7. Cấu trúc của luận văn
2.1. Cảm hứng nhại cổ tích thể hiện qua cái nhìn hiện thực trong truyện ngắn
2.1. Cảm hứng nhại cổ tích thể hiện qua cái nhìn hiện thực trong truyện ngắn Hòa Vang truyện ngắn Hòa Vang
Sau 1975, cuộc sống hòa bình bắt đầu với bao vấn đề mới đặt ra trong thời hậu chiến. Đời sống chính trị không còn là đối tượng phản ánh tâm điểm của văn học đương đại nói chung và truyện ngắn nói riêng. Khát vọng đổi mới xã hội, khát vọng dân chủ và tinh thần nhìn thẳng vào sự thật đi cùng ý thức tìm tòi, sáng tạo, với những thể nghiệm mạnh bạo, rộng rãi trong sáng tạo nghệ thuật, đã mở ra cho truyện ngắn đương đại. Sự đổi mới đầu tiên có lẽ bắt đầu từ việc mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực. Từ một hiện thực chủ yếu được giới hạn trong đời sống chính trị xã hội, truyện ngắn đương đại đã tìm đến một hiện thực rộng lớn hơn của đời sống nhân sinh thế sự, một “hiện thực của đời sống hằng ngày với các quan hệ vốn dĩ đa đoan đa sự, phức tạp chằng chịt, đan dệt nên những mạch nổi và mạch ngầm của đời sống” (Nguyễn Văn Long). Và sự thức tỉnh trở lại ý thức cá nhân đã mở ra cho văn học nhiều đề tài và chủ đề mới, làm thay đổi quan niệm về con người. Có thể khẳng định văn học ngày càng đi tới một quan niệm toàn vẹn và sâu sắc hơn về con người mà nền tảng triết học và hạt nhân cơ bản của quan niệm ấy là tư tưởng nhân bản. Đó là nền tảng cho sự mở rộng đề tài trong truyện ngắn thời đổi mới, trong đó, việc nhận thức lại các vấn đề nhân sinh thế sự là một đề tài khá rộng rãi và phì nhiêu để cho các nhà văn hướng đến khai thác và thể hiện tài năng qua ngòi bút năng động của mình. Truyện ngắn sau đổi mới, đã phát huy khả năng tiếp cận trên mọi bình diện của xã hội một cách nhanh nhạy, sắc bén.
Một trong những đổi mới cụ thể đó là các nhà văn đã bắt đầu có những trải nghiệm trên một con đường hoàn toàn mới và có những cách tân táo bạo. Họ đã sẵn sàng đưa những yếu tố “bất khả giải” vào trong văn của mình với một lối hành văn độc đáo, không giống ai. Chúng ta bắt gặp một Nguyễn Huy Thiệp với lối văn giải thiêng lịch sử trong các tác phẩm Kiếm sắc, Vàng Lửa, Phẩm tiết,… Rồi đến “điệu hồn cổ tích” Hoà Vang tràn đầy những yếu tố giải
thiêng cổ tích kết hợp với cảm hứng “nhại” đã mang đến cho từng trang văn hiện đại thấm đẫm màu sắc cổ tích huyền thoại xa xưa. Trong số các tác giả của văn học thời kỳ đổi mới, Hoà Vang nổi lên như một hiện tượng trên văn đàn văn học. Văn của ông không gai góc, không sắc cạnh như văn Nguyễn Huy Thiệp mà thâm trầm, dung dị pha chút hài hước nhưng lại chất chứa đầy hơi ấm nhân tình trên từng trang viết.