Chất liệu văn hoá dân gian Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chân dung tự hoạ của nguyễn trãi trong quốc âm thi tập (Trang 61 - 68)

Chất liệu văn hoá dân gian Việt Nam ở đây gồm chất liệu thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam. Trong 254 bài thơ của Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã sử dụng chất liệu văn hoá dân gian để sáng tác trong 56 bài, chiếm hơn1/5 số bài của tập thơ.

Nguyễn Trãi vận dụng những thành ngữ, tục ngữ, ca dao vào trong thơ mình một cách linh hoạt, uyển chuyển để nói lên t tởng tình cảm cũng nh quan niệm sống, hay những kinh nghiệm rút ra từ cuộc đời, từ những điều tai nghe mắt thấy. Ví dụ nh:

Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn.

(Bảo kính cảnh giới- Bài 21) Hay câu:

Tay ai thì lại làm nuôi miệng Làm biếng ngồi ăn lở núi non

(Bảo kính cảnh giới- Bài 22)

Trong Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi đã sử dụng rất nhiều chất liệu văn hoá dân gian, làm cho những câu thơ mang đậm đà bản sắc dân tộc với phong vị quê hơng rõ nét, khiến cho ngời đọc cảm thấy sự giản dị, gần gũi và quen thuộc của một con ngời có t tởng “thân dân”, lấy dân làm gốc.

Nguyễn Trãi là một ngời đã từng lăn lộn trong phong trào đấu tranh rộng lớn của dân tộc, đã từng sống gần nhân dân trong phần lớn cuộc đời mình, là một nhà văn hoá dân tộc rất có ý thức về những giá trị tinh thần của đất nớc Việt, Nguyễn Trãi đã có đóng góp vô cùng to lớn vào sự phát triển của văn hoá dân tộc.

Trong lĩnh vực văn học, sự đóng góp này thể hiện rõ rệt ở việc đẩy mạnh sự phát triển của thơ Nôm. Kế thừa những thành tựu của các tác phẩm đời Trần, Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đã khẳng định vị trí ngày càng quan trọng của văn học chữ Nôm trong dòng văn học viết. Đặc biệt về thơ Nôm, ông đã không chỉ sử dụng một chất liệu mà đã sử dụng nhiều chất liệu văn hoá khác nhau, trên cơ sở đó lựa chọn, chắt lọc và sáng tạo một cách tài tình.

Trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi tính dân tộc đã thể hiện rất rõ ở chỗ phản ánh thiên nhiên của đất nớc ta và cuộc sống của ông cha ta. Với thơ Nôm ông đã có thể phản ánh một cách cụ thể hơn, sinh động hơn thiên nhiên ấy, cuộc sống ấy.

Miêu tả con ngời của mình trong thơ Quốc âm thi tập, ông đã sử dụng tiếng mẹ đẻ, chất liệu dân gian một cách thuần thục tinh tế, phong vị ấy thật đậm đà qua những câu thơ nh:

Tả lòng thanh vị núc nác Vun đất ải, lảnh mồng tơi

(Ngôn chí - Bài 9)

Cơm ăn dẫu có da muối

áo mặc nài chi gấm thêu

(Ngôn chí - Bài 3)

Vàu làm chèo, trúc làm nhà Đợc thú vui, ngày tháng qua

(Trần tình - Bài 3) Nguyễn Trãi khi về ở ẩn vui thú với cỏ cây, chim chóc, sống lao động sản xuất ra những sản vật của nhà nông, đó là thú vui cho qua ngày tháng sống ẩn dật, cô đơn.

Nguyễn Trãi đã hoà mình vào cuộc sống ở nông thôn và yêu mến cuộc sống ấy thì mới kể về những sản vật và phong vị quê hơng một cách thân thiết. Quả núc nác, dọc mồng tơi, hạt tre, củ ấu, da muối… là những thứ vốn rất quen thuộc gần gũi với nhân dân, nhng lại rất xa lạ với thơ văn bác học. Nhng những thú ấy đã đợc Nguyễn Trãi đa vào thơ một cách rất tự nhiên, không câu nệ, không gò bó một chút nào để nói về quê hơng một cách giản dị và thắm thiết.

Cũng nh nhiều tác phẩm thơ Nôm của các tác giả khác, Nguyễn Trãi đã tiếp thu không ít ảnh hởng của Hán học. Song thành tựu lớn nhất của Nguyễn Trãi lại không phải là ở chỗ đồng hoá kho từ vựng và văn liệu Hán học mà là ở chỗ xây dựng ngôn ngữ văn học dân tộc trên cơ sở ngôn ngữ nhân dân và của văn học dân gian. Trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi, ta thờng gặp những khẩu ngữ quen thuộc của nhân dân:

Thân đà hết luỵ thân nên nhẹ Bụt ấy là lòng bụt xá cầu

(Mạn thuật - Bài 8)

Co que than lấy ruột ốc Khúc khuỷu làm chi lái hoè

(Trần tình - Bài 8)

Nên thợ nên thầy vì có học No ăn no mặc bởi hay làm

(Bảo kính cảnh giới - Bài 46) Nguyễn Trãi đã đa những khẩu ngữ hàng ngày vào trong thơ ca và tận dụng những khả năng của khẩu ngữ để tả cảnh tả tình, tả vật và ngôn ngữ văn hoá của Nguyễn Trãi có một phần bắt nguồn từ văn hoá dân gian. Ngôn từ trong văn hoá dân gian vốn xây dựng trên cơ sở gọt giũa và cách điệu hoá ngôn ngữ hàng ngày của nhân dân. Nguyễn Trãi đã sử dụng những hình tợng, kết cấu ngôn ngữ của văn hoá dân gian để biểu tình đạt ý một cách rất nhuần nhị.

Từ câu tục ngữ: ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm, ở gần kẻ trộm ốm l- ng chịu đòn.

Nguyễn Trãi viết:

Lân cận nhà giàu no bữa cám Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn

(Bảo kính cảnh giới - Bài 2) Từ câu tục ngữ: ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

Nguyễn Trãi viết:

ở bầu thì dáng ắt nên tròn Xấu tốt, đều thì rập khuôn

Trong bài thơ này tác giả sử dụng đến 3 câu tục ngữ để vận dụng vào sáng tác của mình. ý Nguyễn Trãi muốn nói rằng con ngời ta sống trong môi trờng, hoàn cảnh nào thì tính cách, lối sống và suy nghĩ hành động đều ảnh hởng của môi trờng ấy. ở trong môi trờng xấu thì con ngời cũng ít nhiều bị ảnh hởng, thậm chí sinh ra tha hoá, xấu xa… Nhng nếu sống trong môi trờng tốt thì sẽ học đợc nhiều điều hay lẽ phải. Giống nh khi ở bầu thì dáng phải tròn dù cho lúc đầu phải gò bó nhng dần sẽ quen vào khuôn khổ. Câu thơ nói về quy luật con ngời sinh ra lớn lên bản tính, lối sống nh thế nào đều chịu ảnh hởng, tác động của hoàn cảnh.

Giao lu chơi thân với đứa dại thì mình cũng trở nên dại, cả bầy dại. Mà kết bạn với mấy ngời khôn ắt sẽ học đợc nết khôn. Ông cha ta thờng có câu để răn dạy con cháu rằng Chọn bạn mà chơi, hay Làm tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại. Nguyễn Trãi dựa vào ý này viết:

Chơi cùng đứa dại nên bầy dại Kết mấy thằng khôn học nết khôn

Cuộc đời mỗi con ngời đều có những mối quan hệ, mà quan hệ rộng rãi, lâu dài, ai cũng có đó là quan hệ bạn bè. Đi ra ngoài xã hội đợc làm tôi tớ cho những ngời khôn ngoan, giỏi giang thì mình sẽ học tập đợc nhiều điều bổ ích cho mình từ họ. Dù mang tiếng là tôi tớ nhng lại có lợi cho mình rất nhiều. Hơn hẳn việc làm thầy cho những đứa dại thì mình sẽ chẳng học đợc điều gì bổ ích, ngợc lại làm thui chột đi sự tinh thông, nhanh nhạy, bởi không có điều kiện, môi trờng để phát huy trí tuệ của mình. Câu kết của bài thơ, tác giả khép lại đồng thời mở ra một kinh nghiệm rằng ở cùng với những ngời thuộc đấng thấp thì nên đấng thấp nh họ. Đen gần mực, đỏ gần son, xấu do gần kẻ xấu, tốt nhờ sống cùng ngời tốt, ý nh câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

Bảo kính cảnh giới là tấm gơng sáng, gơng báu để răn mình, con ngời sống sao cho phải đạo, đạo làm vua tôi, đạo làm cha, đạo làm con, đạo làm

thánh hiền… Nguyễn Trãi viết rất nhiều những câu thơ khi đọc lên chúng ta thấy chứa đựng cả một tấm lòng u ái, một ớc muốn lớn lao. Điều mong muốn thiết tha nhất của Nguyễn Trãi là một cuộc sống thái bình thịnh trị cho nên ông căn dặn mọi ngời phải “hay học, hay làm”:

Nên thợ nên thầy vì có học No ăn no mặc bởi hay làm

(Bảo kính cảnh giới - Bài 46) Từ câu tục ngữ: Tay làm hàm nhai, Tay quai miệng trễ

Nguyễn Trãi viết:

Tay ai thì lại làm nuôi miệng Làm biếng ngồi ăn lở núi non

(Bảo kính cảnh giới - Bài 22) Tác giả khuyên mọi ngời hãy siêng làm thì mới có ăn, làm để nuôi mình, nếu làm biếng chỉ ngồi ăn, hởng thụ một cách thụ động thì của cải dù có nhiều chất cao nh núi non cũng lở hết mà thôi.

Nhà thơ đã vận dụng một cách linh hoạt câu tục ngữ vào trong sáng tác của mình, giúp ngời đọc dễ hiểu hơn, bởi nó gần gũi, giản dị nh lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Vì thế ý nghĩa bài thơ cũng sâu sắc hơn, để lại nhiều rung cảm hơn trong lòng ngời đọc.

Trong Quốc âm thi tập ông cũng đã khai thác đợc tính tợng hình, tợng thanh rất hô ứng lấp láy trong tiếng Việt:

Am cao am thấp, đợt đòi tầng Khấp khểnh ba lần trở lại bằng

(Ngôn chí - Bài 15)

Th nhạn lạc loài khi gió

Tiếng quyên khắc khoải thuở trăng (Tự thán - Bài 28)

Đọc sách thì thông đòi nghĩa sách Đem dân mựa nữa mất lòng dân

Những khả năng của ngôn ngữ Việt mà Nguyễn Trãi biết khai thác một cách tài tình đã làm cho câu thơ tăng thêm tính nhịp nhàng, uyển chuyển và đầy màu sắc dân tộc.

Với Nguyễn Trãi, ngôn ngữ văn học Nôm đã tiến một bớc đáng kể so với ngôn ngữ văn học Nôm đời Trần. Thơ Nôm Nguyễn Trãi nhiều khi kết hợp đợc tính giản dị, chân chất với tính mỹ lệ tinh tế:

Tằm ơm lúc nhúc thuyền đậu bãi Hầu chất so le, cụm cuối làng

(Ngôn chí- Bài 8)

Nớc biếc non xanh thuyền gối bãi Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu

(Bảo kính cảnh giới- Bài 26)

Bên cạnh nét uyển chuyển, mợt mà, tinh tế của những vần thơ viết về thiên nhiên nhờ tâm hồn yêu thơng rộng lớn của nhà thơ, nhờ con mắt nhìn tinh vi, nhờ tứ thơ dạt dào, còn có những câu thơ mang nét gân guốc độc đáo:

Giũ bao nhiêu bụi, bụi lầm Giơ tay áo đến tùng lâm

(Ngôn chí- Bài 4)

Chúng ta nh thấy cả cái nét của ức Trai giơ tay ra chỉ về phía rừng tùng, nơi có thể ẩn dật, cánh tay ấy đang mang áo, giũ cho rơi bụi và rơi cả bổng lộc, rồi giơ tay áo lên hớng về phía non xanh (hình ảnh này đã đợc trình ở phần lịch sử vấn đề ).

Thơ Nôm Nguyễn Trãi vừa sinh động, vừa hàm súc, vừa chân chất, vừa mĩ lệ, lại nhiều khi gân guốc độc đáo, trớc hết là vì ông có tâm hồn phong phú, t tởng cao đẹp, tình cảm tế nhị, tính cách phóng khoáng. Nhng để thể hiện đầy đủ và tinh tế tâm hồn, t tởng, tình cảm, tính cách ấy thì ông đã biết sử dụng một cách thuần thục kho văn liệu dân gian để miêu tả những cảnh sắc, những hoạt động vốn quen thuộc trong đời sống nhân dân. Ông đã biết

khai thác một cách linh hoạt những khả năng phong phú của ngôn ngữ Việt Nam vốn đợc xây đắp trong thực tiễn văn hoá dân tộc. Sử dụng nguồn chất liệu sáng tác dân gian trong Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã tái hiện chân dung một con ngời sống bình dị giữa cuộc đời trần thế, một con ngời gần gũi với ngời dân lao động và có những nghĩ suy trăn trở nh cách cảm, cách nghĩ của số đông.

Nhận xét về sự vận dụng nguồn chất liệu văn hoá dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Trãi đã góp phần tạo nên chân dung một con ngời, trong cuốn

Tục ngữ Việt Nam các tác giả Chu Xuân Diên, Lơng Văn Đang, Phơng Tri có viết: “Tuy thơ Nôm của Nguyễn Trãi chắc chắn không phải là những sáng tác văn học đầu tiên có sử dụng tục ngữ dân gian, nhng Nguyễn Trãi thuộc số những ngời đầu tiên sử dụng một cách phổ biến tục ngữ dân gian trong sáng tác của mình. Hiện tợng Nguyễn Trãi sử dụng một cách phổ biến tục ngữ dân gian có nguyên nhân ở khuynh hớng sáng tác của ông: thơ Nôm của ông chủ yếu thông qua hình thức tự thuật, hoài niệm cá nhân mà nói lên những vấn đề nhân tình thế thái và về nền chính trị quốc gia phong kiến dới cách nhìn của một con ngời yêu nớc, yêu dân. Khuynh hớng sáng tác ấy rất tiện cho ông trong việc mợn các t tởng của nhân dân, mợn các hình thức đúc kết kinh nghiệm đời sống, kinh nghệm lịch sử xã hội của nhân dân để diễn đạt các t tởng và kinh nghiệp của bản thân mình [14-15].

Một phần của tài liệu Chân dung tự hoạ của nguyễn trãi trong quốc âm thi tập (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w