7. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Cái nhìn hiện thực mang tính giải thiêng
Sự giải thiêng trong truyện ngắn Hoà Vang mang một phong cách rất mới và khá độc đáo. Tìm hiểu truyện ngắn của ông, chúng tôi nhận thấy truyện của ông đặt ra vấn đề giải thiêng trên các lĩnh vực như: giải thiêng về các vấn đề chính trị, xã hội; giải thiêng về các vấn đề nhân sinh; giải thiêng về bản chất con người... Dường như những sự giải thiêng trong các tác phẩm nhằm hướng đến ý thức cải tạo xã hội và đem lại những nhận thức mới cho con người, xoá bỏ, làm mờ đi những cái nhận thức còn ấu trĩ, một chiều vốn tồn tại sẵn trong mỗi con người.
Việc giải thiêng, nhận thức lại với ý hướng phá vỡ tính đơn trị, một chiều về giá trị vốn được thừa nhận như một yếu tố ngẫu nhiên là vấn đề khá mới mẻ và khá nhạy cảm trong văn học sau 1986. Có thể nói, người làm việc này phải có một vốn văn hoá, một sự hiểu biết khá sâu rộng mới có thể hành trình đi tìm lại, đảo lộn lại những giá trị vốn được lịch sử ghi nhận như nó vốn có bấy lâu nay trong tâm thức con người. Và cũng phải thừa nhận một điều rằng khi những giá trị này bị đảo ngược thì đi kèm với nó là làn sóng dư luận được dấy lên. Nhưng không vì “búa rìu dư luận” mà người cầm bút né tránh sự thật,
sự thật vẫn luôn được phơi bày trên các trang viết của các nhà “cải tạo xã hội” bằng ngòi bút và lòng nhiệt huyết. Ở phương diện nhận thức lại các vấn đề vốn đã thuộc về quá khứ, Hoà Vang đem đến cho người đọc những bất ngờ thú vị.
Trước hết, sự giải thiêng về các vần đề bản chất con người, Hoà Vang nhằm mang đến cho độc giả những cái vốn luôn được xem là bí ẩn trong mỗi con người. Chúng ta thấy rằng, giải thiêng về bản chất của con người là một vấn đề được rất nhiều các nhà văn quan tâm. Chúng ta có thể thấy sự giải thiêng đó trong các truyện của Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị Hảo,…nhưng ở các nhà văn này sự giả thiêng thường gắn liền với những con người có thật, nguyên mẫu ở ngoài đời và nghiêng về giải thiêng thần tượng hơn là đi sâu khám phá bản chất đích thực của con người. Với Hoà Vang, ông luôn đặt mục đích phải phát hiện cho ra cái bản chất thực sự của con người. Vì thế, mỗi truyện là một hoàn cảnh, một môi trường để cho ở đó nhân vật tự phanh phui, mổ xẻ cái bản chất “tự có” của mình, dù đó là bản chất tốt đẹp, cao cả hay xấu xa, bỉ ổi, hèn hạ, đê tiện. Tất cả những gì được thể hiện trong tác phẩm chính là sự khao khát đưa con người đến với cái nhân cách vẹn toàn, cái bản chất đẹp đẽ, thánh thiện của nhà văn Hoà Vang. Hơn nữa, sự giải thiêng trong truyện ngắn của ông thường hướng đến thế giới những nhân vật cổ tích hoặc mô phỏng cổ tích. Điều này càng làm cho vấn đề bản chất của con người được bộc lộ một cách rõ ràng, không có sự che đậy tinh vi, tinh xảo bằng những hoá trang đầy tính hiện đại. Bởi những gì thuộc về dân gian thường mang cái phong vị chất phác, đời thường, giản dị, chân chất. Và ở đó, nhà văn có thể tha hồ khai phóng những bản chất “rất thật” của con người. Lấy quá khứ làm điểm tựa cho sáng tác là một thế mạnh và cũng là một đóng góp khá độc của nhà văn Hoà Vang.
Về câu chuyện sự tích nàng Bân trong con mắt mọi người luôn là một sự tích đẹp, ca ngợi lòng thuỷ chung của nàng Bân nhưng dưới ngòi bút của Hoà Vang, nó lại mang ý nghĩa khác. Trong Áo độc, người đọc được biết gia đình Bân có 9 chị em, cả 9 đều có chồng và cả 9 người chồng đều phải “tuân lệnh nhà vua, đi lên, cơm nắm, áo gói, để đắp, để vác, để đào, để quần quật đến thổ ra máu mình cho một trường thành ngoằn ngoèo như rắn, như rồng, như đẻn”.
Mùa đông đến “tiếng gọi của những người chồng đang run rẩy, mồ hôi đọng
thành những giọt băng đắng cay vọng tới tai cả 9 người vợ” và họ đã quây
quần ngồi đan áo nhưng mới đan đến hết cái gấu áo thì chỉ còn 8 người chị ngồi đan. Còn Bân, với những đặc tính của mình, đã lẻn ra giữa cánh đồng và đến bên một con sông để hoan lạc với Trời. Khi 8 người chồng nhận được áo họ lại phải sẻ chia với người em út của mình để cùng nhau chống chọi qua cái giá rét của tiết trời. Trong lúc này Bân vẫn cứ mãi nhún nhảy giữa cánh đồng và vui thú cùng với bậc thượng đẳng. Rồi một đợt rét ác liệt khác lại ập đến quá bất ngờ, chồng Bân và cả 8 người anh đều cứng người vì rét. Lúc này kịp xuất hiện ngựa lưu tinh chở người đến ném cho anh một tấm áo, rồi nhờ vậy mà 9 anh em vượt qua được cái rét đột ngột này. Từ đó cả 9 anh em “truyền
tụng mê lú về sự tuyệt vời thuỷ chung và đúng lúc, lại đặc biệt của nàng Bân”.
Nhưng kì thực Bân đã không còn là người vợ chung thuỷ, một lòng thương chồng như những lời ca tụng nữa. Bân đã đi tìm niềm vui với Trời và lãng quên người chồng tội nghiệp của nàng nơi hạ giới “ba ngày, 9 lần ngủ với
Trời. Trời vốn khoẻ lắm. Nhưng cũng biết giải lao…Nào, hãy vui lên, hãy cười lên, hãy ngủ cùng ta lần nữa,…Hãy ngủ cùng ta đêm nay nữa, hết mình dâng hiến, yêu ta, ngày mai trời rét khó gì. Và đây, sẵn tấm áo của thiên đường dành cho em gửi cho thằng khố dây khốn kiếp đã cả gan đi trước ta trong thân thể em…” [62, tr 174- 175]. Xét đến cùng thì chiếc áo mà chồng của nàng
lừa dối nhằm che mắt người đời mà thôi. Qua đó, chúng ta thấy ý nghĩa giải thiêng trong truyện mang tầm cỡ vĩ mô. Bởi đây không chỉ là vấn đề của quá khứ, hiện tại hay tương lai mà là vấn đề của cả thời đại, là vấn đề xuyên suốt hành trình của cuộc sống ở mọi nơi, mọi thời. Nói đến con người ta không nên dành những gì tốt đẹp nhất để nói, để miêu tả mà hãy nhìn bằng “con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời” (Mộng Liên Đường) để nhìn cho kì được những cái xấu chen lẫn giữa cái tốt, cái đẹp, cái cao cả. Con người hiện thực là một thể thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội cho nên bản chất của nó cũng phải thích ứng với những hoàn cảnh cụ thể. Triết học Mác khẳng định: trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội. Bản chất con người không nhất thành bất biến, mà sự hình thành bản chất con người là một quá trình con người không ngừng hoàn thiện khả năng tồn tại của mình. Bản chất ấy hình thành trong quá trình hoạt động của con người. Nói đến bản chất của con người khiến cho chúng ta có cảm giác như đang nói đến một cái gì đó thiêng liêng, cao cả của con người. Có lẽ cũng chính vì cảm giác đó mà mỗi khi nói đến những gì thuộc về con người thường được nói ở một độ cao của cái đẹp, cái hoàn mĩ. Vì thế, giải thiêng bản chất con người, Hoà Vang muốn đưa lại cái nhìn nhiều chiều, nhiều khía cạnh ở từng ngõ ngách, góc khuất về bản chất con người trong từng hoàn cảnh, môi trường cụ thể.
Còn ở truyện Bụt mệt, Tấm hiện lên là một con người không như khuôn mẫu đáng được thương cảm như trong cổ tích mà là một con người lười biếng lao động chỉ biết “cầu cứu” từ người khác chứ không tự mình vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống và kể cả những con người khác cũng vậy. Và ông Bụt đã có sự tĩnh tâm “nhận thức lại” về sự cần thiết và ý nghĩa của những lần ra tay giúp đỡ Tấm và con người trần thế nói chung. Đến Nhân sứ truyện lại ngả sang một chiều hướng lạc quan hơn – đó là lòng yêu tha thiết cuộc sống
trần thế, niều vui của con người khi được lao động. Kim Thân La Hán Sa Ngộ Tĩnh sẵn sàng từ bỏ cuộc sống chốn tiên phật để được xuống núi “làm một
người thường chài lưới trên sóng nước, chiều chiều thổi một ống tiêu, nhấp một ngụm rượu, nướng con cá nhỏ, và đợi một người đàn bà thương mình, lấy vợ, sinh con…” [62, tr 274-275]. Đến đây, chúng ta thấy tính cách của con
người trong Nhân sứ hoàn toàn khác với tính cách con người trong Bụt mệt. Nếu ở Bụt mệt là sự lười biếng lao động thì ở Nhân sứ nhân vật lại tìm niềm vui trong lao động miệt mài. Nếu con người chỉ biết hưởng hạnh phúc nhờ vào lực lượng khác tương trợ trong Bụt mệt thì ở Nhân sứ là sự đi tìm hạnh phúc, niềm vui bằng chính thực lực và lòng nhiệt huyết. Qua đó, ta thấy Hoà Vang muốn tái hiện sự tồn tại, đồng hành của vấn đề “tính hai mặt” trong bản thể con người. Đó chính là sự thống nhất của các mặt đối lập trong một sự vật hiện tượng.
Không dừng lại ở sự giải thiêng về bản chất con người mà Hoà Vang còn hướng đến giải thiêng về các vấn đề chính trị xã hội đương thời. Không ai có thể phủ nhận rằng một nền chính trị ổn định, tốt đẹp thì đời sống người dân mới được an cư nhưng không vì thế mà lại đề cao, ca ngợi, xem đó là mẫu hình chính trị lí tưởng có thể áp dụng cho mọi thời. Bởi hiện thực không có gì là toàn vẹn và hoàn mĩ cả. Để có được cái tương đối thì chính bản thân nó cũng đã phải trả những cái giá tương xứng. Một nền chính trị dù có được đề cao đến mấy thì cũng không thể loại trừ những cái xấu, cái bất cập, cái chưa ổn hay sự phân hoá giàu nghèo, chủng tộc, giai cấp…Vì lẽ đó, Hoà Vang đã đưa người đọc đến với những môi trường, hoàn cảnh cụ thể để mô tả cho cái nền chính trị, xã hội lúc bấy giờ. Ở Huyền thoại thìa là một sự mô tả về phong cách sống của những con người đại diện cho tiếng nói của nhân dân và sự gặt hái mùi vị qua con đường sống của mỗi con người đó “gieo cây nào gặt quả ấy”. Truyện kể về một vị đầu lĩnh nghĩa quân bị giặc bắt và xử trảm, trước khi
chết vị thủ lĩnh này yêu cầu giặc cho một thau nước rửa mặt. Sau khi chết, vị thủ lĩnh này được người dân lập đền thờ và chiếc thau rửa mặt năm xưa giờ toả ngời ánh kim sắc trắng được đặt trên một bệ đá chạm uy nghi trong Ngôi Đền Thờ Người thủ lĩnh bị chém. Sau đó, chiếc thau bị tên đạo trích, em ruột quan coi kho ăn cắp về làm một bộ thìa đĩa và dao ăn tuyệt đẹp biếu ông anh. Rồi ông anh coi kho này lại tống cho quan đề hình và đến quan đề hình dâng cho quan đốc trấn. Bộ thìa, đĩa và dao này lại được bày trong bữa đại yến đầu tiên giao đãi với đoàn thương nhân Tây Dương. Khi vị đốc trấn này chạm thìa đến đĩa yến thì ngay lập tức đĩa mĩ vị tuyệt hảo bốc lên một mùi tanh lợm, hôi thối không thể tả và nhìn thấy một chiếc thìa bay lên gang ngang miệng viên quan thị độc. Một chiếc chui vào bụng quan coi kho và tên quan này ngã lăn ra đất, ôm bụng co giật đùng đùng. Quan đốc trấn thô mãng và bất lực hất tung cả bàn tiệc. Nhân lúc đó, bà nhũ mẫu đã lén nhặt chiếc thìa ấy. Sau khi về cô thôn lam lũ của mình, bà đã đem chiếc thìa bón cho những đứa trẻ nhếch nhác, mũi dãi suốt ngày chỉ biết “ăn cháo củ mài, củ ráy, khoai môn” và Duyên Phúc đột khởi những đứa trẻ thoắt bụ bẫm “hồng tươi như táo chín”. Chính hồn Thìa Thiêng ấy đã sinh ra những tiên đồng ngọc nữ nơi trần gian. Đây không phải là một câu chuyện đơn thuần về huyền thoại chiếc thìa mà đi sâu hơn đó là vấn đề quan liêu, lối sống “gieo gió ắt sẽ gặp bão” trong xã hội. Chính lối sống xấu xa chỉ biết làm điều xấu, lọc lõi thì sẽ nhận được kết quả như chính hành động của mình vậy: “Thầy nào trò ấy một duộc”. Lối sống của tên quan đốc trấn ‘phụ mẫu chi dân” với “những lần biển thủ ngân
khố, cạy sửa văn bia, đục tên người họ này, khảm tráo tên người họ kia để ăn lộc hậu tạ,…” khi soi mình vào chiếc thau thiêng thì nhìn thấy “lồ lộ, phừng phừng, múp míp một gương mặt…lợn”. Đến viên thị độc chuyên đọc bài văn
xưng tụng quan , chuyện phụ bạ tao đàn, thơ, hái tinh tú trên trời gán vào cho quan” thì nhìn thấy “một quái vật thân lươn mặt khỉ, bảy đầu, quằn quại uốn
múa trong bùn nhẫy nhượt, vảy những đốm tanh tưởi lên tận mặt và cười khèng khẹc”. Quan coi kho thì nhìn thấy một “con mối đất trắng nhẫy múp míp nằm chật thau, tiếng nghiến kèn kẹt rào rào”. Những con người vốn được
đề cử lên để chăm lo cho cuộc sống an cư, thái bình của người dân thì chính những lực lượng này lại đi ngược với nghĩa vụ của họ. Ở họ cái nhân cách, nhân phẩm không mang cái phong thái “con người của nhân dân” mà họ chỉ lo vun vén vì lợi ích riêng và hàm chứa trong những con người đó là bản tính cố hữu khó thay đổi của những kẻ quan trường, cầm nắm pháp luật và là đại diện cho những kẻ cường hào, ác bá. Đây chính là vấn đề muôn thuở của mỗi thời đại, mỗi xã hội.
Đến truyện Sự tích những ngày đẹp trời là câu chuyện kén rể của Vua Hùng cho người con gái Mỵ Nương và cũng là câu chuyện về tình yêu của thần nước với công chúa Mỵ Nương xinh đẹp. Là một công chúa khiến các vị thần đắm say, gây ra cuộc chiến khốc liệt chưa bao giờ được hòa giải, nhưng bản thân lại chưa từng một lần được người ta cho phép lựa chọn tình yêu. Còn chàng Thuỷ Tinh thì chung thuỷ vô biên, yêu nàng vô tận nhưng lại không thể chung sống cùng nàng. Dưới nhãn quan của nhà văn, Thuỷ Tinh là một con người đáng được chia sẻ và cảm thông của người đời. Nỗi oan khiên của Thuỷ Tinh đã được hoá giải sau bấy nhiêu năm nhờ những lập luận đầy tính lôgic qua cuộc đối thoại với Mỵ Nương:
“Tôi không thể ngờ phụ vương em lại thiên lệch, lại thiếu công bằng, lại rẽ tình tôi với em tàn nhẫn và không trong sáng đến như vậy…
Chính vì thế…Và đây, em hãy gắng trả lời tôi từng câu nhé. Một: voi ở núi hay ở biển?
- Dạ, ở núi.
- Ngựa ở núi hay ở biển? - Dạ, ở núi.
- Gà ở núi hay ở biển? - Dạ, cũng ở núi.
- Hừ, câu cuối cùng: Núi Tản và Biển Cả, nơi nào xa Phong Châu hơn? - Dạ, biển xa hơn, xa hơn nhiều…
…Tôi đã chỉ đứng khóc. Tôi không bao giờ cho lệnh dâng nước lên… Nhưng phía sau tôi lúc ấy đã có nhiều điều xảy ra…Và Thuồng Luồng, Ba Ba, Cá Ngựa cùng muôn loài thuỷ quái đã phẫn nộ ào ạt dâng nước lên, ngược với chiều tôi đi, xối xả nghiêng về núi Tản”.
Qua cuộc đối thoại này chứng tỏ một điều rằng một khi người nắm quyền lực trong tay không ưng thuận thì những người không thuộc diện rất khó và thậm chí không thể có được điều mình mong muốn. Vua Hùng – người nắm giữ quyền lực ở đất Phong Châu và cũng là người đứng ra thách đố lễ vật cưới hỏi. Ngay từ đầu vị vua này đã có sự thoả mãn khi nhìn thấy Sơn Tinh và sự khôn khéo của vị chúa tể miền núi cao đã chiếm được cảm tình vua Hùng.