7. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Sử dụng môtíp kì ảo
Mỗi tác phẩm văn học dù lớn hay nhỏ đều có một kiểu xây dựng, kiến tạo khác nhau. Chính sự khác nhau này đã làm nên phong cách của mỗi tác giả. Với Hoà Vang, việc lựa chọn những kiểu mô típ, kiểu xây dựng tình
huống truyện có sự đan xen giữa thực và ảo đã đem đến cho ông một phong cách nhại cổ tích rất độc đáo.
Mô típ kì ảo trong truyện ngắn của ông thể hiện một quan niệm mới về thế giới, là sự mở rộng và chiếm lĩnh hiện thực hết sức sinh động và đa dạng. Chính sự xuất hiện của mô típ có yếu tố kì ảo làm cho câu chuyện được kể mang màu sắc huyền thoại, giả tưởng.
Việc sử dụng mô típ kì ảo trong truyện ngắn, Hoà Vang có thể “lái” câu chuyện theo mọi chiều hướng. Đó có thể là chiều hướng nhận thức lại những vấn đề xã hội, nhân sinh; Cũng có thể là chiều hướng mang ý nghĩa cảnh tỉnh, lên án, tố cáo những hành động trái với đạo làm người của mỗi cá nhân; Đó còn là sự lý giải về nguồn gốc ra đời và hình thành của loài vật như: Huyền
thoại rồng, Sự tích con lợn ống tiền, Lý ngựa bay, Huyền thoại thìa. Đan lồng
trong các câu chuyện lý giải về sự vật, loài vật là các bài học mang ý nghĩa nhân sinh rộng lớn. Chẳng hạn ở Huyền thoại rồng các yếu tố kì ảo có vai trò đắc dụng trong việc kể lại nguồn gốc hình thành của con rồng “tuyệt hảo” vốn dành được sự ưu ái và ca ngợi từ con người. Bởi nó đã được kết tinh từ những phần tinh tuý nhất của loài vật và của cả “trái tim con người”. Nó là một con vật hội tụ trong đó những giá trị đẹp nhất, đáng kính và khả ái nhất có trên thế gian, đặc biệt là “trái tim”. Sở dĩ như vậy, vì trái tim biết yêu thương, biết chia sẻ. Trái tim biết đồng cảm, trái tim biết người khác muốn gì và huyền diệu hơn nữa là trái tim biết hi sinh. Huyền thoại thìa là sự lí giải về nguồn gốc và tác dụng của những chiếc thìa. Ở truyện này yếu tố kì ảo xuất hiện khá dày đặc và có vai trò rất lớn trong việc bộc lộ nội dung câu chuyện và ý đồ của nhà văn. Chiếc thìa ngoài công dụng thường gặp trong cuộc sống nó còn là vật biết đền ơn, trả nghĩa, báo hận tuỳ thuộc vào cách sống của mỗi con người. Qua câu chuyện này, tác giả như muốn nhắn nhủ thông điệp đến với tất cả mọi người: Hãy sống và hãy làm những điều tốt đẹp hơn, bởi chúng ta
sống thế nào thì sẽ được gặp thế ấy “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”. Đến
Hoa nhân sư là bản cáo trạng về những hành động vô lương tâm, là cái kết
cục bi thảm cho những kẻ “lạc mất lương tâm” vì hám lợi danh. Yếu tố kì ảo thể hiện rõ nhất là ở hình ảnh mười hai dây hoa nhân sư được mọc lên từ mười hai ngôi mộ liệt sĩ đã được tráo trộn với những bộ xương sư tử, bò về, trườn về quây lấy khách sạn Nghĩa Tình. Riêng cáo biệt thất của ông chủ thì
“dây hoa xoắn thành hình rọ người, nêm ken như một chiếc cũi hình ống, như một cỗ quan tài bằng chảo dây leo đại ngàn” không sao có thể tháo gỡ ra
được và đi kèm với đó là những lời ai oán, van xin, là những tiếng thét hoảng loạn, u ú của cõi âm không bao giờ dứt. Bên cạnh đó, môtip kì ảo còn xuất hiện trong các truyện lí giải về những vấn đề thuộc về nhận thức của con người như: Sự tích những ngày đẹp trời, Nhân sứ, Áo độc, Bụt mệt. Ở những loại truyện này, yếu tố kì ảo như một đại lượng không thể thiếu để tác giả sắp đặt, trình bày theo mục đích, ý đồ nghệ thuật của mình. Sự tích những ngày
đẹp trời là cái án minh oan cho Thuỷ Tinh sau những khoảng thời gian phải
gánh chịu nỗi oan ức mà không ai hay biết. Áo độc là cái thiêng hoá cho sự ca tụng của người đời đối với nàng Bân sau những tháng ngày miệt mài tốn giấy mực hết lời ngợi ca.
Việc vận dụng những yếu tố kì ảo trong các truyện ngắn này, Hoà Vang đã đưa người đọc đến với những con đường nhận thức khác nhau nhưng giữa chúng có chung một ý nghĩa là sự nhìn nhận lại hiện thực một cách thấu đáo hơn, có lập luận lôgic và có sự tham gia của lí tính nhiều hơn. Đặc biệt, chính những mô típ kì ảo này đã đưa đến cái nền hiện thực phản ánh rộng lớn cùng những đề tài phong phú, đa dạng.
Các mô tip kì ảo này được sử dụng càng làm tăng thêm tính dân chủ, tính hiện đại trong truyện ngắn. Bởi lẽ, chính cái yếu tố này đã giúp nhà văn có được một sự hưng phấn, bay bổng trong cách mô tả và lí giải đời sống… Việc
sử dụng yếu tố kỳ ảo giúp nhà văn thâm nhập vào đời sống một cách linh hoạt hơn, mở rộng thêm không gian cho nhà văn khám phá hiện thực.