Hình ảnh một con ngời thân nhàn nhng tâm không nhàn

Một phần của tài liệu Chân dung tự hoạ của nguyễn trãi trong quốc âm thi tập (Trang 44 - 50)

Trong Quốc âm thi tập có nhiều bài Nguyễn Trãi ca ngợi cảnh sống an nhàn, nhng chúng ta vẫn thấy trong tâm ông không hề nhàn.Cụ thể: trong

Quốc âm thi tập có 78 bài/ 254 bài, hiện lên hình ảnh Nguyễn Trãi thân nhàn nhng tâm không nhàn.

Nguyễn Trãi là một ngời tin Đạo, sống với Đạo, vì Đạo, con ngời từng hết lời tụng ca vơng triều, tụng ca thánh đế, tụng ca xã tắc sơn hà, lại có lúc dờng nh chán ngán hết thảy, muốn chối bỏ hết thảy:

Sự thế dữ lành ai hỏi đến Bảo rằng ông đã điếc hai tai

(Ngôn chí - Bài 5)

Chỉn xá lui mà thủ phận Lại tu thân khác mặc thi th

(Mạn thuật - Bài 12)

Đối với Nguyễn Trãi cuộc sống giản dị không phải là điều dễ sợ. Ta thấy qua thơ ông, ông rất thích sống giản dị, sống thảnh thơi giữa non xanh cảnh vắng ở Côn Sơn, nơi ông từng đợc sống những ngày tuổi nhỏ. Có lần đang sống ở kinh đô, ông mơ thấy mình đã trở về quê và giấc mơ diễn ra nh thật, thật đến từng chi tiết:

Cảnh cũ non quê nhặt chốc mòng Chiên bao giờ đã đến trong

Chè tiêm nớc ghín bầu in nguyệt Mai rụng hoa đeo bóng cách song

(Thuật hứng – Bài 5)

Vậy thì tại sao ông không xin về để đợc thoả ớc mơ? Hay là lòng vẫn nặng đối với công danh phú quý? Không:

Phú quý treo sơng ngọn cỏ Công danh gửi kiến cánh hoè

Ông ao ớc đợc sống an nhàn trong một thế giới vô kỉ, vô công, vô danh, “tề thị phi”, “tề vạn vật” nh trong Trang Tử:

Am trúc hiên mai ngày tháng qua Thị phi nào đến cõi yên hà

(Ngôn chí - Bài 3) Có khi dờng nh ông không muốn theo ai, chỉ theo chính mình, sống nh sở nguyện:

Dầu bụt dầu tiên ai kẻ hỏi Ông này đã có thú ông này

(Mạn thuật - Bài 6)

Mâu thuẫn thờng trực của Nguyễn Trãi là mâu thuẫn giữa xuất và xử, lánh trần hay nhập thế. Một mặt ông muốn “cởi tục tìm thanh”, nhng mặt khác lại vẫn đeo đẳng: Bui có một niềm chăng nỡ trễ, Đạo làm con liễn đạo làm tôi. Đây là vấn đề đặt ra thờng xuyên cho nhà Nho lúc bấy giờ. Nhng đối với Nguyễn Trãi thì vấn đề trở thành day dứt, đau đớn:

Một mặt ông muốn “an phận, an lòng” hởng thân nhàn:

Lều nhàn vô sự ấy lâu đài

Nằm ở chẳng từng khuất nhiễu ai

(Tự thán - Bài 14)

Tuyết đợm chè mai câu dễ động Trì in bóng nguyệt hứng đêm dài

(Tự thán - Bài 14) ấy thế nhng ông vẫn mong đợc “đại dụng”, đợc đem sức tàn giúp việc đời, vẫn không muốn nhàn, không thể nhàn:

Còn có một lòng âu việc nớc Đêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung

(Thuật hứng - Bài 23)

Những vì chúa thánh âu đời trị Há kể thân nhàn tiếc tuổi tàn

(Tự thán - Bài 2) Đây không đơn giản là mâu thuẫn của t tởng Nho giáo với t tởng Phật - Lão, hay lựa chọn xuất xử nói chung, mà chính là biểu hiện của ý thức về số phận “cá nhân”, về bản lĩnh con ngời, của một ý thức muốn cống hiến cho xã hội, bất chấp hiểm nguy, làm cho sự day dứt của nhà thơ mang tính chất bi kịch cá nhân không lối thoát. Không chỗ nào ông thấy mình đồng nhất với các lối đi có sẵn, dù ông biết rõ các lối đi ấy. Xem thơ thấy ông là mục tiêu của những khen chê, dị nghị mà ông phải gồng mình lên gánh chịu bằng mọi cách để giữ vững sự độc lập của riêng mình:

Lành dữ âu chi thế nghị khen

(Thuật hứng - Bài 24)

Thế sự dầu ai hay buộc bện Sen nào có bén trong lầm

(Thuật hứng - Bài 25)

Hễ tiếng dữ lành tai quản đắp Cầu ai khen với liễn ai chê!

(Thuật hứng - Bài 4)

ở thế thờng hiềm khác tục ngời Đến đây rằng hết tiếng chê cời

(Tự thán - Bài 6)

Ai hay ai chẳng hay thì chớ Bui một ta khen ta hữu tình

Và ông đã chọn lấy khả năng xử xự hoàn toàn đối lập với t cách xử xự khác trớc:

Dù bụt dù tiên ai kẻ hỏi Ông này đã có thú ông này

(Mạn thuật - Bài 6) Thú ấy là thú thanh nhàn, hoà mình tan vào cảnh vật, tách ra khỏi cái cuộc đời “tục luỵ trần an” kia. Ông có cách làm giàu của riêng mình Giàu những của tự nhiên ấy, có cách sang riêng Nô bộc ắt còn hai rặng quýt. Ông tái lập quan hệ đã có trong xã hội vào thế giới tự nhiên. ở đó, chỉ còn lại mình ông, cũng có khi với thằng hề, nhng là kẻ ngoài cuộc. Với cuộc đời ông tuyên bố đã “điếc hai tai”.

Tuy nhiên một con ngời luôn luôn trăn trở, thao thức lo cho dân, cho n- ớc, nh đã trình bày ở trên thì làm sao tâm ông có thể nhàn, không thể nhàn đ- ợc.

Mặc dù vậy, trong Quốc âm thi tập chúng ta vẫn thấy Nguyễn Trãi ca ngợi cảnh sống an nhàn và ông cũng thật sự vui với cuộc sống an nhàn. Không vui không thể nào có những lời thơ nhẹ nhàng, thanh thoát nh:

Lọ chi tiên bụt nhọc tâm phơng Đợc thú an nhàn ngày tháng trờng Song có hoa mai, trì có nguyệt

án còn phiến sách, triện còn hơng

(Tự thán - Bài 12) Hoặc nhẹ nhàng, uyển chuyển nh:

Giấu tha tha hai khóm trúc Giờng thấp thấp một nồi hơng Vợn chim kết bạn non nớc quạnh Cầm sách cùng nhau ngày tháng trờng

Hài cỏ đẹp chân đi đủng đỉnh

áo bô quên cất bận thênh thang Bốn dân nghiệp có cao cùng thấp Đều hết làm thôi thánh thợng hoàng

(Tức sự - Bài 4) Hoặc đỉnh đạc đờng hoàng nh:

Trong tạo hoá có cơ màu Hay đỗ hay dừng mới kẻo âu Nớc biếc non xanh thuyền gối bãi Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu

(Bảo kính cảnh giới - Bài 26) Âm thanh nhịp điệu ở đây là âm thanh nhịp điệu có hồn. Nó gợi với ta phong thái rất mực ung dung của nhà thơ và truyền về cho ta một niềm vui cao khiết. Niềm vui ấy còn có những lúc mênh mông bát ngát:

Láng giềng: một áng mây bạc Khách khứa: hai ngàn núi xanh Có thuở biếng thăm bạn cũ

Lòng thơ nghìn dặm nguyệt ba canh

(Bảo kính cảnh giới - Bài 42)

Hoặc sôi nổi, say sa và tràn đầy hào khí trong cách nhìn gió trăng, nhìn mây khói:

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc Thuyền chở yên hà nặng vay then Bui có một lòng trung lẫn hiếu

Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen

(Thuật hứng - Bài 24)

Và trong chốn “non nớc quạnh ấy” Nguyễn Trãi có những niềm vui:

Lâm tuyền thanh vắng bạn Sào Hứa Lễ nhạc nhàn chơi dạo Khổng Chu

(Ngôn chí - Bài 14)

Quét trúc bớc qua lòng suối Thởng mai về đạp bóng trăng

(Ngôn chí - Bài 15)

Chẳng bằng vô sự ngáy pho pho

(Ngôn chí - Bài 19)

Đạp áng mây, ôm bó củi Ngồi bên suối gác cần câu

(Trần tình - Bài 5)

Với Nguyễn Trãi, vận mệnh của đất nớc, hạnh phúc của ngời dân đó là điều quan trọng nhất. Tất cả tin yêu vui buồn của ông đều bắt nguồn từ đó. Có thể nói ông cha bao giờ thực sự chán đời. Ông từng có câu thơ từ ý đến lời đều rất hiện đại.

Khó ngặt qua ngày, xin sống

(Tự thán - Bài 28)

Câu thơ cô đúc và dứt khoát nh một lời tuyên ngôn. Không phải vì chán đời mà quay ra yêu cỏ cây sông núi. ở ông, yêu cỏ cây sông núi với yêu đời xét cho cùng vẫn là một điều yêu đất nớc Việt Nam, yêu cuộc sống trên đất nớc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chân dung tự hoạ của nguyễn trãi trong quốc âm thi tập (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w