy biến thiên mạnh vào giai đoạn đầu vụ và dao động ít vào giai đoạn cuối vụ. Chúng đều đạt hai đỉnh cao trong một vụ. Đỉnh cao thứ nhất của sâu non bộ cánh vảy vào giai đoạn lạc ra hoa (50 NSG) với mật độ là 16,8 con/m2 chậm hơn so với vụ hè thu, nhng cùng giai đoạn so với vụ xuân năm 2007 và đỉnh cao thứ hai đạt vào giai đoạn hình thành quả non (71 NSG) với mật độ 17,4 con/m2 (bảng 3.14; hình 3.9). Sở dĩ mật độ sâu non bộ cánh vảy ở đỉnh cao thứ 2 cao hơn đỉnh cao thứ nhất vì ở giai đoạn lạc còn non, xuất hiện chủ yếu sâu non sâu khoang và sâu non sâu cuốn lá, các loài sâu khác xuất hiện với mật độ thấp. Trong khi đó, càng về giai đoạn cuối vụ, tuy số lợng sâu non sâu khoang giảm đi khá nhiều, nhng sâu cuốn lá và sâu róm 4 u vàng bùng phát mạnh mẽ với mật độ cao.

Kết quả phân tích mối quan hệ giữa sâu cánh vảy với GĐST của cây lạc trong vụ đông năm 2006, thể hiện bằng phơng trình bậc 5 trên hình 3.7 cho thấy hệ số tơng quan ở đây rất chặt (r = 0,92).

Côn trùng ký sinh xuất hiện chậm hơn so với sự xuất hiện của sâu non bộ cánh vảy và chúng đạt 2 đỉnh cao trong vụ, đỉnh cao thứ nhất xuất hiện vào giai

đoạn đâm tia (64 NSG) với tỷ lệ ký sinh là 39,49% và đỉnh cao thứ 2 với tỷ lệ 41,11% xuất hiện vào giai đoạn quả chắc hạt (99 NSG). Đỉnh cao của côn trùng ký sinh chậm pha hơn so với đỉnh cao của sâu cánh vảy 2 tuần. Sự biến động số l- ợng giữa sâu cánh vảy và côn trùng ký sinh của chúng giữa chúng có sự tơng quan rất chặt, thể hiện ở phơng trình tơng quan ở hình 3.8 (r = 0,93).

Hình 3.7. Quan hệ giữa giai đoạn sinh trởng của cây lạc với mật độ sâu cánh vảy, vụ đông năm 2006 tại Nghi Lộc - Nghệ An.

Hình 3.8. Tơng quan giữa mật độ sâu cánh vảy và tỷ lệ ký sinh của chúng trên sinh quần lạc, tại vụ đông năm 2006.

Hình 3.9. Quan hệ giữa giai đoạn sinh trởng của cây lạc - mật độ sâu cánh vảy - tỷ lệ ký sinh vụ đông 2006 tại Nghi Lộc - Nghệ An.

ở vụ xuân năm 2007, sâu cánh vảy cũng xuất hiện sớm từ giai đoạn 1-3 lá kép và kéo dài đến khi thu hoạch. Mật độ sâu cánh vảy cũng đạt hai đỉnh cao, đỉnh cao thứ nhất vào giai đoạn lạc ra hoa (50 NSG) với mật độ là 24 con/m2 và đỉnh cao thứ hai đạt vào giai đoạn hình thành hạt (71 NSG) với mật độ 14,4 con/m2 (bảng 3.14; hình 3.12). Do sâu non sâu khoang chỉ xuất hiện từ giai đoạn 1 - 3 lá kép cho đến giai đoạn đâm tia. Sau đó không thấy sự xuất hiện của chúng nữa mà nhờng lại cho sự bùng phát mạnh mẽ của sâu cuốn lá, vì vậy mà mật độ sâu tổng số ở đỉnh cao thứ 2 thấp hơn đỉnh cao thứ nhất.

Khi xây dựng đờng biểu diễn mối quan hệ giữa mật độ sâu và GĐST của cây lạc (hình 3.10) cho thấy chúng có mối quan hệ theo phơng trình hồi quy tuyến tính bậc 5, với hệ số tơng quan r = 0,82. Kết quả này cho thấy, mối quan hệ giữa mật độ sâu cánh vảy và GĐST của cây lạc có quan hệ rất chặt.

Trên đồng ruộng ký sinh xuất hiện khá sớm, ngay sau sự xuất hiện của sâu cánh vảy, sau đó tỷ lệ ký sinh tăng dần và đạt đỉnh cao thứ nhất vào giai đoạn đâm tia (64 NSG) với tỷ lệ ký sinh là 51,26% sau đó giảm dần vào giai đoạn hình thành quả non, tăng lên vào các giai đoạn tiếp theo và đỉnh cao thứ 2 với tỷ lệ 68,64% xuất hiện vào giai đoạn thu hoạch (99 NSG). Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật tích luỹ số lợng.

Cũng nh ở vụ hè thu và vụ đông năm 2006, ở vụ xuân năm 2007 khi xây dựng đờng biểu diễn mối quan hệ giữa mật độ sâu cánh vảy và tỷ lệ côn trùng ký sinh của chúng (hình 3.11) cho thấy chúng có mối quan hệ theo phơng trình hồi quy tuyến tính bậc 5, với hệ số tơng quan rất chặt r = 0,87.

Hình 3.10. Quan hệ giữa giai đoạn sinh trởng của cây lạc với mật độ sâu cánh vảy, vụ xuân năm 2007 tại Nghi Lộc - Nghệ An.

Hình 3.11. Tơng quan giữa mật độ sâu cánh vảy và tỷ lệ ký sinh của chúng trên sinh quần lạc, tại vụ xuân năm 2007.

Hình 3.12. Quan hệ giữa giai đoạn sinh trởng của cây lạc - mật độ sâu cánh vảy - tỷ lệ ký sinh vụ xuân năm 2007 tại Nghi Lộc - Nghệ An.

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh và mối quan hệ của chúng với sâu bọ cánh vảy hại lạc, ngô, vừng tại huyện nghi lộc nghệ an (Trang 73 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w