Không gian con đờng

Một phần của tài liệu Cảm nhận không gian trong thơ tản đà (Trang 26 - 31)

Đây là một kiểu không gian tiêu biểu xuất hiện khá nhiều trong thơ. Đó là hình ảnh “con đờng”xuất hiện ở “Khối tình con I”, “Khối tình con II” đến “Còn chơi - thơ Tản Đà . ” Cách hiểu con đờng xuất hiện phổ biến, trở

thành một ám ảnh nghệ thuật, một day dứt duy cảm trong lòng nhà thơ. Hình ảnh con đờng xuất hiện 68 lần trong tác phẩm thơ của ông. Chứng tỏ đó là một niềm suy cảm trong con ngời Tản Đà đang tìm một đờng đi, một sự vận động đổi thay mà cụ thể là sự giải thoát cá tính.

Con đờng xa là một kiểu không gian cụ thể định hình khá tiêu biểu khá nổi bật trong thơ Tản Đà :

Anh có yêu em đứng lại mà

ở đây vắng vẻ quãng đờng xa .

(Con gái hái dâu)

cho đến “Th lại trách ngời tình nhân không quen biết” cũng viết:

đờng xa gánh nặng xế chiều

Cơn dông biển lớn, mái chèo thuyền nan” Hay: “Nghìn dặm đờng xa, nỗi ngậm ngùi

(Bài ca cổ bản) “Đờng xa coi nhẹ gánh đầy nh không

(Xuân sầu)

Những tâm sự trên quãng đờng xa, những nỗi niềm ấy là rất thật của một tâm hồn thi sỹ. Sở dĩ có con đờng xa ấy là tâm hồn u buồn nặng trĩu những âu lo, những mệt nhọc của đời thờng. Không gian con đờng nh là nỗi ám ảnh, nỗi khắc khoải bởi có nhiều trở ngại khó khăn trên bớc đờng công danh.

Nếu trong “Truyện Kiều”của Nguyễn Du, sau khi gặp mộ Đạm Tiên thì Thuý Kiều vừa thơng ngời con gái hồng nhan bạc phận, nhng đồng thời cũng xót thơng, dự cảm cho số phận của mình trong tơng lai về con đờng đời:

Đờng xa nghĩ nỗi sau này mà kinh Hoa trôi bèo dạt đã đành

Biết duyên mình, biết phận mình thế thôi .

Thì với Tản Đà nỗi lòng cũng:

Đờng xa kinh nỗi suốt đêm thâu” (Khách giang hồ)

Bởi thi sỹ hiểu đợc cuộc sống khó khăn bế tắc của mình: “Gánh tình thời nặng con đờng thời xa

(Phong dao)

Rồi “Hai vai gánh nặng con đờng thời xa”. Trong đời Tản Đà luôn đau đáu một nỗi niềm tâm sự về thế sự, về văn chơng. Ông “ngông”nhng cái “ngông”của ông có đích đi và đích đến - ông khao khát và mơ ớc một tầm cao của bản thân với cuộc đời mang tính thời đại. Ông đặt mình trong mối giao hoà thiên nhiên vũ trụ. Thực tại cuộc sống của ông đang bế tắc, do đó mà con đờng đi của ông xuất hiện lúc nào cũng xa với gánh nặng tâm tởng sầu t:

Năm châu xa lắc đờng dài” (Xuân sầu)

Con đờng vô hạn khách đông tây Ta nhớ ai mà đứng mãi đây

(Quê nhà chơi mát cảm hứng)

Điều Tản Đà cảm thấy khúc mắc đã tìm đợc sự đồng cảm với thi sĩ tr- ớc đó mà cụ thể là Cao Bá Quát từng e ngại :

Mênh mông dặm khách rợn lòng ta

Trong ca dao, sự chia cách lứa đôi khiến họ thốt lên lời than vãn cho số kiếp xót thơng cho cuộc tình duyên lỡ làng. Do đó mà con đờng là sự chia lìa, mang hơi thở của niềm đau:

Vầng trăng ai xẻ làm đôi Đờng trần ai vẽ ngợc xuôi hỡi chàng

Đa nhau một bớc lên đàng

Cỏ xanh mấy dãy hai hàng châu sa” (Ca dao)

Với Tản Đà không gian con đờng cũng mang nỗi niềm tâm sự của cá nhân nhân vật trữ tình, cũng than thở, cũng buồn cô đơn, khát khao có đợc lời an ủi để xua tan đi muộn phiền:

Gánh nặng em ơi, đờng trờng

Cái thân anh bây giờ, gánh nặng em ơi, đờng trờng

Anh nghĩ cho đờng xa, em ơi đi mãi cũng gần Có công anh mài sắt thời có lần nó cũng nên kim” (Câu hát đờng trờng)

Trong văn học trung đại thiên nhiên chi phối con ngời, con đờng cũ là sự nuối tiếc thời vàng son đã qua:

Lối xa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dơng

(Bà Huyện Thanh Quan)

Tản Đà ít nhiều cũng chịu sự chi phối của t tởng nho gia trong văn học trung đại. Con đờng trong thơ ông vắng vẻ hoang sơ mang nỗi u t của chủ thể trữ tình, bộc lộ cái tôi cá nhân:

Này con đờng cũ chỗ này đây Kìa khúc sông kia đỉnh núi này Cảnh vật còn nguyên sông với núi

Ngời nh hơi lạ nớc cùng mây

(Chơi con đờng cũ)

Nỗi u t hiện lên qua khung cảnh con đờng đầy cách trở, nhng cũng mở ra hớng vận động cho ngời đi tới, mở ra không gian mới để trở về cảnh cũ làm nổi bật sự thay đổi xa và nay. Đó là con đờng suy t mà chính ông đang trăn trở. Trên đó chiều tà làm se lạnh lòng ngừi lữ khách khi cuộc đời đã xế 29

bóng. Rồi khi ông một mình ngợc xuôi giữa cuộc đời sơng gió. Con đờng đi đợc định hình bởi đích đến là đờng về quê, điều đó khẳng định ông rất yêu quê hơng:

Tản Viên bóng gác tà dơng Gió thu giục khách lên đờng về quê

Phong ba đành gạt khối tình Tám năm tay lái một mình ngợc xuôi

Quản chi sông rộng doành khơi Buồm không thuận gió ai ơi cũng đành

(Bức th của ngời nhà quê)

Không gian con đờng di chuyển mang ý nghĩa biểu hiện của chủ nghĩa “xê dịch”của sự hoạt động của con ngời. Đó là không gian tâm trạng tự do thoải mái từ Nam ra Bắc lúc ông đi du lịch, đồng thời thực hiện ớc mơ khát vọng của ngời theo nghiệp văn chơng. Mỗi miền quê, mỗi địa danh ông đi đến là một góc nhỏ kỷ niệm, nơi đó cónhững điều mới lạ để ông cứu vãn “An Nam tạp chí”, khám phá những bí ẩn trong cuộc sống:

Tiện theo đờng sắt vô dần xứ trong Một đi thêm một lạ lùng

Đờng vô xứ huế quanh quanh Non xanh nớc biếc nh tranh hoạ đồ

Xe hơi đã tới đèo ngang

ấy qua Hà Tĩnh đờng sang Quảng Bình

Con đờng đi của Tản Đà khác hẳn con đờng khó khăn gian khổ của Hồ Chí Minh:

Đi đờng mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nớc non

Nó cũng không giống kiểu con đờng tơi vui trong thơ Tố Hữu: “Đờng tiến công ào ào chiến dịch

Nh vậy hình ảnh con đờng trong thơ Tản Đà không chỉ là thớc đo chiều dài khoảng không, nó còn mang đầy đủ trạng thái biến cố của tâm trạng nhân vật trữ tình đợc bộc lộ trực tiếp và gián tiếp. Đó là những tâm sự mà ông muốn gửi gắm luôn ám ảnh trong cuộc đời thi sĩ .

Một phần của tài liệu Cảm nhận không gian trong thơ tản đà (Trang 26 - 31)