Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện để nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh huyện long thành – đồng nai (Trang 35)

Quy trình nghiên cứu đề tài được thực hiện qua các bước sau:

(Nguồn: Ngiên cứu của tác giả)

Sơ đồ 3.2 : Quy trình nghiên cứu 3.3 Thu thập dữ liệu

- Dữ liệu thữ cấp: được thu thập thông qua các báo cáo kết quả hoạt động đầu tư kinh tế hộ giai đoạn 2009 – 2011 của NHNo&PTNT chi nhánh Long Thành. Ngoài ra dữ liệu còn được thu thập thông qua các nguồn khác như : mạng Internet, báo chí, sách giáo khoa và một số tài liệu tham khảo khác.

- Dữ liệu sơ cấp: được thu thập để sử dụng trong quá trình nghiên cứu thông qua phỏng vấn trực tiếp khoảng 30 khách hàng và khảo sát bằng bảng câu hỏi với ước lượng là 160 mẫu.

+ Địa bàn khảo sát: Tại huyện Long Thành – Đồng Nai

+ Đối tượng khảo sát: những khách hàng đến giao dịch, có lịch sử giao dịch tại NHNo&PTNT huyện Long Thành và CBTD làm việc tại ngân hàng.

+ Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện + Thời gian khảo sát : Từ 19/03/2012 – 31/03/2012 Vấn đề và mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Đặt giả thuyết, xây dựng thang đo

Nghiên cứu định tính (Phỏng vấn thử) (n = 10) Bảng câu hỏi khảo sát

(Chính thức)

Nghiên cứu định lượng (n = 160)

(Khảo sát trực tiếp)

Xử lý và phân tích dữ liệu

26

Số phiếu phát ra: 160 phiếu Số phiếu thu về : 154 phiếu Số phiếu không hợp lệ: 4 phiếu

Chi tiết phiếu khảo sát xin xem phụ lục 1

3.4 Thiết lập mô hình

Mô hình hồi quy dự kiến:

Y = β0 + β1X1+ β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 +β6X6 + β7X7 + β8X8 + Ui

Biến phụ thuộc Y : Sử dụng vốn vay có hiệu quả tác động đến chất lượng cho vay của ngân hàng

Biến độc lập X: Các nhân tố tác động đến tính hiệu quả của vốn vay

Bảng 3.1 Diễn giải các biến độc lập trong mô hình

Ký hiệu biến Diễn giải các biến độc lập

X1 Quy trình cho vay chặt chẽ X2 Lãi suất cho vay thấp

X3 Công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay X4 Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích

X5 Số tiền vay vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của khách hàng X6 Trình độ và đạo đức của CBTD

X7 Môi trường tự nhiên thay đổi X8 Môi trường kinh tế thay đổi

X9 Sự hiểu biết của khách hàng về lĩnh vực sản xuất kinh doanh

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)

Các hệ số β1, β2, β3,…β9

Bảng 3.2 Diễn giải dấu của hệ số β trong mô hình

Hệ số Dấu kỳ vọng Diễn giải

β1

+

Khi quy trình cho vay càng chặt chẽ, công tác thẩm định thông tin khách hàng và dự án trước khi cho vay được thực hiện đầy đủ, như vậy ngân hàng sẽ đánh giá phân tích được những rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp đề phòng, từ đó ngân hàng sẽ đưa ra quyết định chính xác

27

nhất để giúp cho khách hàng cũng như ngân hàng sử dụng vốn vay một cách hiệu quả nhất

β 2

+

Khi lãi suất cho vay thấp, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các hộ sẽ tăng do chi phí cho việc trả lãi thấp, do đó khách hàng sẽ có động lực để sản xuất, kinh doanh, làm cho vốn vay được sử dụng một cách có hiệu quả hơn. Đồng thời lãi suất cho vay thấp sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn.

β 3

+

Công tác kiểm tra giám sát món vay sau khi giải ngân có thể coi là một quá trình khá quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của khoản vay. Công tác này được tiến hành đầy đủ và nghiêm túc sẽ giúp ngân hàng phát hiện kịp thời những rủi ro trong quá trình cho vay, từ đó ngân hàng sẽ có những phương án để xử lý, giúp món vay phát huy được vai trò của nó, làm cho vốn vay được sử dụng có hiệu quả

β 4

+

Sau khi đã được thẩm định dự án kinh doanh có hiệu quả ngân hàng sẽ tiến hành thủ tục giải ngân cho khách hàng, do đó việc sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận ban đầu sẽ giúp khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn và chất lượng cho vay của ngân hàng cũng có hiệu quả

β 5

+

Số tiền vay vốn giúp cho khách hàng đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh, đầu tư thêm trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, đem lại lợi nhuận cho khách hàng từ đó số tiền mà ngân hàng đáp ứng, cho khách hàng vay được sử dụng có hiệu quả

β 6

+

Khi CBTD có đạo đức. nhã nhặn và có trình độ về chuyên môn, kiến thức về các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của khách hàng sẽ giúp cho CBTD có thể giúp khách hàng giải đáp những thắc mắc và hỗ trợ khách hàng trong quá trình thực hiện dự án, giúp cho vốn vay của ngân hàng được sử dụng có hiệu quả

28

β 7

-

Khi môi trường tự nhiên( dịch bệnh, thiên tai,..) xảy ra theo chiều hướng xấu, thì hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ sẽ bị giảm sút, đặc biệt là các hộ nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, làm cho vốn vay không hiệu quả, ảnh hưởng tới việc trả nợ cho ngân hàng.

β 8

-

Khi môi trường kinh tế suy thoái, lạm phát tăng lên, làm cho vật giá cũng leo thang,…làm cho hoạt động sản xuất có thể bị ngưng trệ, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất cũng như khả năng trả nợ của khách hàng, do đó, vốn vay sẽ không được sử dụng hiệu quả.

β 9

+

Sự hiểu biết của khách hàng càng nhiều về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mình đang thực hiện sẽ giúp cho khách hàng quản lý được dự án, phương án của mình, tạo ra lợi nhuận hơn, phát huy được tính hiệu quả của vốn vay

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)

Mô hình hồi quy tổng thể:

Y = β0 + β1X1+ β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 +β6X6 + β7X7 + β8X8 + β9X9 + Ui

3.5 Quá trình kiểm định các giả thiết

Kiểm định giả thiết về độ phù hợp của mô hình

Để xem mô hình đã xây dựng dựa trên dữ liệu mẫu phù hợp đến mức độ nào thì ta dùng hệ số xác định R2

H0: R2= 0 Không có độ phù hợp của mô hình đã chọn H1: R2 ≠ 0 Có độ phù hợp của mô hình đã chọn So sánh F của mô hình với Fα(k-1,n – k )

- Nếu F > Fα(k-1,n – k ) thì bác bỏ H0 chấp nhận H1, nghĩa là tồn tại quan hệ tuyến tính giữa chất lượng cho vay với các biến quan sát.

- Nếu F < Fα(k-1,n – k ) thì bác bỏ H1 chấp nhận H0, nghĩa là không tồn tại quan hệ tuyến tính giữa chất lượng cho vay với các biến quan sát

Để xem xét rõ hơn về độ phù hợp của mô hình ta dụng sig. Đặt giả thiết:

29

Khi thực hiện kiểm định, ta có 2 giả thiết như sau:

Ho: βk = 0 không có mối quan hệ giữa các biến H1: βk # 0 có mối quan hệ giữa các biến

Dựa vào giá trị của sig. trong SPSS để chấp nhận hay bác bỏ H0

+ Nếu (sig.) ≤ α (mức ý nghĩa) : bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là có mối quan hệ có ý nghĩa giữa các biến cần kiểm định.

+ Nếu (sig.) ≥ α (mức ý nghĩa) : chấp nhận giả thiết H0, nghĩa là không có mối quan hệ có ý nghĩa giữa các biến cần kiểm định.

Kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy

Dùng kiểm định t cho hệ số hồi quy cần kiểm định

H0: βk= 0 Chất lượng cho vay bị tác động bởi biến quan sát H1: βk ≠ 0 Chất lượng cho vay không bị tác động bởi biến quan sát

So sánh t(βk) của mô hình với tα/2 n-k (với k là số quan sát, những là số biến, thông thường α = 5%)

Nếu |t(βk)| > tα/2 n-k chấp nhận giả thiết H0, bác bỏ giả thiết H1, nghĩa là chất lượng tín dụng được giải thích bởi biến quan sát

Nếu |t(βk)| < tα/2 n-k chấp nhận giả thiết H1, bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là chất lượng tín dụng không được giải thích bởi biến quan sát

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu đề tài và kết quả nghiên cứu định tính, từ đó gạn lọc và điều chỉnh lại các nhân tố tác động đến chất lượng cho vay HSX tại NHNo&PTNT Long Thành cho phù hợp với bối cảnh và tình hình kinh tế trên địa bàn huyện Long Thành. Bên cạnh đó trong chương này còn đưa ra mô hình hồi quy với 1 biến phụ thuộc và 9 biến độc lập và đưa ra phương pháp kiểm định mô hình. Để biết rõ hơn về kết quả khảo sát ta có thể xem ở chương 4 : “ Thực trạng hoạt động cho

vay tại NHNo&PTNT huyện Long Thành”

30

CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH LONG THÀNH

4.1 Giới thiệu sơ bộ về huyện Long Thành 4.1.1 Vị trí địa lý [5] 4.1.1 Vị trí địa lý [5]

Long Thành là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, có tổng diện tích 43.101,02 ha. Phía Đông giáp huyện Trảng Bom, Thống Nhất và Cẩm Mỹ; phía Tây giáp huyện Nhơn Trạch và thành phố Hồ Chí Minh; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; phía Bắc giáp thành phố Biên Hòa.

Huyện có 15 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 1 thị trấn và 14 xã. Trong đó huyện còn có những lợi thế sau:

+ Phía Tây Nam có sông Đồng Nai dài 15km và sông Thị Vải dài 13km là địa bàn thuận lợi để phát triển giao thông đường thủy.

+ Tuyến giao thông huyết mạch Quốc lộ 51 nối liền thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Biên Hòa với thành phố Vũng Tàu nên Long Thành được đánh giá là có lợi thế về sức hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ - du lịch.

+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gần các trung tâm kinh tế - văn hóa lớn của thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa và Vũng Tàu là cơ hội thuận lợi cho kinh tế phát triển.

+ Có tiềm năng về khoáng sản như đất sét cho sản xuất gạch ngói, đá và cát cho vật liệu xây dựng.

+ Các loại cây trồng chủ yếu: sầu riêng, chôm chôm, nhãn, mãng cầu là những cây ăn quả có truyền thống.

4.1.2 Đặc điểm về tình hình kinh tế xã hội huyện Long Thành trong năm 2011[6] 2011[6]

Trong những năm đầu của kế hoạch 5 năm (2011 – 2015), dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, giám sát của Hội đồng nhân dân, cùng với sự nổ lực phấn đấu của các địa phương, các phòng ban chuyên môn và nhân dân, huyện đã từng bước hoàn thành các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X thông qua.

31

Trong năm 2011 huyện đã thực hiện vượt kế hoạch 16/19 chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội – an ninh quốc phòng; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15,07% so với cùng kỳ; tổng thu ngân sách Nhà nước được 499,7 tỷ ( đạt 117,45% dự án tỉnh giao), tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,2%; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 23,3 triệu đồng/năm; cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng : công nghiệp: 59,34% , dịch vụ: 32,17%, nông lâm – ngư nghiệp: 8,49%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 1,1%, đẩy mạnh việc thực hiện; nâng cao trình độ trong lĩnh vực giáo dục, giải quyết việc làm cho 6.728 lao động, trong đó lao động nông nghiệp là 2.063 người, lao động phi nông nghiệp là 4.665 người (gồm 2.371 người làm trong các khu công ngiệp, 1.934 người làm các nghề dịch vụ, xây dựng và các ngành nghề khác).

4.1.3 Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Long Thành trong năm 2012[6]

Trong năm 2012 huyện cần phát huy hơn nữa để nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh để hội nhập quốc tế, đẩy mạnh tiến trình CNH – HĐH, tạo đà cho việc hoàn thành mục tiêu kế hoạch 5 năm 2011 – 2015.

Một số chỉ tiêu chủ yếu huyện đặt ra trong năm 2012 là:

Chỉ tiêu về kinh tế : Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng từ 14,5 – 15% so với năm 2011; thu nhập bình quân đầu người phấn đấu đạt 34,437 triệu đồng/năm; tổng thu ngân sách Nhà nước tăng 23 – 25% so với năm ngoái.

Chỉ tiêu văn hóa – xã hội: giữ mức tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,1%; giữ vững mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục bậc trung học 15/15 xã, thị trấn; đưa tỷ lệ hộ nghèo còn 1,88% theo chuẩn mới giai đoạn IV; duy trì 100% số trạm y tế có bác sĩ phục vụ lâu dài;15/15 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; một số chỉ tiêu khác vượt mức so với năm 2011.

4.1.4 Đặc điểm HSX trên địa bàn huyện Long Thành

Long Thành là một trong những huyện của tỉnh Đồng Nai có quá trình công nghiệp hóa diễn ra khá sớm. Với vị trí địa lý là nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trên địa bàn huyện đã hình thành các khu, cụm công nghiệp tạo đà cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tăng lao động công nghiệp và dịch

32

vụ, giảm lao động nông nghiệp, hộ nông dân thuần nông chuyển dịch theo hướng vừa nông dân, vừa công nhân, vừa dịch vụ.

Trong những năm gần đây thì kinh tế hộ vẫn đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ, kinh tế hộ theo lĩnh vực nông nghiệp chiếm 20,88% và lĩnh vực thương mại – dịch vụ chiếm 79,12% trong tổng số hộ sản xuất kinh doanh. Ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ đã có tác động tích cực, góp phần đáng kể vào sự phát triển chung kinh tế địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện cũng như trong tỉnh. Và điều đáng mừng là trong thời gian tới, dự án sân bay quốc tế Long Thành sẽ hoàn thành tạo điều kiện, cơ hội cho các hộ gia đình trên địa bàn mở rộng mô hình kinh doanh dịch vụ, góp phần thúc đẩy kinh tế huyện đi lên, rút ngắn khoảng cách với 4 thành phố lớn.

Bên cạch đó việc phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương cũng còn gặp nhiều thuận lợi và khó khăn. Lĩnh vực trồng trọt tuy gặp nhiều khó khăn về mặt đất đai do yêu cầu công tác quy hoạch xây dựng khu công nghiệp tập trung và quy hoạch đô thị, nhưng nhờ tập trung đầu tư vào công tác thủy lợi, chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng phù hợp với đặc điểm tự nhiên từng vùng, do đó năng suất cây trồng các loại tăng lên so với các năm trước đây (Lúa tăng lên 17,8%, chôm chôm tăng 27,3%, tiêu tăng 10%)

Sản lượng trong ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng bình quân từ 7,36 – 8,27%/năm. Xu hướng chăn nuôi trang trại tập trung có quy mô vừa và nhỏ ngày càng phát triển và phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh việc chăn nuôi trang trại tập trung cũng còn gặp nhiều hạn chế do quy trình xử lý nước thải còn gặp nhiều khó khăn do chưa áp dụng được khoa học công nghệ, làm ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường xung quanh. Đồng thời do ảnh hưởng của dịch bệnh H5N1 ở gia cầm cũng đã gây thiệt hại ít nhiều cho một số hộ sản xuất ở địa phương.

Qua đó cho ta thấy tình hình hộ nông dân ở địa phương đang có xu hướng nâng cao và mở rộng về quy mô sản xuất, phát triển ngành nghề tạo điều kiện tốt hơn cho bà con nơi đây. Do đó, để phát triển hơn nữa đòi hỏi những hộ sản xuất cần đầu tư nhiều

33

hơn nữa về trình độ kỹ thuật, máy móc thiết bị, giống cây trồng vật nuôi và đặc biệt là nguồn vốn. Để có đủ nguồn vốn tham gia vào quá trình sản xuất, bên cạnh vốn tự có thì hộ sản xuất phải đi vay ngân hàng. Do đó, để tạo điều kiện cho hộ sản xuất phát triển,NHNo&PTNT chi nhánh huyện Long Thành đã và đang có những chính sách về

Một phần của tài liệu Hoàn thiện để nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh huyện long thành – đồng nai (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)