Trong thơ Nôm của mình, Nguyễn Trãi đã sử dụng chất liệu văn hoá Trung Hoa và chất liệu văn hoá dân gian Việt Nam. Khi sử dụng hai loại chất liệu này tác giả đặt trong mối quan hệ chọn lựa để đạt mục đích nghệ thuật của mình mà trớc hết là để tự nói về mình.
Trong 61 bài Bảo kính cảnh giới có rất nhiều bài Nguyễn Trãi chọn lựa chất liệu văn hoá Trung Hoa để tác phẩm của mình linh hoạt và có nội dung sâu sắc.
Chẳng hạn câu:
Nghiệp Lu Quý thịnh, đâu truyền báu? Bia Nguỵ Trng Cao, há đổi tông?
(Bảo kính cảnh giới - Bài 3) Nguyễn Trãi viết về lẽ sống ở đời nếu mà có của cải thờng đem cho những ngời nghèo khổ, đói kém thì của cải sẽ có đủ luôn, còn mà cứ giữ tích lại không chịu cho ai thì con cháu cũng không mong đợc hởng đâu. Câu này ý giống nh câu tục ngữ trong văn hoá dân gian Việt Nam Xởi lởi trời cho, bo bo trời phạt. Nhân dân ta quan niệm sống có trớc có sau, có ông trời chứng giám, nên nói “trời cho, trời phạt” ở đây cũng nằm trong quan niệm ấy.
Tác giả lấy dẫn chứng cho sự gìn giữ tham lam đó bằng hai điển tích, điển về Lu Quý (tên của Hán cao tổ). Nghiệp của Lu Quý lớn nh thế mà có truyền ngôi mãi nh thế đợc đâu. Tiếp đến là gơng của Nguỵ Trng tể tớng nhà Đờng, đợc Đờng Thái Tôn rất trọng, khi Trng chết, Thái Tôn thân soạn văn bia và thân viết chữ khắc bia đá lập ở mộ Trng. Bia Nguỵ Trng cao nh thế mà có truyền tớc đợc cho con cháu đâu.
Nguyễn Trãi lựa chọn chất liệu văn hoá Trung Hoa để sáng tác trong bài thơ này đã đem lại một nội dung sâu sắc, câu thơ ngắn gọn, súc tích, ngời đọc sẽ hiểu một cách sâu sắc, cặn kẽ hơn t tởng, quan niệm sống của tác giả Nguyễn Trãi, một con ngời nhân nghĩa hết mực, sống một cuộc đời lo cho n- ớc, thơng dân. Tấm lòng ngay thẳng, kiên trung của ông bao giờ cũng mơ ớc cho nớc mình đợc hoà bình, nhân dân đầy đủ, thế nên trong sáng tác của mình ông sử dụng rất nhiều điển về Nghiêu, Thuấn, bởi xã hội thời Nghiêu, Thuấn là xã hội hoàng kim, hình tợng Nghiêu, Thuấn là hình tợng lý tởng. ở đây Nguyễn Trãi chọn điển Nghiêu, Thuấn tức là chọn lựa chất liệu văn hoá
Trung Hoa để thể hiện niềm mơ ớc, hoài bão lớn lao nhất trong cuộc đời mình thì không thể sử dụng một chất liệu khác:
Ngẫm ngọt sơn lâm liễn thị triều Nào đâu là chẳng đất Đờng, Nghiêu
(Mạn thuật - Bài 2)
Vua Nghiêu, Thuấn, dân Nghiêu, Thuấn Dờng ấy ta đà phỉ sở nguyền
( Tự thán - Bài 4)
Bên cạnh việc dùng chất liệu văn hoá Trung Hoa, Nguyễn Trãi còn sử dụng rất nhiều chất liệu văn hoá dân gian Việt Nam để nói tới công việc đồng áng nhà nông, về rau cỏ, sản vật thờng ngày của quê hơng đất nớc, đó là thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh mà giản dị biết bao:
Ao quan thả gửi bè rau muống Đất bụt ơng nhờ một lảnh mùng
(Thuật hứng - Bài 23)
Ao cạn vớt bèo cấy muống Trì thanh phát cỏ ơng sen
(Thuật hứng - Bài 24)
Cây rợp chồi cành chim kết tổ Ao quang mấu ấu cá nên bầy
(Ngôn chí - Bài 10)
Đây là những từ ngữ rất bình thờng, giản dị nh nó vốn có trong nhân dân, không cao xa mỹ lệ gì, song lại mang đến cho ngời đọc một nội dung rất lớn lao và sâu sắc. Hơn nữa, để nói về thú quê nhàn nhã, yên bình, Nguyễn Trãi thích hợp nhất là sử dụng chất liệu văn hoá dân gian. Mặt khác viết về cuộc sống ở nông thôn, tính ăn nết ở sao cho phải đạo không thể dùng các điển cố điển tích hay thứ ngôn ngữ bác học xa lạ.