Tình hình nghiên cứu sâu cánh vảy hại Ngô và thiên địch của chúng 1 Tình hình nghiên cứu sâu cánh vảy hại Ngô

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh và mối quan hệ của chúng với sâu bọ cánh vảy hại lạc, ngô, vừng tại huyện nghi lộc nghệ an (Trang 37 - 38)

1.3.2.1. Tình hình nghiên cứu sâu cánh vảy hại Ngô

Cũng nh lạc, cây ngô bị nhiều loài sâu non bộ cánh vảy gây hại, đây là nguyên nhân chính làm hạn chế việc gia tăng sản lợng ngô.

Theo Hill và Waller (1988)[65], thành phần sâu hại ngô ở vùng nhiệt đới có 49 loài, trong đó có 9 loài sâu quan trọng.

ở Việt Nam cũng đã có một số chơng trình nghiên cứu về sâu hại ngô. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Khiêm (1995)[16] cho thấy, tập đoàn sâu hại ngô ở vùng Hà Nội gồm 35 loài trong đó có 5 loài thờng xuyên gây hại.

Theo kết quả nghiên cứu của Lu Tham Mu, Đặng Đức Khơng, Hoàng Vũ Trụ (1984 - 1988)[27] ở Lâm Đồng, đã thống kê đợc 6 loài sâu bộ cánh vảy hại ngô, trong đó có 2 loài gây hại chủ yếu là sâu đục thân (Pyrausta nubilalis) và sâu xanh (Heliothis armigera), hai loài này đã làm giảm đáng kể sản lợng ngô ở cả các vụ ngô I và II của các năm.

Kết quả điều tra côn trùng trên ngô vụ hè thu và thu đông tại Thanh Trì- Hà Nội cho thấy, có 12 loại sâu hại trong đó sâu đục thân gây hại mạnh nhất (Bùi Tuấn Việt, Mai Phú Quý, Phạm Thị Lai, Vũ Thị Chỉ, Nguyễn Thị Thuý, 1995)[48].

Kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Dung (2001) [7] tại Gia Lâm - Hà Nội, có 23 loài sâu hại trên cây ngô gồm 6 bộ, trong đó 2 loài sâu đục thân ngô và sâu cắn lá ngô, sâu bớm mắt rắn xuất hiện phổ biến.

Dơng Thị Vân Anh (2006)[1], đã thống kê đợc 13 loài sâu hại bộ cánh vảy, trong đó 2 loài phổ biến là sâu cắn lá nõn ngô và sâu đục thân ngô.

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh và mối quan hệ của chúng với sâu bọ cánh vảy hại lạc, ngô, vừng tại huyện nghi lộc nghệ an (Trang 37 - 38)