Cái nhìn hiện thực mang tính đa chiều

Một phần của tài liệu Cảm hứng nhại cổ tích trong truyện ngắn hòa vang luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 42 - 55)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.Cái nhìn hiện thực mang tính đa chiều

Quá trình hiện đại hoá của nền văn học Việt Nam gắn liền với sự thức tỉnh về ý thức cá nhân, phát hiện ra con người cá nhân. Đại hội VI khẳng định: lấy con người làm trung tâm của mọi sự khám phá và phát huy yếu tố con người đã đem đến cho văn học những khả năng to lớn trên hành trình đổi mới chính bản thân mình. Tự do trên con đường sáng tạo, các nhà văn đã không ngừng “ganh sức, đua tài” bộc lộ hết năng lực nghệ thuật của mình. Chính sự khuyến khích cá tính sáng tạo đã đem đến cho Việt Nam một nền văn học sau đổi mới với nhiều gam màu đa dạng. Sau đổi mới, văn học nhìn nhận hiện thực ở một cái nhìn đa chiều và góc cạnh hơn. Hiện thực không chỉ được nhìn nhận như một cái gì đó đang diễn ra, đang sống trong chính cuộc đời thực mà còn được cái “thấu kính” quay ngược trở lại, tìm về một quá khứ “hồng hoang” để “tra cứu”, để nhìn nhận và “tra vấn” những sự việc, sự kiện đã xảy ra mà không còn được quan tâm, bình xét nữa. Không những thế, cái nhìn đa chiều còn được thể hiện ngay trong quá trình khám phá con người.

Nếu như ở văn học giai đoạn trước, con người được nhìn nhận như một bản thể tự nhiên với chức năng và nhiệm vụ do xã hội quy định thì nay con người được khám phá đa diện hơn. Đó không chỉ là con người tự nhiên mà còn là con người của tâm linh, con người với thế giới tinh thần bên trong phong phú và phức tạp, đầy bí ẩn, khúc mắc. Cách nhìn con người đa chiều, không phiến diện đã khiến cho các nhà văn thường xuyên sử dụng, phối hợp nhiều quan điểm trần thuật, nhiều phương thức trần thuật khác nhau trong cùng một tác phẩm.

Nếu ở truyện ngắn giai đoạn trước năm 1975, hiện thực được nhìn ngắm từ lăng kính của nghĩa vụ chiến đấu vì tổ quốc, con người biết hi sinh những riêng tư vì quyền lợi chung thì sau 1975 lại tập trung đi sâu khai thác con người với những cái tôi cá nhân rất riêng biệt. Nếu trước 1975 chủ yếu là cảm hứng ngợi ca hào hùng những tấm gương chiến đấu dũng mạnh, oanh liệt, những chiến thắng hiển hách mà quân và dân ta đạt được thì nay không chỉ là ngợi ca mà còn là những lời tự vấn, những nỗi đau mất mát, những hoang mang, bế tắc, những khao khát vươn lên đi tìm lẽ sống ở đời cùng với nỗi lòng canh canh về một dự cảm mới trong tương lai không mấy tốt đẹp. Bên cạnh đó, chúng ta thấy truyện ngắn giai đoạn trước rất hiếm khi đề cập đến nỗi đau, bi kịch của con người, chỉ tập trung ca ngợi niềm vui, niềm hạnh phúc bên ngoài mà bỏ quên đi những bi kịch dằn vặt bên trong. Hay nói khác, truyện ngắn giai đoạn trước chỉ tập trung mô tả những hiện thực đang diễn tiến ở bên ngoài chứ chưa chú trọng đi sâu miêu tả những ẩn ức, những mâu thuẫn bên trong tâm hồn con người.

Chính nhờ sống trong bầu không khí mới của văn nghệ và sự tiếp thu những tinh hoa truyền thống cùng những ảnh hưởng bên ngoài, Hoà Vang đã tạo dựng cho mình một cái nhìn đa chiều về hiện thực được phản ánh trên từng trang viết của ông. Hiện thực đa chiều chính là cái hiện thực được mô tả ở thời điểm hiện tại lẫn tương lai đến quá khứ, là hiện thực không những ở

không gian của cuộc đời thực mà còn là không gian tưởng tượng, hư cấu, không gian của cổ tích, khát vọng. Hiện thực trong truyện của ông không chỉ là hiện thực của đời sống thực tại đang trôi chảy hàng ngày hàng giờ xung quanh con người mà đó còn là hiện thực của cái “ngày xửa ngày xưa” từ rất lâu lắm rồi, cái ngày mà giờ không ai còn có thể bận tâm. Đó còn là hiện thực của không gian “lập thể ba chiều” mà nhân vật của ông tồn tại. Là hiện thực tươi đẹp như trong mơ ở cõi siêu nhiên bên cạnh hiện thực “cõi nhân gian bé tý” với bao sự phồn tạp đan xen. Đi liền với cái hiện thực đa chiều là thái độ, tình cảm, lập trường và tư tưởng của nhà văn. Ông đã nuôi dưỡng hi vọng và tin vào con người, đặc biệt là tính thiện ẩn sâu bên trong mỗi con người. Bởi không có gì mà con người không thể biết và không thể làm chỉ trừ những cái chưa được biết đến. Vì thế, dù xã hội có rối ren, khắc nghiệt và phức tạp đến đâu thì chỉ cần lương tâm con người biết hướng đến cái thiện thì mọi việc được giải quyết một cách dễ dàng và ở đó quan hệ giữa người với người thêm phần tốt đẹp hơn. Chính sự mở rộng hiện thực phản ánh đã giúp cho nhà văn có cái nhìn giải thiêng những điều vốn được cho là tốt đẹp, là cái cao quý đáng được ca ngợi để từ đó rút ra được những triết lí ở đời. Từ đó, chúng ta thấy hiện thực trong truyện ngắn của ông không chỉ là hiện thực có thật như nó vốn tồn tại ở ngoài đời mà đó còn là hiện thực ở một thời đã qua, đã trôi vào dĩ vãng và đã bị người đời quên lãng. Đến lượt ông lại đào xới, xúc tỉa nó lên làm cho nó có “vấn đề” và giúp người đọc có cái nhìn xuyên suốt “từ cổ chí kim” để thấy được mối liên hệ giữa chúng. Rõ ràng, cái nhìn thấu thời đại mang cảm hứng “nhại” này đã giúp ông triển khai được một nền hiện thực đa chiều trong tương quan với hiện thực được phản ánh. Đây chính là cái đóng góp riêng của nhà văn Hoà Vang cho nền văn học Việt Nam sau đổi mới.

2.1.1.1. Một hiện thực đời sống phức tạp và khắc nghiệt

Nếu như ở giai đoạn trước, hiện thực đời sống được nhìn nhận với con mắt lạc quan tin tưởng, thì giờ đây, người ta nhận ra rằng, đời sống hiện đại vẫn chứa nhiều bí ẩn và đầy bất trắc. Nó là một khả năng có thể đem lại cho con người niềm vui, hạnh phúc nhưng cũng có khi lại là nỗi đau, niềm bất hạnh và những tấn bi kịch. Hơn nữa, trong mỗi con người luôn tồn tại trong đó hai mặt đối cực nhau: mặt sáng - mặt tối, cao cả - thấp hèn, thánh thiện – ma quỷ, ác độc – hiền lành,… mà chính nhà văn Nguyễn Khải đã từng viết : “Tôi thích cái cuộc sống hôm nay, cái bề bộn ngổn ngang bóng tối và ánh sáng, màu đỏ và màu đen, đầy rẫy những bất ngờ mới thật là bản chất phì nhiêu cho các cây bút tha hồ khai vỡ”. Và viết về cái đời sống xã hội Việt Nam thời mở cửa với tất cả sự phức tạp, đan xen tốt xấu của nó cũng là một đề tài mà Hòa Vang hết sức chú ý thể hiện.

Nền kinh tế thị trường đã đem lại nhiều tích cực đến với con người nhưng nó cũng tạo nên lối sống thực dụng, ích kỷ, hám lợi và sự suy thoái về đạo đức của con người. Do đó, cái nhìn về hiện thực và con người trong truyện ngắn sau 1986 nói chung, truyện ngắn của Hòa Vang nói riêng trở nên đa diện hơn nhưng đồng thời cũng mang đậm sắc thái bi kịch.

Hoa Nhân Sư là cả một bản cáo trạng về lương tâm con người. Nhân vật

trong truyện vì muốn giàu có và nhân cơ hội đất nước muốn trả ơn những người đã ngã xuống vì bảo vệ đất nước với khuyến dụ: ai tìm được một bộ hài cốt liệt sĩ sẽ được trả công một cây vàng. Khi ông ta nhận thầu san ủi một cái sân đánh bóng chuyền và cầu lông, gã gặp ba bộ hài cốt. Sau đó, gã ngược lên rừng Đại Ngàn, lần theo lối mòn của những kẻ tìm vàng để đi tìm xác người với ý định táng tận lương tâm là trộn hài cốt liệt sĩ với xương người vô danh nhằm kiếm lời nhưng ai dè “Âm Dương Nơi Hội Tụ Những Bộ Xương Sư Tử” đã khiến gã trộn nhầm ba bộ hài cốt đó với xương sư tử. Sau khi hoàn tất

công việc tráo trộn 12 bộ hài cốt liệt sĩ là “đính kèm” theo biết bao “tiếng sụt

sịt, khóc, hờ, xúc động xiết bao. Gã cũng khóc, khóc thật tình, mà cười sằng sặc, đanh đách, tiếng cười giọng thịt, ở trong bụng”. Sau đó, 12 ngôi mộ liệt

sĩ đã được xác nhận, đã được “đưa xuống đất phần di cốt mà gã đã san chia

đều đặn, thiêng liêng, rưng rưng ấy…lại nhân vì có giá trị tiêu biểu, điển hình nên được gửi mỗi nơi một cái ở cả 12 nghĩa trang, xoè như hai nếp quạt Đông Ba khép lại tròn một thị trấn”. Nhờ cuộc làm ăn này mà gã đã xây được cả

một khách sạn mini Nghĩa Tình ba tầng đủ xài sang trọng. Tuy nhiên, ác giả ác báo. Mười hai ngôi mộ này mọc thành mười hai dây Hoa Nhân Sư lớn nhanh lạ thường. Bây giờ mười hai dây hoa này “bốc lên ngùn ngụt, bó toá ra ngùn ngụt, như mười hai vòi bạch tuộc thanh mảnh và đường hoàng, bò về, bò về, trườn về” quây lấy, hội tụ quanh ngôi khách sạn Nghĩa Tình và trong căn

biệt thất của gã là “cả một ống dây hoa xoắn thành chiếc rọ người, nêm ken,

như một chiếc cũi hình ống, như một cỗ quan tài bằng chão dây leo đại ngàn, không cách gì khai mở, hòng lách một vảy móng tay”. Đến đây gợi chúng ta

nhớ đến truyện ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp với lối sống thực dụng, sòng phẳng, lạnh lùng của cô con dâu vị tướng về hưu. Quả thực những câu chuyện này gợi cho ta một cảm giác kinh rợn bởi lối sống thực dụng cùng cực, trong đó, con người có thể làm bất cứ việc gì để kiếm tiền, kể cả “ăn thịt đồng loại”.

Nền kinh tế thị trường với đồng tiền làm chủ đã chế ngự mọi mối quan hệ xã hội. Vì đồng tiền con người sẵn sàng làm tất cả, thậm chí đánh đổi cả nhân cách, hạnh phúc để có được nó. Dường như có một điều mà ai cũng phải thừa nhận rằng: với cuộc sống hiện nay có tiền anh ta sẽ làm được tất cả

“Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong” hay có đồng tiền thì “đổi trắng thay đen khó gì” (Truyện Kiều). Tuy vậy, chúng ta cũng thấy được rằng bất cứ cái

với cuộc sống của con người, điều này nó phụ thuộc vào mục đích và sự làm chủ, chế ngự nó của con người. Đọc truyện ngắn Hoà Vang, ta bắt gặp khá nhiều sự vẩn đục, biến thái của con người khi đứng trước đồng tiền. Đại hùng kê là sự biến thái của người vợ và cũng là một nhà giáo trước sức mạnh của

đồng tiền. Tình yêu đến với vợ chồng họ rất tự nhiên và đằm thắm nhưng trải qua những chuỗi ngày sống khó khăn, khi đồng lương ít ỏi không đủ chu cấp “ông giáo nghèo kiết và ốm o, đã được giải quyết về nghỉ theo chế độ hưởng

trợ cấp thanh toán một lần. Dân dã gọi là “về một cục”. Đã đến lúc “những dòng người và việc chẽ theo những hướng khác, phiền muộn bắt đầu lởn vởn”

rồi “bà giáo vợ dạy toán kiếm ra tiền gấp hai mươi lần hơn ông giáo dạy sinh

vật. Vận dụng lý thuyết đã học từ cấp I về tương quan tỷ lệ nghịch ta thấy: Bà bớt niềm kính trọng cùng tình yêu đối với ông xuống đúng hai mươi lần. Giờ đến tỷ lệ thuận: Ông giảm niềm tin vào những lời thề thốt trước của bà cùng tác phong bình tĩnh điềm đạm vốn có của mình xuống đúng hai mươi lần”.

Ông và bà sống li thân nhau một thời gian theo nguyện vọng của nhạc phụ, nhạc mẫu “hẵng cứ li thân một thời gian đã, để xem nó có tiến bộ thế nào,

nghĩa là bớt gàn và thêm kiếm tiền khá hơn thế nào đã”. Từ đó, ông đâm ra “ốm quỵ liệt giường trong trạng thái neo đơn”. May cuộc đời còn có cả không

gian lập thể ba chiều, ông được bạn bè chăm chút và duyên phận giàu sang đã đến với ông khi cô bán trứng xuất hiện với gợi ý mở một đại lý trứng và gà,

“một cánh cửa đã bật mở, sáng loà, một con đường đã trải rộng, thênh thang, trước mắt: Con đường Làm Giàu”. Đến lúc cuộc sống có tiền thì những mối

quan hệ của ông vốn đã chết lịm từ lâu giờ bật dậy xanh tươi mơn mởn và người vợ cũ cùng gia đình xuất hiện và “hội nghị toàn thể gia đình họp phiên

bất thường chính thức vào chương trình nghị sự lập tức” với thông cáo chung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

qua lời phát biểu của ông anh vợ mà ông nghe được ang áng “phát huy đề cao

và pháp luật…yếu tố con người là quyết định…nhất là người phụ nữ mới, có văn hoá”. Từ đó, ông cho rằng “cái tốt, cái vẻ vang, nó được đảm bảo bằng cái giàu”. Sự tụt dốc, thoái hoá về đạo đức, nhân cách của con người trong xã

hội hiện nay đang là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm. Con người cần phải cảnh tỉnh trong mọi vấn đề vì giới hạn của nó rất mong manh. Nếu không làm chủ được bản thân thì trong chốc lát cái phần quỷ dữ sẽ át chế phần thánh thiện của chính mình.

Sau chiến tranh, con người được xem xét ở nhiều góc độ, chiều kích. Con người được miêu tả trong văn học với đầy đủ những bước thăng trầm của số phận. Con người không chỉ khoác trên mình những niềm vui, niềm chiến thắng hào quang hay niềm hạnh phúc sung mãn mà còn mang trên mình những cảnh ngộ, những đau đớn riêng tư hay những sự bế tắc, bất lực, hoang mang trước mọi biến thiên của đời sống. Văn học sau 1975 đặc biệt nhấn mạnh đến số phận của con người sau cuộc chiến cho nên không thể tránh khỏi những ngỡ ngàng, những hoang mang khi bước sang một cuộc sống khác hơn trước – cuộc sống thời bình của mỗi con người. Hơn nữa, ở thời bình con người có khả năng, có điều kiện để soi ngắm, chiêm nghiệm lại chính bản thân mình hơn nên những suy nghĩ trong mỗi con người càng được lộ rõ hơn - điều mà văn học trước đây chưa có điều kiện để khám phá một cách mạnh mẽ, tỉ mỉ và rạch ròi hơn. Điều này được thể hiện rất rõ trong sáng tác của Hoà Vang. Nhân vật của ông là cả một chuỗi dài của sự bế tắc, bất lực trong chính điều kiện sống của mình và cái bế tắc đó dường như luôn đem lại cảm giác buông xuôi cho cả độc giả và nhân vật. Đó là những con người bị chấn thương tâm hồn, méo mó về hình thù và ảo tưởng, mơ hồ về chính bản thân mình.

Truyện Quyền không điên là cả một chuỗi dài của cuộc đời con người cùng quẫn trong cái mồ mả điên truyền kiếp dày vò, hành hạ và chết trong cái

bệnh điên này. Mây – một cô gái hiền thục lấy phải anh nhà thơ có bệnh điên từ tông - giống. Mỗi lần lên cơn điên là cô lại chịu cảnh hành hạ từ người chồng vốn rất thương yêu mình. Trớ trêu thay tai hoạ lại đổ ụp xuống đầu cô khi đứa con – niềm hi vọng cuối cùng và là mầm sống để cho cô có thể tiếp tục nhìn lên cuộc đời phía trước lại cũng ẩn tàng cái định mệnh truyền kiếp này để rồi cô không còn biết phải bấu víu vào đâu để tiếp tục những chuỗi ngày còn lại của cuộc đời. Nó tiếp tục đeo đuổi đến mức, đứa trẻ trưởng thành dùng mọi nỗ lực để chống lại cái giờ phút lên cơn điên định mệnh. Và nó đã thắng khi tinh thần không lên cơn điên, nhưng sự bại trận lại đổ xuống đầu nó theo một hướng khác, bố nó vì lên cơn nhớ mẹ nó vô tình đã đốt nhà; mẹ nó

Một phần của tài liệu Cảm hứng nhại cổ tích trong truyện ngắn hòa vang luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 42 - 55)