Khái niệm nhân vật

Một phần của tài liệu Cảm hứng nhại cổ tích trong truyện ngắn hòa vang luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 70)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Khái niệm nhân vật

Khi tiếp cận bất cứ tác phẩm văn học nào, người đọc đều bắt gặp thế giới nhân vật trong tác phẩm. Tuỳ vào mục đích sáng tạo, nhà văn có thể cấp cho nhân vật cái tên với những tên tuổi, hành động, tính cách, ngoại hình, giọng nói…cụ thể. Hoặc đó chỉ là “cái tên” mang tính ước lệ mà độc giả vẫn dễ dàng nhận ra bởi những đặc tính rất riêng của con người. Hoặc có khi nhân vật đó không phải là con người mà những sự vật, đồ vật, muông thú, ma quỷ, quái vật lẫn thần linh đội lốt con người để thực hiện sứ vụ cao cả của nhà văn. Khái niệm nhân vật có khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cũng không chỉ một đồ vật, con vật cụ thể nào mà chỉ một

hiện tượng nổi bật trong tác phẩm nhưng nó lại có mối liên quan đến con người hoặc nhằm hướng về con người. Nhìn chung, nhân vật văn học vẫn là hình tượng của con người và được miêu tả bằng các phương tiện văn học nhưng “nhân vật văn học không phải là “bản dập” của con người ngoài đời. Nó là một hiện tượng, một đơn vị nghệ thuật, được sáng tạo theo những ước lệ của văn học” [44, tr 75].

Nhân vật là điều kiện tiên quyết không thể thiếu của văn học khi miêu tả thế giới mang tính hình tượng và có chiều sâu. Và nó có chức năng rất quan trọng trong tác phẩm văn học. Trước hết, nhân vật là phương tiện để nhà văn khái quát đời sống, phản ánh bản chất của xã hội thông qua tính cách. Bên cạnh đó, nhân vật còn là nơi để nhà văn thể hiện quan niệm và lý tưởng thẩm mĩ. Không một nhà văn nào trước khi cho ra đời đứa con đẻ tinh thần của mình lại không gửi gắm vào đó những suy nghĩ, xúc cảm của mình, vì thế, tác phẩm văn học mang tính chủ quan của người sáng tạo. Không dừng lại ở đó, nhân vật có vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên các mối liên kết giữa các sự kiện trong tác phẩm văn học, tạo cho văn bản tác phẩm thành một chỉnh thể thống nhất hữu cơ với nhau.

Nhân vật trong các tác phẩm văn học đa đạng và phong phú. Vì thế, nó làm xuất hiện nhiều tiêu chí phân loại nhân vật khác nhau như: Dựa vào tiêu chí vai trò của nhân vật (nhân vật chính, nhân vật phụ), tiêu chí tư tưởng (nhân vật chính diện, nhân vật phản diện), tiêu chí cấu trúc nội tại của nhân vật (nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tư tưởng, nhân vật tính cách). Đây là những cách phân loại nhân vật mang tính tương đối và không thể áp dụng tuyệt đối cho các tác phẩm cụ thể. Bởi đây là sự phân chia nhằm nhấn mạnh đặc trưng cơ bản phục vụ cho mục đích nghiên cứu xác định. Khi đi vào từng tác phẩm văn học cụ thể ta lại bắt gặp những hệ thống nhân vật không theo “khuôn mẫu” phân chia mà tuỳ vào nội dung phản ánh, nghệ thuật

xây dựng nhân vật và quan niệm của nhà văn, đặc biệt là truyện ngắn đương đại với nhiều kiểu biến hoá khác nhau và nhân vật không còn thuần khiết, trong ngần như trước nữa. Chẳng hạn, tiếp xúc với truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, thế giới nhân vật với những mảng sáng – tối giao tranh, khuất lấp rất khó nhận ra được một cách rạch ròi. Thế giới và con người trong cái nhìn tổng quát của Hòa Vang rất phân minh, mạch lạc, trong sáng vô ngần. “Vẫn biết cuộc đời này trong đục, trắng đen chẳng phải lúc nào cũng rạch ròi, nhưng Hòa Vang không muốn chấp nhận điều ấy”. Nhưng nhìn chung, nhân vật trong tuyện ngắn Hoà Vang nổi bật với ba kiểu nhân vật sau: Kiểu nhân vật tha hóa, kiểu nhân vật bi kịch và kiểu nhân vật tự nhận thức.

2.2.2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Hòa Vang

2.2.2.1. Kiểu nhân vật tha hoá

Trước hết, với kiểu nhân vật tha hoá, chúng ta bắt gặp ở các nhân vật quan đốc trấn, viên thị độc chuyên đọc bài văn xưng tụng quan, viên lãnh binh tuần du, quan coi kho trong Huyền thoại thìa; ông giám đốc trong Hư

ảnh; người vợ trong Tâm hồn chó; ông chủ nhà nghỉ Nghĩa Tình trong Hoa nhân sư,…Tha hoá là một biểu hiện của cuộc sống, nó thường được xem xét

về mặt ý thức xã hội, đặc biệt là về tư tưởng, chính trị, đạo đức. Các nhân vật tha hoá xuất hiện trong văn của Hoà Vang chủ yếu là những con người tha hoá về đạo đức, lối sống và nhân phẩm.

Các nhân vật tha hoá trong Huyền thoại thìa là những con người được nhân dân tín nhiệm, đề cử làm người đứng đầu chăm lo cho cuộc sống của nhân dân nhưng hơn ai hết họ là những con người chỉ biết hám lợi danh, đi ngược lại mọi quyền lợi của nhân dân. Tên quan đốc trấn thì suốt ngày chỉ biết “biển thủ ngân khố, cậy sửa văn bia, đục tên người họ này, khảm tráo tên

người họ kia để ăn lộc hậu tạ, rồi chính sinh năm Tý lại xé cả lá số Tử vi gốc, đổi ra tuổi Sửu, nhằm đến lễ sinh nhật có cớ đốc các làng xã đúc cả một con

trâu vàng lăn tới”. Còn tên viên thị độc “chuyên đọc bài văn xưng tụng quan, chuyện phụ bạ tao đàn, thơ, hái tinh tú trên trời gán vào cho quan”. Tên lãnh

binh tuần du đi đến đâu là “cưỡng hiếp đàn bà đấy và đã có lần đốt cả đôi mắt

một nghệ nhân khắc kim hoàn tuyệt mỹ”. Tất cả bọn họ “thầy nào trò ấy một duộc” lấy gì chính nghĩa, vì nước, vì dân mà phục vụ nữa. Họ chỉ biết thu vén

cho đầy cái lòng tham, sự ích kỷ và thoả mãn những dục vọng thấp hèn mà quên đi cái nghĩa vụ cao cả của một con người “đứng đầu trăm họ”, “vì nước quên mình, vì dân phục vụ”. Rồi ông lão giám đốc trong Hư ảnh lại vì quyền lợi của đứa con mà tẩy chay cựu nhân viên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Y biết được ai là người chủ mưu khiến Y bị đuổi việc ngay trong lần Y về thăm lại xưởng in của mình. Trong khi về thăm lại xưởng in Y đã nhìn thấy hai cha con là ông giám đốc và cô cháu học nghề đã thành tài và thay thế Y đang cùng kiểm tra lần cuối một bản dập mẫu và Y đã nghe được lời kể lại của vị giám đốc: “Hôm nay tiện đây, nói cho con biết: ba không đạo cao đức

trọng, không ở hiền thì không thể gặp lành, có ví dụ cụ thể đó. Trời có mắt đó…Con có còn nhớ cái “dấu sắc” đã hất tung cái thằng thầy dạy nghề của con “ra đê” cho con được đứng ở cái chỗ này một mình vững như bàn thạch từ nửa tháng nay đó, là từ đâu không?... Đó là một sợi vụn thuốc lá ngẫu nhiên bay ra từ điếu thuốc của chính ba đó. Ngẫu nhiên thôi. Mà thế là do Trời. Con có rõ không?”. Rồi đến tên quan Thái Thú trong truyện Sự tích con lợn ống tiền cũng vì cái lòng tham vô đáy và cậy đến cái chức mình đang có trong tay

mà tìm mọi cách để chiếm đoạt túi vàng của ông chủ quán dùng tiếp tế cho nghĩa quân có lương thực để đánh giặc. Có thể nói, sự cậy chức, cậy quyền để làm việc theo ý thích và mong muốn của những người lãnh đạo, của những người đứng đầu là vấn nạn tồn tại trong mọi thời đại, trong mọi xã hội. Và trong xã hội hiện đại hôm nay đây cũng là một hiện tượng tiêu cực khá phổ biến.

Bên cạnh những nhân vật có chức, có quyền tha hoá thì nhân vật là những con người bình thường với cuộc sống mưu sinh cũng tha hoá theo cái nền kinh tế thị trường. Ông chủ nhà nghỉ Nghĩa Tình trong Hoa nhân sư vì muốn có được những đồng tiền mà đã làm những việc huỷ hoại nhân cách, lương tâm và trái tim của con người. Hành động tráo trộn những bộ xương người với xương sư tử đã đưa ông đến với con đường lầm lỗi của lòng tham. Và cũng chính vì những hành động vô lương tâm đó mà ông chủ nhà nghỉ đã gặp phải quả báo từ chính những bộ xương mà ông tráo trộn. Cái khách sạn Nghĩa Tình được xây dựng nhờ vào những đồng tiền dơ bẩn thì “mười hai

dây Hoa Nhân Sư bốc lên ngùn ngụt, bò toá ra ngùn ngụt, như mười hai vòibạch tuộc thanh mảnh và đường hoàng, bò về, bò về, trườn về. Từ mười hai hướng như mười hai mũi đặc công năm nào, quây lấy, hội tụ quanh ngôi khách sạn ba tầng mang tên Nghĩa Tình…đã trùm kín, xoắn bện, kín mít…”. Còn ông

chủ thì “trong căn biệt thất của ông chủ, cả một ống dây hoa xoắn thành chiếc

rọ người, nêm ken như một chiếc cũi hình ống, như một cỗ quan tài bằng chão dây leo đại ngàn, không cách gì khai mở, hòng lách một vảy móng tay…Trong ống rọ - cũi - quan tài bất toại, người ta vẫn nghe thấy một thứ tiếng, tuỳ tai từng người. Có người bảo là tiếng thở. Có người bảo là tiếng van xin. Có người bảo là thứ tiếng thét hoảng loạn, u ú của cõi âm, chẳng bao giờ dứt”. Ở Tâm hồn chó là sự tha hoá về nhân cách, thói đời chóng vánh thay đổi, sự

băng hoại về đạo đức, nhân phẩm của người vợ. Truyện được mở đầu và kết thúc theo cấu trúc đầu cuối tương ứng. Truyện bắt đầu bằng câu chuyện tình yêu của một đôi trai gái và có sự chứng kiến, hay nói cách khác là vật chứng tình yêu của hai người là một con chó với tiếng kêu ở ngay lối vào truyện

“Crù! Crù!..Grù, Grù, Grù…”. Con chó chính là bằng chứng thời gian về tình

yêu của họ, là kỷ niệm sống của tình yêu. Tuy nhiên, cùng với thời gian, tình cảm và bản tính con người cũng thay đổi ghê gớm. Sau bao nhiêu năm chung

sống, người vợ “lấy hết sức hằm chém vào cái…tờ báo anh đang dang rộng

cứ ngồi đọc lừ lừ trước mặt chị như một ụ đá bất động” nhưng vật chứng tình

yêu của họ đã “nhảy chồm lên đỡ lưỡi dao bổ xuống, che cho ông chủ…một

nửa cái mặt chó, có một con mắt trong đó, và một khúc chân trước nó lìa ra, ngọt xớt…anh ào dậy ôm lấy con chó vừa đổ vật xuống sàn, viền máu loang rộng, thắm tươi, chẳng khác gì máu người”. Và hôm sau, chị nhờ người bạn

hàng mang về cho anh lá đơn, anh vội vàng ký ngay “chữ ký hằn nét như dao

chém”. Rồi thời gian trôi, một buổi chiều hoàng hôn ở công viên con chó

nhận ra chủ cũ của mình. “Con chó chột và thọt đã đứng dậy, chạy cà nhắc về

phía người đàn bà. Nó đã dừng lại trước chị. Con mắt duy nhất ướt và sáng một thứ ánh sáng buồn…dụi đầu vào chân chị…và thứ tiếng Crù, Crù…vang lên rất khẽ, rất già…”. Qua đó, tác giả nhằm chỉ trích, phê phán, lên án trước

những sự biến chất, tha hóa trong tâm hồn con người. Cái lương tâm, cái bản tính là những yếu tố rất cần thiết trong mỗi con người và con người cần phải làm cho nó trở nên tốt đẹp hơn, trong sáng hơn.

2.2.2.2. Kiểu nhân vật bi kịch

Kiểu nhân vật bi kịch xuất hiện khá nhiều trong sáng tác của các nhà văn Nguyễn Minh Châu, Y Ban, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Huy Thiệp,…Đây là một điều rất dễ hiểu bởi sau đổi mới, văn học có nhiều điều kiện thuận tiện cho sự phát triển đề tài, mở rộng nội dung phản ánh và có những cách tân về nghệ thuật đáng kể. Đặc biệt, với chủ trương các nhà văn có quyền được nói thật, nói thẳng về sự thật và khuyến khích cá tính sáng tạo. Văn học sau đổi mới đã rất thành công trong việc đi sâu miêu tả về những nỗi đau, những mất mát, những bi kịch của con người. Đi sâu khai thác tối đa những sự thật mà văn học trước đây đang còn né tránh hoặc chưa có điều kiện để phản ánh. Đó có thể là bi kịch của cuộc sống mưu sinh, cũng có thể là bi kịch của những tổn thất về tinh thần, bi kịch của những con người trở về sau cuộc chiến với bao

sự hoang mang, bế tắc trước một cuộc sống hoàn toàn khác trước,…Trong số đó, chúng ta không thể không nói đến bi kịch của sự cô đơn, trống vắng của con người hậu chiến. Hình tượng con người cô đơn là một kiểu mẫu xuất hiện khá phổ biến trong văn học sau 1986. Nếu trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, cô đơn là một trong những chủ đề kiêng kị, bị đa số các nhà văn né tránh. Bởi khi tồn tại với tư cách con người tập thể, nhân vật sẽ được bủa vây xung quanh là bạn bè, đồng đội, dân tộc, đất nước… với tinh thần khi tổ quốc cần họ biết sống xa nhau nên họ gạt phăng hết những tình riêng nhỏ

nhặt. Vì thế, họ không có không gian để quan tâm đến đời sống riêng tư của

mình và cũng không để đời sống riêng tư làm ảnh hưởng đến lợi ích tập thể. Do đó, họ không cảm thấy cô đơn. Văn học sau 1975, đặc biệt sau 1986, với sự xuất hiện của cái tôi cá nhân, sự bừng tỉnh của ý thức, con người thường xuyên đối diện với chính mình, chất vấn cặn kẽ với lương tâm. Thêm vào đó, bước vào thời kỳ mở cửa, nhiều giá trị đạo đức, xã hội bị đảo lộn so với thời chiến. Con người dễ bị ngợp, dễ cảm thấy cô đơn trong cái môi trường sống “bát nháo” của chính mình. Cô đơn là trạng thái biểu hiện nỗi đau sâu sắc nhất, là tột cùng của sự bơ vơ, trống trải, cô đơn cũng chính là một dạng bi kịch nhân sinh.

Truyện ngắn sau 1986 đã bám vào nỗi cô đơn, như một cách biểu hiện đầy đủ các trạng huống sống của con người thời hiện đại. Trong văn xuôi, đề tài chiến tranh, đề tài nhìn lại cải cách ruộng đất, đề tài hôn nhân, gia đình, đô thị, khi hiện thực được phơi mở ở nhiều mặt khuất tối là bao giờ cũng thấp thoáng hình ảnh con người cô đơn. Nguyễn Khải với nhiều nhân vật "lạc thời"; Chu Lai, Bảo Ninh khắc hoạ những nhân vật bị chấn thương tinh thần bởi chiến tranh, đánh mất mối liên hệ với hiện tại. Tạ Duy Anh có những trang viết ám ảnh về hành trình cô độc của những cá thể người trong cuộc xô dạt dữ dằn của thời cuộc, rồi Nguyễn Ngọc Tư có một thế giới hình tượng con

người cô đơn đủ mọi trạng huống. Đến Hoà Vang con người cô đơn ngay giữa chính cuộc sống trầm lặng của mình, cô đơn bên cạnh người thân ruột thịt và cô đơn giữa biển người mênh mông, hối hả. Hoài – sinh ra có gia đình, có bố mẹ, có họ hàng nhưng xét đến cùng Hoài luôn luôn phải sống trong trạng thái cô đơn, lạc lõng. Bố Hoài phát bệnh điên truyền kiếp thì không thể biết Hoài muốn tâm sự, muốn chia sẻ điều gì mà chỉ tồn tại như cái bóng không hồn. Khi đến tuổi trưởng thành – cái tuổi có nhiều điều cần được chia sẻ nhất thì mẹ Hoài lại đến với một người đàn ông khác để Hoài lại với cái xác không hồn kia. Chỉ còn người bác của Hoài có thể nghe Hoài chia sẻ mọi chuyện ở đời thì vì miếng cơm manh áo cho bản thân và cả một đoàn con đông đúc lại phải tất bật với mớ công việc tràn ắp, suốt đời đầu tắt mặt tối cho cuộc sống nhọc nhằn thì lấy đâu ra thời gian rảnh rỗi cho việc tiếp chuyện. Hoài chỉ biết ban ngày bơm xe, vá sửa, bán xăng kiếm tiền nuôi bố còn ban đêm “ngồi bó gối, ngửa mặt lên mà ngắm trăng sao một tý” trong khi bố đang còn yên giấc và để nguôi bớt nỗi nhớ mẹ trong Quyền không điên. Hay ở

Người goá sống trầm lặng đúng như nhan đề của truyện, người đàn ông trong

truyện đã phải sống một cuộc đời lặng lẽ, âm thầm khi ở vẻ ngoài hình thức là

Một phần của tài liệu Cảm hứng nhại cổ tích trong truyện ngắn hòa vang luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w