THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán [3]
2.1.3.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán [3]
Mặc dù đến nay HĐKD của công ty đã mở rộng khắp các tỉnh thành trên cả
nước, nhưng công ty vẫn tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung. Phòng kế
toán đặt tại trụ sở chính có chức năng theo dõi hoạt động SXKD của cả công ty. Phòng kinh doanh sẽ hỗ trợ phòng kế toán trong việc theo dõi tình hình công nợ của tất cả các
đại lý bán hàng trên cả nước.
Theo mô hình này thì việc tổ chức luân chuyển chứng từ phải nhanh chóng kịp thời từ các bộ phận lên phòng kế toán. Tất cả các công việc kế toán từ khâu kiểm tra, phân loại chứng từ ban đầu đến định khoản kế toán, ghi sổ chi tiết và tổng hợp, lập báo cáo kế toán… đều được thực hiện tập trung ở phòng kế toán.
Sơđồ 2.2 Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán của Công Ty
(Nguồn: Phòng kế toán) [3]
Kế toán trưởng
Đối ngoại với các cơ quan chức năng có thẩm quyền. KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ KẾ TOÁN THU CHI THỦ QUỸ KẾ TOÁN BÁN HÀNG
Tổ chức bộ máy và điều hành toàn bộ hệ thống kế toán của công ty. Chịu trách nhiệm toàn bộ số liệu trong báo cáo tài chính của công ty. Lập các dự toán và báo cáo kế toán quản trị cung cấp thông tin chi tiết cho Tổng Giám đốc công ty.
Kế toán tổng hợp
Phụ trách tổng hợp quyết toán toàn công ty, lập báo cáo tài chính đồng thời theo dõi báo cáo công nợ, tình hình thanh toán của công ty. Kế toán tổng hợp căn cứ
vào chứng từ nhập xuất kho để theo dõi chi tiết cho từng loại mặt hàng, hàng ngày kiểm tra và đối chiếu số liệu về xuất nhập hàng hóa đã phát sinh với thủ kho. Báo cáo tổng hợp tình hình thu – chi cũng như mọi hoạt động khác có liên quan đến phòng kế
toán cho kế toán truởng.
Kế toán bán hàng
Theo dõi quá trình tiêu thụ hàng hóa, xuất hóa đơn bán hàng, ghi nhận và phản ánh doanh thu.
Mỗi ngày kiểm tra lượng hàng xuất kho và đối chiếu giữa hoá đơn và phiếu xuất kho với thủ kho để tránh bị thất thoát hàng hoá của công ty.
Kế toán công nợ
Dựa vào hợp đồng mua bán hay biên bản thỏa thuận hạn thanh toán tính toán nợ phải thu và nợ phải trả. Lên kế hoạch thu tiền của khách hàng cũng như lên dự trù thanh toán cho nhà cung cấp.
Cuối tháng báo cáo công nợ phải thu, phải trả cho kế toán tổng hợp đồng thời
đối chiếu công nợ hàng tháng với khách hàng để sớm phát hiện sai sót.
Kế toán thu – chi
Phân bổ ngân sách, lập bảng dự trù căn cứ vào chứng từ gốc có liên quan đến thu – chi tiền đã được Giám đốc và Kế toán trưởng ký duyệt, tiến hành lập phiếu thu, phiếu chi. Nhập số liệu về thu, chi phát sinh vào phần mềm kế toán của công ty để
theo dõi.
Cuối ngày kiểm tra lại các số phát sinh và số tồn để lập dự trù cho ngày hôm sau.
Kế toán tiền lương
Căn cứ thẻ chấm công tính toán chính xác, kịp thời và đúng chếđộ các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động cũng như các
khoản trích theo lương. Sau đó lên bảng danh sách lương đưa kế toán trưởng và thủ
trưởng đơn vị ký duyệt sau đó chuyển cho thủ quỹ và kế toán thanh toán để trả lương cho người lao động.
Phân tích tình hình quản lý, sử dụng quỹ tiền lương, xây dựng phản ánh trả
lương hợp lý cho người lao động theo quy định.
Thủ quỹ
Cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời thu - chi - tồn quỹ tiền mặt.
Thu chi và quản lý tiền mặt theo đúng phiếu thu, phiếu chi đã được ký duyệt. Phát lương tiền mặt và chuyển khoản cho nhân viên. Cuối ngày kiểm kê lượng tiền tồn tại quỹ tiến hành đối chiếu với sổ kế toán.