7. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Kiểu tình huống nhận thức
Những truyện có dạng tình huống tình huống nhận thức lại trong truyện ngắn Hoà Vang đóng một vai trò hết sức quan trọng quyết định đến sự thành công trong việc xây dựng nhân vật cũng như sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật
của ông. Đây là kiểu tình huống mà ở đó nhà văn tạo dựng nên một tình huống “có vấn đề” để cho người đọc phải suy xét, soi ngắm, chiêm nghiệm lại với những gì đã từng xảy ra trong quá khứ. Qua những kiểu truyện này, Hoà Vang buộc người đọc phải nhận thức một sự thật: cuộc sống hiện tại đều đang ngổn ngang, các giá trị cần phải được nhìn nhận lại và để có một trật tự tương đối, phi quy phạm sẽ phải mất không ít thời gian và nỗ lực cho nó. Dạng này chúng ta bắt gặp ở các truyện như: Sự tích những ngày đẹp trời, Bụt mệt, Nhân
sứ, Áo độc... Những truyện này cho chúng ta một cái nhìn trái chiều khác hẳn
với những cái vốn đã “thâm căn cố đế” trong tâm thức của mỗi con người.
Bụt mệt nổi lên là tình huống nhận thức lại, tĩnh tâm lại của ông Bụt qua
những lần đã ra tay cứu giúp Tấm và con người nơi trần thế cùng với hành động khóc lóc, cầu xin của cô Tấm. Qua sự chiêm nghiệm này, hình tượng Tấm xuất hiện với tính cách lười biếng và giả bộ. Tấm qua lăng kính của Hoà Vang dưới con mắt của ông Bụt hoàn toàn khác với Tấm của cổ tích dân gian. Tấm trong dân gian là cô gái luôn phải chịu nhiều bất hạnh do mẹ con cám gây nên và là một cô gái hiền lành, chịu thương chịu khó. Còn Tấm trong truyện ngắn của nhà văn Hoà Vang lại là một cô gái lười biếng lao động suốt ngày chỉ biết ôm mặt khóc để được giúp đỡ và cũng phải nói thêm rằng Tấm rất tham lam dưới con mắt của Bụt, chỉ biết thoả mãn những ưng ý của mình mà không cần biết họ ra sao. Con người được sinh ra với một ý chí một nghị lực sống nhưng con người Tấm đã không như thế, Tấm không tự mình vượt lên số phận.
Đến Sự tích những ngày đẹp trời lại là một hướng đi mới, gợi mở những suy nghĩ độc đáo và gây nhiều tranh cãi ngay khi tác phẩm ra đời. Với kiểu tình tiết “có vấn đề” trong cuộc cầu hôn của hai vị chúa tể thống soái ở hai miền Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Sự ưu ái của Hùng Vương dành cho Sơn Tinh đã phần nào cho độc giả thấy được sự thắng thế của Sơn Tinh trước mặt Thuỷ
Tinh. Mặc dù nhận ra điều này nhưng Thuỷ Tinh đã không lên tiếng mà đã âm thầm chịu đựng và trách cứ về sự không khéo léo của chính bản thân mình. Tất cả những sính lễ thách cưới của vua Hùng như: voi, ngựa, gà,…đều là những thứ đã có sẵn nơi ở của Sơn Tinh và đặc biệt sự thách cưới này lại còn có một điểm đáng cần phải được quan tâm nữa là “Đúng bình minh hôm
sau…ai đến trước sẽ được đón Mỵ Nương về…”. Hẳn ai cũng biết đó chính lại
là một sự thiên lệch, không công bằng nữa của vua Hùng, hiển nhiên rằng Núi Tản gần đất Phong Châu rất nhiều lần so với Biển Cả. Từ đó, chúng ta thấy rằng cuộc cầu hôn này đã làm đảo lộn mọi thứ: Thuỷ Tinh trong truyền thuyết là một nhân vật không được mến mộ và luôn gây ra bao tai hoạ cho con người nhưng đến Thuỷ Tinh trong văn Hoà Vang lại là một nhân vật đáng nhận được sự cảm thông, chia sẻ của con người. Thuỷ Tinh trong truyện là một con người thuỷ chung vô biên với nỗi nhớ Mỵ Nương cồn cào da diết và cũng là một con người “luỵ tình” luôn phải đón nhận những bất công khi đến cầu hôn nàng. Còn Sơn Tinh lại là một vị chúa tể “luỵ việc” có trong tay mọi thứ kể cả quyền lực và người con gái mình yêu. Với Mỵ Nương – một người con gái đáng thương và tội nghiệp luôn phải sống trong sự luyến nhớ mối tình tươi trẻ của mình, nàng “đã sống như không thể sống” trong chính cuộc sống hiện tại của mình. Đến vua Hùng – một con người đại diện cho quyền lực đã không làm đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của một vị thủ lĩnh và cương vị một người cha.
Kiểu tình huống nhận thức lại này còn xuất hiện trong truyện ngắn Áo
độc của ông. Nếu không có sự xuất hiện của tình tiết nàng Bân bỏ mặc công
việc may áo cho chồng ra ngoài đùa giỡn và gặp gỡ với Trời và khi sự việc bị người đời phát giác, đi kèm với đó là những lời nói thị phi và sự kể lể đáng thương của nàng Bân với Trời thì không thể có được những cái suy nghĩ lại đầy tính triết lí của nhà văn. Qua đó, đem lại cái nhìn đầy lí trí, đầy tỉnh tảo
cho độc giả. Đến truyện ngắn Nhân sứ, tình tiết chối bỏ mọi công lực của một La Hán và kiếp sống nơi tiên phật xin xuống núi của Sa Ngộ Tĩnh làm một dân thường chài lưới bên sông đã làm cho bao người phải ngạc nhiên, suy nghĩ. Đó chính là sự khẳng định tình yêu cuộc sống chốn trần thế của nhà văn Hoà Vang.
Cái độc đáo, cái mới của Hoà Vang trong việc tạo ra kiểu tình huống nhận thức lại này là ông dựa trên nền câu chuyện đã được kể mà gia công thêm các tình tiết sao cho nó mang một hàm nghĩa hoàn toàn mới và đi ngược lại với những suy nghĩ bấy lâu trong mỗi con người. Đồng thời đem lại cái nhìn mang ý nghĩa phản tỉnh, thức tỉnh cho độc giả. Qua kiểu tình huống này, Hoà Vang đã chứng tỏ được trí tưởng tượng độc nhất của mình. Ông không viết theo những câu chuyện đã được kể như một cái ekip định sẵn mà tái tạo nó lại theo ý đồ nghệ thuật của riêng mình
3.1.2. Kiểu tình huống tâm lí
Đây là kiểu tình huống được xây dựng trên cơ sở đi sâu khắc họa đời sống nội tâm và các diễn biến tâm lí của nhân vật trong truyện cổ. Nhân vật trong văn học dân gian vốn là những nhân vật chức năng, không có cá tính, tâm lí, không sự xung đột nội tâm mà chủ yếu được xây dựng qua con đường đối thoại và hành động. Ở kiểu tình huống này đã làm xuất hiện chân dung của những nhân vật vốn im lặng trong truyện cổ trở nên sống động hơn và có sự bộc lộ cá tính một cách mạnh mẽ hơn. Qua hệ thống chân dung nhân vật, nhà văn đã phản ánh được một thế giới con người đa tính cách, đa nỗi buồn lo cùng với một hiện thực ngổn ngang, bề bộn và khơi gợi sự tĩnh tâm, nhận thức lại những vấn đề vốn đã thuộc về trước đây. Trong sáng tác của Hoà Vang kiểu tình huống này phần lớn xuất phát từ sự tưởng tượng hư cấu, trong đó hoàn cảnh, môi trường do nhà văn sáng tạo ra và đặt nhân vật vào để bộc lộ tính cách, tâm lí. Tình huống được xem như một giả thiết, một phép thử đối
với con người và cuộc sống. Ở dạng này chúng ta dễ dàng bắt gặp trong các truyện như: Gió trời sẽ đưa đi, Trong ảo giác Hồng ngọc, Ăn kêu, Người goá
sống trầm lặng, Mèo hên, Hoa tuyết trên cao, Sẹo nhẫn, Quyền không điên,…Ở
những truyện này chúng ta bắt gặp những con người trần thế với một cuộc sống khá thuần với mĩ tục Việt Nam và cũng gặp khá nhiều phiền muộn nhưng kết thúc truyện họ lại là những con người gặp được điều may, lẽ phải trong cuộc đời. Dù truân chuyên nhưng họ lại có niềm hạnh phúc riêng, nó như là một “phép mầu nhiệm” giúp họ vững niềm tin yêu cuộc sống. Ở Gió
trời sẽ đưa đi là tình huống tự tìm đến cái chết của Đăng và Nguyệt. Không
phải ngẫu nhiên mà Nguyệt và Đăng lựa chọn cái chết làm con đường giải thoát cho tình yêu của mình. Sau bao nhiêu lần phải cắn răng chịu đựng cảnh ba mẹ Nguyệt ngăn cấm, ép buộc tình yêu và khi không còn niềm hi vọng về một tình yêu kết trái, bị dồn đến đường cùng cả Nguyệt và Đăng đã tìm đến cái chết để bảo vệ tình yêu. Đây chính là sự ca ngợi về một tình yêu thuỷ chung, mạnh mẽ, kiên cường – một tình yêu mà ở xã hội hiện đại cần phải có. Qua đó, tác giả bộc lộ sự đồng cảm về những bi kịch mà họ gặp phải trong tình yêu. Ở một phương diện nào đó còn là lời cảnh tỉnh cho các bậc làm cha làm mẹ về vấn đề tự do trong tình yêu, hôn nhân của con cái.
Kiểu tình huống tâm lý này chúng ta còn bắt gặp trong thiên truyện nổi tiếng của ông Sự tích những ngày đẹp trời, đó là cái tình huống Mỵ Nương suốt ngày chỉ biết sống trong nỗi nhớ nhung, trông vọng “những giọt mưa
Thuỷ Tinh”, “mọng tròn đọng giữa lòng bàn tay, toả bụi nước ấm”, “mà cồn cào tưởng đến biển, mà khát khao được thấy biển một lần” . Vì thế, nàng đã “không thể sống như đã sống” trong chính cuộc sống hiện tại của nàng. Trong
truyện cổ không có sự xuất hiện của kiểu tình huống này. Bởi Sự tích những
ngày đẹp trời là sự viết tiếp câu chuyện cổ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh mà ở câu
Mỵ Nương sau khi theo gót Sơn Tinh về Núi Tản. Hơn nữa, những cuộc đối thoại giữa Mỵ Nương và Thuỷ Tinh cũng không được kể vì thế những tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của Mỵ Nương không được các tác giả dân gian bàn đến. Hay nói khác, nhân vật Mỵ Nương cũng như nhân vật Thuỷ Tinh trong truyện cổ không có sự xuất hiện của nội tâm. Còn trong Sự tích những ngày đẹp trời là một sự mô tả nội tâm, diễn biến tâm lí rất thành công - sự mô tả về nội tâm thông qua con đường đối thoại và độc thoại. Hoà Vang đã để cho nhân vật của mình sống đúng với con người thật, việc thật của mình. Vì thế, độc giả dễ dàng nhận ra đây là hai nhân vật rất đáng thương và cần phải có một sự đồng cảm chân thành. Đặc biệt là cần một cái nhìn thực sự của con mắt có sự phân tích đầy tính lập luận của lí tính.
Qua kiểu tình huống này, Hoà Vang càng làm nổi bật hơn về sự độc đáo, khác biệt trong phong cách nhại cổ tích của mình. Với phương châm không đi theo con đường mòn mà cần phải tạo ra một con đường hoàn toàn mới, Hoà Vang đã kiến tạo cho mình một phong cách “lạ”, “mới” cho riêng mình.
3.1.3. Kiểu tình huống tượng trưng
Xây dựng tình huống mang tính tượng trưng trên cơ sở kết hợp các yếu tố đời sống hiện đại và huyền thoại để xây dựng những biểu tượng có ý nghĩa luận đề xã hội cao, nhờ đó mà văn của ông mang tính phê phán, tố cáo, lên án xã hội cao độ. Và cũng từ đó, nhà văn đã thể hiện được vai trò, trách nhiệm và lương tâm của người cầm bút.
Trên thực tế, chính sự phồn tạp, rối rắm của xã hội hiện đại là chất xúc tác đã giúp nhà văn cho ra đời những tác phẩm mang tính xã hội cao như vậy. Các truyện ngắn Tổ tông truyền, Hoa nhân sư, Báo ân, Huyền thoại thìa,… mang kiểu tình huống tượng trưng rất rõ. Trong Báo ân là tình huống trả ơn, báo hiếu của hai anh em và đệ tử hai phường kèn trống đã được người quá cố dẫn dắt nhưng đằng sau những hành động báo hiếu, báo ân này là cả một
khoảng trống về đạo đức đáng nực cười của con người. Đó là sự suy thoái về đạo đức, sự tụt dốc về nhân phẩm của con người hiện đại. Ở Hoa nhân sư là sự “báo oán” của những hài cốt liệt sĩ đối với ông chủ nhà nghỉ Nghĩa Tình. Chính cái hành động vô lương tâm, hám danh lợi của gã chủ nhà nghỉ đã đưa lại quả báo cho chính những hành động táng tận lương tâm của mình. Cũng vì không kìm nén được lòng tham mà gã đã đưa năm bộ hài cốt liệt sĩ trộn với xương sư tử làm thành mười hai bộ hài cốt. Sau khoảng thời gian những bộ hài cốt này được chôn cất tử tể mọc thành mười hai cái mầm và từ từ lan toả, bò về, trườn về bao bọc lấy khách sạn Nghĩa Tình. Riêng căn biệt thất của ông chủ thì “dây hoa xoắn thành chiếc rọ người, nêm ken, như một chiếc cũi
hình ống, như một cỗ quan tài bằng chão dây leo đại ngàn” mà không sao gỡ
ra được.
Tổ tông truyền (hay Linh nghiệm) là sự xác lập lại lập trường, ý chí kiên
định của con người. Lời “linh nghiệm” của tổ tông để lại cho con cháu sau những sự kiện mà người trong dòng tộc gặp phải. Chính những “linh nghiệm” đó đã biến dòng tộc của mình ngày một đổi khác, không giống như ngày xưa. Đầu tiên là sự cao lớn, vạm vỡ trải qua một quá trình ứng nghiệm lời răn dạy của tổ tiên bây giờ trở nên nhỏ bé tí như cái hạt hồng xiêm. Và cũng từ đây, những con người trong dòng họ không còn gì phải lo lắng bởi những tương tác ở bên ngoài gây ra. Chính những lần “lột xác” này nhà văn đã làm nổi bật được bản chất hèn nhát và tính không kiên định của con người, đồng thời lột tẩy được những vướng mắc còn tồn tại trong xã hội. Đến Huyền thoại thìa
cũng vậy, kiểu tình huống tượng trưng được nhà văn khai thác một cách triệt để trong truyện. Cái nền của câu chuyện là xoay quanh việc giải thích nguồn gốc của những chiếc thìa và tác dụng của nó. Chính nhờ tình huống tượng trưng này mà tác giả tha hồ tạo dựng nên những yếu tố kì ảo, tưởng tượng li
kì khó hiểu. Ở đó, nhà văn như là “người thợ đa tài” biết biến hoá câu chuyện, sự việc theo sở thích, sở đoản của mình.
Qua những kiểu tình huống nhận thức, tâm lí, tượng trưng Hoà Vang đã làm nổi bật được những vấn đề nhân sinh trong xã hội, những vấn đề về nghệ thuật và khắc hoạ thành công chân dung nhân vật trong truyện ngắn của ông. Nhân vật trong sáng tác của Hoà Vang luôn có sự vận động biến chuyển thông qua tình huống truyện. Tính cách thật của nhân vật sẽ được bộc lộ cách rõ nét nhất, đầy đủ nhất thông qua một tình huống cụ thể nào đó. Đồng thời, qua tình huống cũng cho thấy được cái tài, cái độc đáo trong nghệ thuật của nhà văn.
3.2. Nghệ thuật sử dụng các mô típ trong truyện cổ
Mô típ là thuật ngữ vay mượn của tiếng Pháp (motif), thuật ngữ này đã được nhiều nhà nghiên cứu và các đề tài trong và ngoài nước đề cập đến. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, mô típ: “từ Hán Việt là mẫu đề (do người
Trung Quốc phiên âm chữ motif của tiếng Pháp) có thể chuyển thành các từ khuôn, dạng hoặc kiểu trong tiếng Việt, nhằm chỉ những nhân tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định, bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật” [19, tr 197]. Có thể hiểu mô típ
là đơn vị tham gia cấu tạo cốt truyện được hình thành ổn định bền vững, được sử dụng phổ biến và lặp đi lặp lại trong các sáng tác văn học thể hiện một quan điểm, tư tưởng nào đó của chính nhà văn. Nó là yếu tố đơn giản nhất nhưng có ý nghĩa trong cấu tạo đề tài, cốt truyện của tác phẩm nghệ thuật.
3.2.1. Sử dụng mô típ kì ảo
Mỗi tác phẩm văn học dù lớn hay nhỏ đều có một kiểu xây dựng, kiến tạo khác nhau. Chính sự khác nhau này đã làm nên phong cách của mỗi tác giả. Với Hoà Vang, việc lựa chọn những kiểu mô típ, kiểu xây dựng tình
huống truyện có sự đan xen giữa thực và ảo đã đem đến cho ông một phong cách nhại cổ tích rất độc đáo.
Mô típ kì ảo trong truyện ngắn của ông thể hiện một quan niệm mới về