Biến động số lợng và mối quan hệ giữa cây vừng sâu cánh vảy tỷ lệ côn trùng ký sinh sâu cánh vảy, vụ hè thu năm

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh và mối quan hệ của chúng với sâu bọ cánh vảy hại lạc, ngô, vừng tại huyện nghi lộc nghệ an (Trang 87 - 94)

10 Bracon onukii Wat 45 4,57 13 0,72 11 Bracon sp.111,1230,

3.3.3. Biến động số lợng và mối quan hệ giữa cây vừng sâu cánh vảy tỷ lệ côn trùng ký sinh sâu cánh vảy, vụ hè thu năm

côn trùng ký sinh sâu cánh vảy, vụ hè thu năm 2007

Kết quả nghiên cứu trên sinh quần vừng tại Nghi Lộc - Nghệ An về mối quan hệ giữa cây vừng - sâu cánh vảy - tỷ lệ côn trùng ký sinh sâu cánh vảy đợc trình bày ở bảng 3.19.

Bảng 3.16. Mối quan hệ giữa cây vừng - sâu cánh vảy - côn trùng ký sinh sâu cánh vảy, vụ hè thu năm 2006

NSG Giai đoạn sinh trởng Mật độ (con/m2) Tỷ lệ ký sinh (%)

15 2 - 4 lá 0,40 0,00 22 4 - 6 lá 2,00 7,41 29 6 - 8 lá 1,40 8,00 36 8 - 10 lá 4,20 7,14 43 Phân cành 13,60 9,17 50 Ra hoa rải rác 5,80 21,05 57 Ra hoa rộ 7,60 15,00 64 Hình thành quả non 30,20 5,17

71 Quả chắc 12,60 5,88

78 Quả già 0,00 0,00

85 Thu hoạch 0,00 0,00

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 3.16 và các hình 3.19; hình 3.20; hình 3.21 chúng tôi nhận thấy, sâu cánh vảy xuất hiện liên tục từ khi cây vừng đợc 2 - 4 lá cho đến khi thu hoạch và đạt hai đỉnh cao trong vụ. Đỉnh cao thứ nhất xuất hiện vào giai đoạn phân cành của cây vừng, với mật độ trung bình là 13,6 con/m2, Mật độ sâu cánh vảy giảm xuống vào các giai đoạn sinh trởng tiếp theo, thời điểm sâu cánh vảy xuất hiện nhiều nhất (có mật độ cao nhất) trên cây vừng và đạt đỉnh cao thứ hai là giai đoạn hình thành quả non (64 NSG), trung bình đạt 30,2 con/m2. Mối quan hệ giữa các giai đoạn sinh trởng của cây vừng với mật độ sâu cánh vảy đợc thể hiện bằng phơng trình bậc 5 trên hình 3.19 với hệ số tơng quan r = 0,83. Kết quả này cho thấy, giữa các giai đoạn sinh trởng của cây vừng và mật độ sâu cánh vảy có mối quan hệ khá chặt. Kết quả này khác với các nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hờng (2004), nguyễn Đình Vinh (2002) (các nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hờng, 2004 và Nguyễn Đình Vinh, 2002 đều có 2 đỉnh cao của côn trùng ký sinh tơng ứng với hai đỉnh cao của sâu cánh vảy)

Nh vậy, so với trên ruộng lạc, ngô thì trên ruộng vừng, sâu cánh vảy cũng đạt hai đỉnh cao trong vụ, nhng đỉnh cao thứ hai mật độ sâu cánh vảy cao hơn nhiều so với đỉnh cao thứ nhất. Nguyên nhân là do giai đoạn đầu vụ (từ khi bắt đầu gieo cho đến giai đoạn bắt đầu ra hoa) thời tiết ở Nghi Lộc nắng nóng kéo dài, không có ma, nhiệt độ cao (trên 300C) không thuận lợi cho sự phát triển của sâu cánh vảy. Nhng đến giai đoạn cây vừng ra hoa rộ, thời tiết đã thuận lợi hơn cho sự phát triển của sâu cánh vảy do xuất hiện những cơn ma vừa và nhỏ, kết hợp với nguồn thức ăn dồi dào (hoa, quả, lá), dẫn đến mật độ sâu cánh vảy tăng lên rất nhanh và đạt mật độ cao nhất vào giai đoạn hình thành quả non với mật độ trung bình 30,2 con/m2.

Hình 3.19. Quan hệ giữa giai đoạn sinh trởng của cây vừng với mật độ sâu cánh vảy, vụ hè thu năm 2007 tại Nghi Lộc - Nghệ An.

Hình 3.20. Tơng quan giữa mật độ sâu cánh vảy và tỷ lệ ký sinh của chúng trên sinh quần vừng, tại vụ hè thu năm 2007

Hình 3.21. Quan hệ giữa giai đoạn sinh trởng của cây vừng - mật độ sâu cánh vảy - tỷ lệ ký sinh sâu cánh vảy, vụ hè thu năm 2007 tại Nghi Lộc - Nghệ An.

Cũng nh trên ruộng lạc, ngô, thì trên ruộng vừng côn trùng ký sinh xuất hiện sau so với sự xuất hiện của sâu cánh vảy. Tỷ lệ ký sinh đạt cao nhất vào giai đoạn bắt đầu ra hoa với tỷ lệ 21,05 %. Chúng chỉ đạt một đỉnh cao trong vụ tơng ứng với đỉnh cao thứ nhất của sâu cánh vảy, nhng chậm pha hơn so với đỉnh cao của sâu cánh vảy một tuần.

Điều đó có thể giải thích, khi mật độ sâu cánh vảy đạt đỉnh cao thứ nhất thì xác suất gặp gỡ giữa côn trùng ký sinh và sâu cánh vảy cao nên tỷ lệ ký sinh sớm đạt đỉnh cao vào giai đoạn ra hoa rải rác (sau đỉnh cao của sâu cánh vảy 1 tuần), sau đó mật độ sâu cánh vảy giảm xuống, dẫn đến khả năng gặp gỡ giữa côn trùng ký sinh và sâu cánh vảy giảm nên tỷ lệ ký sinh cũng giảm, khi mật độ sâu cánh vảy tăng cao nhất, tỷ lệ ký sinh cũng đang tăng dần lên, nhng do ma bão cây vừng đã bị chết vào giai đoạn quả già, do đó chúng tôi không thể tiếp tục thu sâu để nghiên cứu mối quan hệ giữa ký sinh và sâu cánh vảy.

Kết quả phân tích mối quan hệ giữa mật độ sâu cánh vảy và tỷ lệ ký sinh đợc biểu diễn bằng phơng trình bậc 5 trên hình 3.20 với hệ số tơng quan r = 0,83. Kết quả này cho thấy giữa mật độ sâu cánh vảy và tỷ lệ ký sinh có mối quan hệ chặt chẽ, thể hiện rõ mối quan hệ giữa ký sinh và vật chủ.

Kết luận và đề nghị Kết luận

Nghiên cứu côn trùng ký sinh sâu cánh vảy hại lạc, ngô, vừng ở Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An trong thời gian từ tháng 6/2006 đến tháng 9/2007 thu đợc một số kết luận bớc đầu sau đây:

1. Trên sinh quần ruộng lạc, ngô, vừng có 21 loài sâu cánh vảy gây hại, các loài sâu chính hại lạc là sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.), sâu cuốn lá đầu đen (Archip asiaticus Walsh.), sâu chính hại ngô là sâu đục thân ngô (Ostrinia nubilalis Hubn.), sâu chính hại vừng là sâu cuốn lá (Lamprosema indicata Fabr.); trong đó nhóm sâu ăn lá mở có 14 loài, nhóm sâu cuốn lá có 5 loài, nhóm sâu đục thân và quả có 2 loài.

2. Côn trùng ký sinh sâu cánh vảy hại lạc, ngô, vừng có 41 loài; ong ký sinh (bộ Hymenoptera) có 32 loài, ruồi ký sinh (bộ Diptera) có 8 loài và 1 loài giun tròn. Ký sinh sâu non có 33 loài, ký sinh nhộng có 5 loài và ký sinh trứng có 3 loài. Các loài ký sinh phổ biến là Microplitis manilae, Microplitis smilis, Bracon onukii, Xanthopimpla punctata, Euplectrus sp., Bethilide sp., Diglyphus albiscapus, Brachimeria lasus, Tachinide sp2., Trichogramma nr. armigera.

3. Ký sinh sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus) có 21 loài, với tỷ lệ ký sinh 0,01 - 79,33%; ký sinh sâu khoang (Spodoptera litura) có 15 loài, với tỷ lệ ký sinh 0,04 - 13,31%, ký sinh sâu róm bốn u vàng (Orgya antiqua) có 7 loài, với tỷ lệ ký sinh 0,71 - 14,59%; ký sinh sâu cuốn lá vừng (Lamprosema indicata) có 8 loài, với tỷ lệ ký sinh 0,11 - 1,33%; ký sinh sâu đục thân ngô (Ostrinia nubilalis) có 6 loài, với tỷ lệ ký sinh 1,04 - 5,21%; ký sinh sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrosis medinalis) có 5 loài, với tỷ lệ ký sinh 1,48 - 5,93% ; ký sinh

sâu đo xanh (Anomis flava) có 4 loài, với tỷ lệ ký sinh 1,03 - 5,20%; ký sinh sâu xanh (Heliothis armigera) có 2 loài, với tỷ lệ ký sinh 1,43 - 12,86%.

4. Tập hợp côn trùng ký sinh sâu cánh vảy hại lạc, ngô, vừng có tính đa dạng loài ở mức khá (H = 2,51).

Tính ổn định của côn trùng ký sinh sâu cánh vảy hại lạc, ngô, vừng ở mức rất cao, thể hiện ở số loài có kích thớc quần thể ở mức trung bình và lớn (>20 cá thể/loài) nhiều hơn (có 26 loài) so với số loài có kích thớc quần thể nhỏ (1 - 20 cá thể/loài) (có 18 loài).

5. Trong tập hợp ký sinh sâu khoang (Spodoptera litura), vị trí số lợng và chất l- ợng thuộc về các loài M. manilae, Euplectrus sp., Actia crassiconis; trong tập hợp ký sinh sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus), vị trí số lợng và chất lợng thuộc về các loài Diglyphus albiscapus, Brachimeria lasus,

Trichogramma nr. armigera.

6. Đối với nhóm sâu ăn lá mở, tính chuyên hóa của côn trùng ký sinh ở mức cao với chỉ số giống nhau thấp (Ics = 0,17; 0,35 ), đối với nhóm sâu cuốn lá, tính chuyên hóa của côn trùng ký sinh ở mức cao với chỉ số giống nhau thấp (Ics = 0,17; 0,21); đối với nhóm sâu đục thân, tính chuyên hoá cũng ở mức cao, với chỉ số giống nhau thấp (Ics = 0,21; 0,35).

7. Sâu cánh vảy hại lạc, ngô, vừng xuất hiện sớm từ giai đoạn 1 - 3 lá cho đến khi thu hoạch, số lợng luôn biến động đạt hai đỉnh cao trong vụ, tơng ứng biến động của tỷ lệ ký sinh cũng đạt hai đỉnh cao và chậm hơn đỉnh cao sâu cánh vảy 1 - 2 tuần.

Mối quan hệ giữa côn trùng ký sinh và mật độ sâu cánh vảy có sự tơng quan chặt và đợc mô tả bằng phơng trình bậc 5 với 0,65 ≤ r ≤0,93.

Đề nghị

1. Cần nghiên cứu mối quan hệ của đa dạng sinh học côn trùng ký sinh và các loài sâu cánh vảy hại lạc, ngô, vừng để có biện pháp bảo vệ và sử dụng đa dạng côn trùng ký sinh trong quản lý sâu cánh vảy hại lạc, ngô, vừng.

2. Cần nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái của các loài ký sinh có vị trí chất lợng cao (nh loài Microplitis manilae Ashmead, Diglyphus albiscapus) để nhân thả các loài này bổ sung vào ruộng lạc, ngô, vừng.

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh và mối quan hệ của chúng với sâu bọ cánh vảy hại lạc, ngô, vừng tại huyện nghi lộc nghệ an (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w