Biến động số lợng và mối quan hệ giữa cây ngô sâu cánh vảy tỷ lệ côn trùng ký sinh sâu cánh vảy, vụ hè thu và vụ đông năm

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh và mối quan hệ của chúng với sâu bọ cánh vảy hại lạc, ngô, vừng tại huyện nghi lộc nghệ an (Trang 82 - 87)

10 Bracon onukii Wat 45 4,57 13 0,72 11 Bracon sp.111,1230,

3.3.2. Biến động số lợng và mối quan hệ giữa cây ngô sâu cánh vảy tỷ lệ côn trùng ký sinh sâu cánh vảy, vụ hè thu và vụ đông năm

côn trùng ký sinh sâu cánh vảy, vụ hè thu và vụ đông năm 2006

Kết quả nghiên cứu trên sinh quần ngô tại Nghi Lộc - Nghệ An về mối quan hệ giữa cây ngô - sâu cánh vảy - tỷ lệ côn trùng ký sinh sâu cánh vảy đợc trình bày ở bảng 3.15.

Qua kết quả nghiên cứu trong vụ hè thu chúng tôi nhận thấy, sâu cánh vảy xuất hiện liên tục từ khi cây ngô đợc 3 - 4 lá cho đến khi thu hoạch. Thời điểm sâu cánh vảy xuất hiện nhiều nhất (có mật độ cao nhất) trên cây ngô là giai đoạn 5 - 6 lá (36 NSG), trung bình đạt 7,67 con/m2. Mật độ sâu cánh vảy giảm xuống vào các giai đoạn sinh trởng tiếp theo của cây ngô và đạt đỉnh cao thứ hai vào giai đoạn chín sữa (bảng 3.15). Giai đoạn này không thấy sự hoạt động của các loài sâu hại lá, mà chỉ thấy hoạt động mạnh mẽ của các loài sâu đục thân ngô và các loài sâu hại bắp non. Mối quan hệ giữa mật độ sâu cánh vảy và giai đoạn sinh trởng của cây ngô rất chặt, thể hiện bằng phơng trình hồi quy tuyến tính bậc 5 với hệ số tơng qua r = 0,93 (hình 3.13).

Bảng 3.15. Mối quan hệ giữa cây ngô - sâu cánh vảy - côn trùng ký sinh sâu cánh vảy, vụ hè thu và vụ đông năm 2006

NSG GĐST Vụ hè thu Vụ đông Mật độ sâu cánh vảy (con/m2) Tỷ lệ ký sinh (%) Mật độ sâu cánh vảy (con/m2) Tỷ lệ ký sinh (%) 15 2 - 3 lá 0,00 0,00 0,13 0,00 22 3 - 4lá 0,70 0,00 1,33 12,00 29 4 - 5 lá 3,25 8,57 0,00 0,00 36 5 - 6 lá 7,67 6,67 3,47 10,00 43 6 - 7 lá 5,75 18,00 5,13 14,28 50 7 - 9 lá 4,83 19,57 2,47 23,91 57 Loa kèn 5,08 10,00 1,73 15,00 64 Trổ cờ 2,00 15,00 1,93 5,00 71 Phun râu 3,58 8,00 3,53 16,36 78 Chín sữa 4,58 22,50 5,07 15,28

85 Chín sáp 3,67 25,71 4,73 28,00

92 Chín sinh lý 0,92 20,00 4,14 33,87

Các loài ký sinh cũng xuất hiện khá sớm, sau sự xuất hiện của sâu cánh vảy 1 tuần và đạt đỉnh cao thứ nhất vào giai đoạn cây ngô đợc 7 - 9 lá kép, chậm hơn so với đỉnh cao của sâu cánh vảy 14 ngày. Sau đó tỷ lệ ký sinh giảm dần theo sự giảm của mật độ sâu cánh vảy và đạt tỷ lệ ký sinh cao nhất ở đỉnh cao thứ 2 vào giai đoạn chín sáp chỉ sau đỉnh cao thứ hai của sâu cánh vảy 7 ngày. Mối quan hệ giữa mật độ sâu cánh vảy và tỷ lệ côn trùng ký sinh chúng khá chặt đợc thể hiện bằng phơng trình tơng quan bậc 5 với hệ số tơng quan r = 0,72 (hình 3.14). Nhận thấy, mối quan hệ giữa GĐST của cây ngô - mật độ sâu cánh vảy - côn trùng ký sinh sâu cánh vảy rất mật thiết với nhau.

Hình 3.13. Quan hệ giữa giai đoạn sinh trởng của cây ngô với mật độ sâu cánh vảy, vụ hè thu năm 2006 tại Nghi Lộc - Nghệ An. (Các số 15, 22, 29...92 biểu

Hình 3.14. Tơng quan giữa mật độ sâu cánh vảy và tỷ lệ ký sinh của chúng trên sinh quần ngô, tại vụ hè thu năm 2006.

Hình 3.15. Quan hệ giữa giai đoạn sinh trởng của cây ngô - mật độ sâu cánh vảy - tỷ lệ ký sinh, vụ hè thu năm 2006 tại Nghi Lộc - Nghệ An.

Kết quả nghiên cứu trong vụ đông 2006 cho thấy, sâu cánh vảy xuất hiện sớm từ khi cây ngô đợc 2 - 3 lá và đạt đỉnh cao vào giai đoạn 6 - 7 lá với mật độ trung bình 5,13 con/m2, sau đó mật độ giảm xuống qua các giai đoạn sinh trởng

tiếp theo của cây ngô và đạt đỉnh cao thứ hai vào giai đoạn chín sữa với mật độ trung bình 5,07 con/m2. Qua hình 3.16 cho thấy, sâu cánh vảy và GĐST của cây ngô có mối quan hệ chặt chẽ với nhau với hệ số tơng quan r = 0,86.

Côn trùng ký sinh cũng xuất hiện sớm, sau sự xuất hiện của sâu cánh vảy, tỷ lệ ký sinh tăng lên theo sự tăng của sâu cánh vảy và tỷ lệ ký sinh đạt đỉnh cao thứ nhất vào giai đoạn 7 – 9 lá với tỷ lệ ký sinh là 23,91%, chậm pha hơn so với đỉnh cao của sâu cánh vảy 7 ngày, sau đó tỷ lệ ký sinh giảm xuống vào các giai đoạn loa kèn và trổ cờ theo sự giảm xuống của mật độ sâu cánh vảy. Tỷ lệ ký sinh tiếp tục tăng lên vào các giai đoạn sinh trởng tiếp theo và đạt đỉnh cao thứ hai vào giai đoạn chín sinh lý với tỷ lệ ký sinh là 33,87%, chậm pha hơn so với đỉnh cao thứ hai của sâu cánh vảy 14 ngày (bảng 3.15). Mối quan hệ giữa mật độ sâu cánh vảy với tỷ lệ ký sinh của chúng đợc thể hiện bằng phơng trình bậc 5 trên hình 3.17 cũng cho thấy hệ số tơng quan ở đây rất chặt r = 0,79.

Hình 3.16. Quan hệ giữa giai đoạn sinh trởng của cây ngô với mật độ sâu cánh vảy, vụ đông năm 2006 tại Nghi Lộc - Nghệ An.

Nhận thấy mật độ sâu cánh vảy trong vụ hè thu biến động ít hơn vụ đông, đỉnh cao thứ nhất của sâu cánh vảy trong vụ hè thu đạt sớm hơn 1 tuần và cao hơn trong vụ đông, đỉnh cao thứ hai ở vụ hè thu thấp hơn vụ đông và cùng đạt tại

giai đoạn chín sữa. Trong cả 2 vụ, đỉnh cao thứ nhất đều cao hơn đỉnh cao thứ 2. Điều này có thể giải thích, khi cây ngô ở giai đoạn 4 - 7 lá, vào thời điểm này lá và thân của cây ngô đang còn non, là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài sâu cánh vảy ăn lá và đục thân, nhng càng về giai đoạn sau, lá ngô già và cứng không còn thích hợp với các loài sâu ăn lá, mà giai đoạn này chỉ thấy sự xuất hiện của các loài sâu đục bắp, ăn những phần non của bắp ngô.

Trong khi đó, đỉnh cao thứ nhất của tỷ lệ ký sinh trong vụ hè thu cao hơn trong vụ đông, nhng đỉnh cao thứ hai của tỷ lệ ký sinh trong vụ hè thu lại thấp hơn trong vụ đông.

Có thể giải thích: do sâu cánh vảy ở giai đoạn đầu vụ hè thu có mật độ cao hơn vụ đông, xác suất gặp gỡ giữa sâu cánh vảy và côn trùng ký sinh lớn dẫn đến tỷ lệ ký sinh ở đỉnh cao thứ nhất trong vụ hè thu cao hơn vụ đông. Mặt khác, mật độ sâu cánh vảy trong vụ hè thu giảm dần qua các giai đoạn sinh tr- ởng tiếp theo của cây ngô, trong khi đó ở vụ đông, mặc dù mật độ sâu cánh vảy giảm xuống ở các giai đoạn 7 - 9 lá, loa kèn, trổ cờ nhng lại tăng lên ở các giai đoạn sinh trởng tiếp theo do đó xác suất gặp gỡ giữa côn trùng ký sinh và sâu cánh vảy ở vụ đông cao hơn, dẫn đến tỷ lệ ký sinh sâu cánh vảy tại đỉnh cao 2 ở vụ đông cao hơn ở vụ hè thu.

Hình 3.17. Tơng quan giữa mật độ sâu cánh vảy và tỷ lệ ký sinh của chúng trên sinh quần ngô, tại vụ đông năm 2007.

Hình 3.18. Quan hệ giữa giai đoạn sinh trởng của cây ngô - mật độ sâu cánh vảy - tỷ lệ ký sinh vụ đông năm 2006 tại Nghi Lộc - Nghệ An.

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh và mối quan hệ của chúng với sâu bọ cánh vảy hại lạc, ngô, vừng tại huyện nghi lộc nghệ an (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w