Xu hướng “viết lại chuyện xưa” trong truyện ngắn Việt Nam sau

Một phần của tài liệu Cảm hứng nhại cổ tích trong truyện ngắn hòa vang luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 27)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Xu hướng “viết lại chuyện xưa” trong truyện ngắn Việt Nam sau

1986 và ý nghĩa của nó

Có thể nói, văn học Việt Nam sau 1986 đã xuất hiện một xu hướng khá độc đáo và gặt hái được nhiều thành công đó chính là xu hướng “cố sự tân biên” (chúng tôi tạm mượn thuật ngữ “cố sự tân biên” của Trung Quốc để nói về hiện tượng văn học độc đáo và mới mẻ này của Việt Nam). Sự xuất hiện của xu hướng này càng làm tăng tính liên văn bản trong văn học, là sự tương tác của các văn bản. Nó “chú trọng các ảnh hưởng văn bản hoá ngoại tại, tất cả các ngữ cảnh, bất luận là chính trị, lịch sử, xã hội, tâm lí, nghệ thuật đều có thể thành quan hệ “liên văn bản” với văn bản văn học” [11].

Ở loại truyện ngắn này, văn bản gốc đóng vai trò rất quan trọng. Vì thế, tác giả phải nắm vững, hiểu sâu văn bản gốc và trên cơ sở đó triển khai hợp lý phần tưởng tượng thêm như giọng điệu, ngôn ngữ, tình tiết,… Phần “tân biên” vừa làm mới nội dung câu chuyện cũ lại vừa làm mới những hình thức

kể chuyện, cung cấp cho những truyện cổ dáng dấp hiện đại. Đồng thời, lưu giữ chút âm hưởng truyền thống trong kết cấu, cốt truyện. Ở hình thức “viết lại” này có một số cách được các tác giả sử dụng tương đối phổ biến như: Giữ nguyên cốt truyện cũ, sau đó gia cố thêm bằng các chi tiết mới như nhân vật, diễn biến,..làm cho câu chuyện vừa mang cảm giác cổ xưa, vừa mang cảm giác hiện đại như Trương Chi – Nguyễn Huy Thiệp, Ngày xưa cô Tấm, An

Dương Vương – Lê Minh Hà, Lầu Hạc Vàng, Đám ma Sêkhốp – Lê Đạt,…;

Viết tiếp kết thúc của các truyện cũ như Gióng, Châu Long – Lê Minh Hà; Sử dụng vật liệu được lấy từ nhiều truyện khác nhau để tạo dựng nên một kiểu truyện mới, cùng thể hiện một chủ đề trung tâm và tác phẩm không hề bị bó buộc nhiều vào câu chuyện cổ nào như Chút thoáng Xuân Hương, Những

ngọn gió Hua Tát – Nguyễn Huy Thiệp.

Với xu hướng “viết lại” mà Minh Hà đã cho ra đời những thiên truyện khá mới mẻ trong cách suy nghĩ và lập luận. Đó là những cái đêm dằn vặt, sợ hãi mỗi khi Cám hiện về khơi gợi cho Tấm hiểu được sự tàn nhẫn, độc ác mà Tấm đã gây ra: "Chị Tấm! Mẹ tôi gục chết bên hũ mắm làm từ thịt xương tôi.

Chị có biết mình đã làm điều thất nhân tâm đến độ rồi không? Người mẹ nào cũng là hổ dữ khi bảo vệ con mình. Chỉ khi ấy! Sao chị nỡ bắt một ngưòi mẹ phải ăn thịt con. Chị nghĩ gì khi lóc thịt xương tôi làm mắm. Tôi đã bao lần cố công triệt thân tâm chị trên cõi sống này. Đã giết vàng anh. Đã chặt xoan đào. Đã đốt khung cửi. Đã không thành. Chị tưởng làm được điều ấy với tôi ư? Xấu tốt gì tôi với chị cũng là người. Xương thịt là do cha mẹ sinh thành. Nhưng trời đất định đoạt số phần. Việc của đất trời, người không làm được...". Rồi những

giấc mơ làm Tấm mệt mỏi và đâm bẳn gắt. Những lời của Cám như “nước

lạnh rỏ đều đều vào tâm trí, không làm Tấm khiếp hãi nữa, nhưng khiến Tấm tê buốt tới tận từng chân tóc…Nước mắt nàng đã khô đi sau bao nhiêu thống khổ mà mẹ con Cám đã gây ra. Nàng đã khóc chỉ vì không được sống. Nàng đã

không khóc khi tước đi sự sống của một con người” (Ngày xưa, cô Tấm). Đó

còn là những dòng suy nghĩ chân thành, những nỗi ân hận và nuối tiếc của người cha khi phải giết đi đứa con mà mình yêu thương nhất và nỗi oan mà phận nữ nhi mềm yếu con mình phải gánh chịu. Đó là điều mà “Bệ hạ tự dày vò cả ngàn năm nay. Ta biết cả. Như có nghĩa gì điều ấy ?” (An Dương

Vương)

Sự nở rộ của xu hướng “viết lại” này như một nhu cầu nhận thức lại và phản tỉnh nhằm đem lại sự đổi mới cho văn học Việt Nam. Khi đến với kiểu truyện này, các tác giả đã ý thức được những công việc mình phải làm. Sự nở rộ của xu hướng “viết lại chuyện xưa” trong văn học giai đoạn này là sự khẳng định nền dân chủ hoá nhằm mục đích giải thiêng nhiều giá trị đời sống và văn học một thời. Đồng thời đem đến nền hiện thực phản ánh rộng lớn và những giá trị mới cho văn học. Khi đọc các tác phẩm viết theo xu hướng này, chúng ta có thể nhìn thấy những truyện xưa tích cũ được đánh giá dưới một góc độ đa chiều, kèm theo đó là sự thức tỉnh lí trí trong cách cảm, cách nghĩ bấy lâu trong tâm thức của mỗi con người.

1.3. Hòa Vang – một cây bút truyện ngắn đặc sắc trong văn học Việt Nam sau 1986

1.3.1. Hòa Vang – vài nét tiểu sử

Nhà văn Hoà Vang tên thật là Nguyễn Mạnh Hùng, quê làng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Tây. Ông sinh ngày 3-11-1946 ở Hà Nội, nhưng thời thanh niên sôi nổi trong quân ngũ đã đưa Hòa Vang tới những vùng đất lửa xa xôi, chiến đấu vì sự bình yên cho tổ quốc. Trong những ngày tháng cầm súng nơi chiến trường đầy gian khổ và quyết liệt ấy đã in hằn trong ký ức ông những ấn tượng và cảm hứng sâu đậm. Phải chăng vì thế mà ông đã chọn địa danh Hòa Vang của đất Quảng Nam – Đà Nẵng làm bút danh cho mình? Có thể đây sẽ là một lý do khi giải thích về bút danh Hoà Vang nhưng chúng ta không thể

không nhắc đến một lý do khác. Theo tác giả Hoàng An thì năm 1971, khi chiến tranh đang còn nóng bỏng nhà văn đã gia nhập quân đội, có lần đơn vị nhận được lệnh đánh ở Hoà Vang. Khi đang dàn trận thì có một bà mẹ ở lãnh địa Hoà Vang chạy đến thăm hỏi bộ đội và khẩn khoản: “Các con bộ đội có bắn thì đừng bắn trúng con mẹ, vì nó là lính ngụy nhưng mà hiền lắm, chưa gây tội ác bao giờ”!. Vì cảm kích tấm lòng của bà mẹ với người con, nhà văn đã lấy tên Hoà Vang quê hương của bà mẹ làm bút danh cho mình. Từ đó chúng ta thấy cách chọn bút danh của nhà văn thật độc đáo, nó cũng độc đáo, đặc sắc như các tác phẩm của nhà văn, như lời tâm sự bằng thơ sau đây của ông:

Tôi là một bụi nhưng là hạt bụi người Khi không thể không viết, ắt viết Khi không thể không buông, thì buông Chẳng mảy may quan trọng

Cũng chẳng hề hận gì tới ai

Trước khi trở thành nhà văn tự do vào năm 1990, Hoà Vang từng là giáo viên dạy Văn giỏi của trường cấp 2 Lý Thường Kiệt, cán bộ Xưởng phim đèn chiếu, thanh niên xung phong, bộ đội xuất ngũ. Hoà Vang là một người rất có cá tính và tài năng. Tài năng đó không chỉ được bộc lộ trên trang viết mà còn được thể hiện trong chính cuộc đời thực, cái tài của ông được bạn bè đông đảo thán phục. Và cũng là một người ham sống, ham vui, hay nói với ông nhiều khi như một nhu cầu tìm ý tìm chữ cho việc viết lách. Vốn là một người có lối sống phóng khoáng, thích phiêu lãng với các cuộc bộ hành xuyên Việt. Cùng với một cá tính mạnh mẽ và cái tính cách bỗ bã của Hòa Vang là một nét rất đáng nhớ, rất riêng của ông. Chính tính cách hồn nhiên, bỗ bã, vô tư mà đám đông bạn bè rất cần có ông trong mỗi cuộc chơi. Và cái khí chất chan

hòa ấy đã được đem vào trong mỗi trang viết. Vì thế, văn Hòa Vang cuốn hút, bất ngờ với nhiều tình tiết hấp dẫn.

Cuộc sống nhân gian dư thừa đau khổ nhưng hạnh phúc cũng chẳng thiếu thốn đã không ưu ái cho nhà văn kéo dài thêm những ngày hoan lạc đàm đạo văn chương với bạn bè, ngày 1/ 4/ 2006 nhà văn Hòa Vang đã qua đời sau một thời gian dài lâm bệnh hiểm. Với 61 năm sống trên cõi đời là sự nếm trải đầy sương gió, chông gai để cho ra đời những tác phẩm đầy tính nhân văn và mang hơi thở của thời đại. Vì thế, nhắc đến ông, người ta nhớ đến một giọng văn nhiều ngẫm ngợi, đau đáu, chua xót với những cảnh đời không bình thường và một lối dựng chuyện với nhiều tình tiết kỳ ảo gây nhiều tranh cãi trong giới phê bình, độc giả.

1.3.2. Các chặng đường sáng tác của Hòa Vang

Dù say mê văn học từ trẻ nhưng số lượng tác phẩm Hoà Vang để lại cho đời không nhiều. Nếu so với các tác giả sinh cùng thời thì phải nói rằng toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Hòa Vang để lại rất khiêm tốn dù thời gian cầm bút lại khá dài. Thế nhưng, Hòa Vang cũng đã thể hiện được tài năng sáng tạo của mình trên văn đàn văn học Việt Nam hiện đại. Đúng như lời nhà văn tâm sự: Tổng kết lại cuộc đời và nghiệp văn chương “nhìn chung, cũng chỉ là một số đóng góp nho nhỏ vào dòng văn học Việt Nam. Cho dù số tác phẩm của tôi chồng lại, mỏng quẹt chưa bằng chiều cao một chiếc guốc cao gót của những người mẫu chân dài. Nhưng, tôi đã theo nghiệp văn chương đến phút cuối của đời tôi” [2]. Đúng như lời tác giả tâm sự, tuyển tập lại toàn bộ sáng tác của Hoà Vang với các tác phẩm: Thầy Vũ (truyện ký - 1982), Huyền thoại Rồng (tập truyện - 1988), Tai quỷ (tiểu thuyết - 1993), Sự tích những ngày đẹp trời (tập truyện - 1996), Hiện tượng HVEYA (tiểu thuyết - 1998), Hạt bụi người

bay ngược (tập truyện - 2005), Năm tháng và mẹ (tiểu thuyết - 2006).Và phải

do báo Văn Nghệ tổ chức, Hòa Vang mới bắt đầu chính thức bước vào làng văn và đã sớm trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Hòa Vang là người rất cẩn trọng, ông viết chậm, rất chậm, không phải để ai phải “thò bút” vào và cũng là người rất kỹ chữ. Giấc mộng văn chương ấy cũng không phẳng lặng, trơn tru mà đầy những gian nan, trở ngại khi ông muốn trở thành nhà văn đích thực theo đúng nghĩa của nó. Có lần Hoà Vang tâm sự: “Con đường văn chương cũng gian nan như chính cuộc đời tôi. Tôi có một hoài vọng, một ước mơ “dù cuộc đời có thế nào, tôi cũng sẽ trở thành một nhà văn”. Bị ảnh hưởng của chủ nghĩa lý lịch khó khăn lắm tôi mới vào được Đoàn, rồi xung phong vào chiến trường Quảng Trị, trở thành Đảng Viên Đảng Nhân Dân Cách Mạng Miền Nam Việt Nam, Dũng sĩ thành cổ 81 ngày đêm…Năm 1991, về hưu một cục rồi trở thành nhà văn thuộc Hội viên Hội Nhà Văn, nhưng tự do” [2]. Con đường đến với nghiệp văn chương của Hòa Vang không mấy suôn sẻ, bình lặng. Các tác phẩm vừa mới rời khỏi bàn tay “sinh đẻ” của nhà văn đã bị coi là “có vấn đề” như trường hợp cuốn tiểu thuyết Tai Quỷ xuất bản năm 1993 đã bị ngưng phát hành và thanh lý. Đó là một cuốn tiểu thuyết viết theo lối siêu thực, nguyên văn nhan đề là Người tai quỷ nhưng đã bị cắt đi chữ “Người” khi xuất bản. Chính nhà văn đã nói: “Cuốn này tôi viết trên thân phận một người nghe được tiếng người chết. Truyện đó được đánh giá cao và đã được dịch sang tiếng nước ngoài… Truyện ngắn “Linh nghiệm” in trên Văn Nghệ, Đỗ Phấn minh hoạ. Đây cũng là một truyện bạn đọc rất thích. Truyện “Hư ảnh” chỉ có Cửa Việt của Hoàng Phủ Ngọc Tường dám in. Rồi đó cũng là một trong những lý do làm Cửa Việt sập tiệm mấy tháng sau. Được giải truyện ngắn hay trong kỳ, làm đối thoại và sự kiện trong tháng do Ngô Thế Oanh in trên Cửa Việt, mang tên “Gặp Nhân Sứ Hoà Vang”. Trong những năm bạo bệnh, Hoà Vang không thể sung sức để viết tiếp như trước được nữa mà phải đọc và thu băng qua máy ghi âm. Trong thời gian này, Hoà

Vang đang có ý định cho ra đời cuốn tiểu thuyết Dứt giậu với cái nền móng là vốn sống những ngày bị bệnh “và thực ra, tôi tưởng tượng ẩn sau của Dứt

Giậu là “cùng tắc biến, biến tắc thông”.

Cả một cuộc đời, Hoà Vang tâm huyết và trung thành với sự nghiệp sáng tác. Dù ở bất cứ hoàn cảnh sống nào cũng cố gắng để trở thành nhà văn đúng với ý nghĩa của nó. Có thể nói, Hoà Vang sáng tác không nhiều và với số lượng tác phẩm khiêm tốn nhưng tên tuổi của ông để lại ấn tượng khá mạnh mẽ trên văn đàn với các cuộc tranh luận gay gắt, đặc biệt là với sự ra đời của tác phẩm Sự tích những ngày đẹp trời.

1.3.3. Quan niệm về nghệ thuật của Hòa Vang

Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng mang trong mình nó quan niệm về nghệ thuật của nhà văn. Nó chính là cái nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người, đảm bảo cho tác phẩm nghệ thuật khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó.

Vốn là một người nổi tiếng “trong quá khứ”, từ những năm 89, 90 của thế kỉ XX, Hoà Vang đến với con đường văn chương không chỉ từ niềm đam mê trong sáng tạo văn học mà còn được dẫn dắt, ảnh hưởng từ người cha. Chính nhà văn đã từng tâm sự: “Tôi coi viết Văn là một nghiệp. Cái nghiệp ấy ám vận vào người mình. Giũ bỏ cấu vứt thế nào, nó cũng không rời bỏ được. Mà tôi không có ý định vứt bỏ nó bao giờ. Người dẫn tôi đến với thế giới diệu kỳ của văn chương, chính là cha của tôi” [2]. Cha của nhà văn Hoà Vang vốn là một người ưa thích văn học, với một tấm lòng trân trọng đối với văn nghệ sĩ, và chính niềm đam mê này đã được truyền sang cho cậu con trai là nhà văn Hoà Vang bây giờ. Cái khiếu trong văn chương không những là tài năng cá nhân, sự linh hướng của người thân mà còn được tác động bởi hoàn cảnh sống. Chính sự “chênh lệch, mâu thuấn giữa hai bên nội ngoại, bố mẹ cũng xung khắc, chỉ còn bà nội là người gần gũi với tôi. Những tình cảm của tôi bắt

đầu định hướng. Tôi quan sát, và ngoài cái đau xót của một đứa bé nằm trong cuộc, tôi đã thấy cái thú vị của sự quan sát và nảy sinh nhu cầu ghi chép lại. Cha mua tặng tôi một cuốn sổ, và kẻ nắn nót cho tôi dòng chữ: NHẬT KÝ NGUYỄN MẠNH HÙNG (tên thật của tôi). Cái khướu quan sát, sở thích đọc, và quan sát, đã giúp tôi có được một sự nhận thức rất nhạy cảm. Đó là yếu tố cần cho văn chương”[2].

Với Hoà Vang, đa số truyện ngắn cứ phải có chút yếu tố siêu thực bởi ông quan niệm: “Tôi muốn phản ảnh đời sống tới một hiện thực cao hơn. Do đó, phải tìm đến siêu thực. Tôi tối kỵ nói đến những điều kỵ huý. Tác phẩm của tôi, người ta cứ cố tìm những tư tuởng chống chủ nghĩa xã hội. Văn chương, không có chức năng ám chỉ, cạnh khoé, xiên xỏ, mà chỉ có đa tầng đa nghĩa. Tôi nặng về suy nghĩ, không chịu viết một câu nào không có tư tưởng”. Hòa Vang là một cây bút viết văn trau chuốt, tỉ mỉ, cẩn thận đến mức kính cẩn, nhưng văn của ông lại không mọ mẫm, hủ nho mà khá phóng túng, bay nhảy và mang chút dí dỏm, hài hước chen lẫn với hiện thực, tìm mọi cách bứt phá trong ngòi bút của mình đến với những chân giá trị để trở thành nhà văn và thành nổi tiếng.

1.3.4. Nhìn chung về cảm hứng nhại cổ tích trong truyện ngắn Hòa Vang

1.3.4.1. Khái niệm “nhại cổ tích”

Lựa chọn một phong cách viết là điều mà mỗi nhà văn đều quan tâm trước khi đi bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình. Hoà Vang – nhà văn của thế giới cổ tích hiện đại đã chọn cho mình một phong cách nhại cổ tích rất độc đáo và thành công.

Theo cách hiểu của chúng tôi, “nhại cổ tích” là một thuật ngữ mang tính quy ước, chỉ là lối viết phỏng lại chuyện xưa, tích cũ, là việc sử dụng hình thức truyện xưa để chuyển tải những nội dung, tư tưởng mới của thời đại. Nó

Một phần của tài liệu Cảm hứng nhại cổ tích trong truyện ngắn hòa vang luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w