7. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Sử dụng môtíp mở đầu “ngày xửa ngày xưa”
Có thể vì nhại cổ tích mà trong truyện ngắn của Hoà Vang xuất hiện rất nhiều cụm từ “Ngày xửa, ngày xưa”. Chính cụm từ này làm cho độc giả như được phiêu du trong trường nhìn đầy sương mù cổ tích của nhà văn Hoà Vang. Hơn nữa các thiên truyện này của ông đều mang một cái kết thúc có hậu, đầy hạnh phúc, cuộc sống đầy đau khổ của con người cuối cùng được vực dậy như có một vị thần đầy quyền năng nâng đỡ phía sau trong cổ tích. Qua đó, tác giả nêu bật những vấn đề vĩnh cửu về cái thiện và cái ác về số phận, hạnh phúc đang dằn vặt con người hiện đại. Hoà Vang đã biến những câu chuyện đời thường này thành những câu chuyện mang màu sắc của cổ tích. Cách khai mở có khi theo kiểu lấy y nguyên như trong truyện cổ tích “Ngày xửa, ngày xưa”. Có khi tác giả lại cố tình đảo lộn thời gian hoặc lắp ghép một cách tinh vi cái ảo và cái thực. Điều này tạo ra một chất xúc tác kích thích, phản ứng... tò mò cho người đọc. Nhưng có một điểm đặc biệt trong truyện ngắn của ông là khi mới tiếp xúc ban đầu người đọc khó có thể hình dung được vấn đề của câu chuyện.
Kiểu mô típ này chúng ta rất quen thuộc khi tiếp xúc với các truyện cổ, đặc biệt là với truyện cổ tích dân gian. Trong truyện ngắn của Hoà Vang, độc giả có thể gặp kiểu mở đầu trực tiếp bằng cách lấy lí do kiểu mở đầu của các chuyện cổ như: “Ngày xửa ngày xưa - ấy là vì các chuyện cổ, cứ được mở đầu
như thế - các loài vật sống rất gắn bó với nhau cho nên vui lắm, nhất là trong những ngày Hội” (Huyền thoại rồng); Hay kiểu mở đầu bằng việc kể về một
thời đại xa xôi trong lịch sử loài người: “Cứ kể về xa nhất thì đã có một thời
Loài Người với Loài Vật đều có chung một thứ tiếng nói. Một con Giun, con Dế cất tiếng thì cả Sư Tử, Phượng Hoàng cùng Người đều nghe được, hiểu
thấu. Cho nên có thể đến với nhau ngay, giúp đỡ hoặc bảo ban, trao đổi hoặc thanh toán với nhau ngay được, thuở ấy thật êm đềm đến mức sau này người ta cứ nghĩ rằng nó chưa bao giờ có, nó chỉ là sản phẩm của bịa đặt hay những giấc mơ…Ấy là thời buổi xảy ra chuyện này. Mà một thời như thế hẳn cũng có thể được gọi là: Ngày xửa, ngày xưa…” (Sự tích con lợn ống tiền). Đến Sự tích những ngày đẹp trời lại là một kiểu mở đầu trực tiếp bằng lời dẫn dắt của
tác giả: “Như mọi người đều biết: trong hội thi kén rể của Hùng Vương, phần
thắng về Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là người bại…”. Cách mở đầu như vậy gây một
phản ứng cho người đọc là nó dường như đã quen thuộc, không còn lạ lẫm gì với con người nữa. Đến Huyền thoại thìa cách mở đầu gây ấn tượng độc đáo với độc giả, tác giả không trực tiếp đề cập đến cái ngày xửa, ngày xưa như các truyện ở trên mà bằng một cách khai đề khá độc đáo, khá riêng biệt: “Về Một cục xong thì tiền nong gay lắm với một Thằng-Viết-Văn-Thò-Lò-Mũi như tôi… Ơ các cô hoa hồng và gã cầm bút “ăn theo, nghe ké” kia ơi! Hãy nghe…
Truyện rằng:
Thuở tít tắp, đất nước đau thương rên siết dưới ách đô hộ của bọn cường hào ngoại bang…”. Không phải mở đầu theo cái mô típ “ngày xửa, ngày xưa”
lặp lại, quen thuộc nữa mà qua các cụm từ “Hãy nghe”, “Truyện rằng”,
“Thuở tít tắp” đã đem đến cho người đọc cái cảm nhận về cái thời đại của quá
khứ xa xăm trong lịch sử nhân loại giống như cái “ngày xửa, ngày xưa” đã rất lâu lắm rồi. Đến Lý ngựa bay, Hoà Vang cũng đắc dụng hình thức mình là người kể lại câu chuyện cổ cho độc giả hiện đại nghe: “Con ngựa bay: Con
ngựa có cánh Pêgazơ – vốn là con ngựa của thi ca…Ấy thế mà có một lần, các chư thần trên Ôlem tưởng nó mất tích. Nó lâu về quá…và khi về thì ướt lướt thướt. Hoá ra nó đã gặp một người…Người nó gặp là ai vậy? Đây, xin nghe…”. Hay ở Đại hùng kê dù là một truyện được viết theo lối thực nhưng
ta không có việc gì mà phải chăm chú cái sự mình đang đi con đường nào…”.
Tất cả những cái mở đầu đó, Hoà Vang nhằm đưa đến cho độc giả những con đường cảm nhận về hiện thực khác nhau.
Với kiểu mở đầu “Ngày xửa, ngày xưa” như trong cổ tích – đối với người kể chuyện, sáng tạo khi mở đầu như vậy thì tạo tiền đề cho người ta tha hồ mà nói dối, mở rộng chân trời của sự bịa đặt đến tận cùng. Chính vì thế, đọc những truyện mang màu sắc kì ảo của Hoà Vang, người đọc được thả mình trong nhiều không gian và thời gian luân chuyển không theo trật tự tuyến tính của nó. Cổ tích, huyền thoại xưa như đang sống trong thực tại hôm nay với nhiều dáng vẻ. Hoà Vang – người kể chuyện cổ tích hiện đại giữa chốn đời thường đã đem lại cho độc giả những vấn đề mang tính thời sự trong thời đại hôm nay như sự băng hoại về đạo đức, sự bất công phi lý, những cái nhìn mang tính nhận thức lại,…một cách mới mẻ, góc cạnh hơn và đầy tính nhân văn hơn.