Về công tác tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện để nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh huyện long thành – đồng nai (Trang 74)

Vốn cho vay tập trung vào nông nghiệp và nông thôn, đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp SXKD sản phẩm nông nghiệp, kinh tế trang trại, cá nhân và hộ gia đình sản xuất…đối tượng đầu tư theo NĐ 41 và 63 của Chính phủ, trong đó chú trọng phát triển cho vay trung hạn nhằm nâng cao mức dư nợ hợp lý để tăng thêm thu nhập tài chính.

Nâng cao chất lượng thẩm định đối với các dự án cho vay trên cơ sở đảm bảo, giải quyết cho vay kịp thời, hồ sơ vay vốn hợp lệ, hiệu quả của dự án và khả năng tài chính hoàn trả nợ cho ngân hàng đúng hạn.

Tạo mối quan hệ mật thiết với UBND các xã, thị trấn để phối hợp, hỗ trợ ngân hàng đầu tư vốn đến hộ nông dân, hỗ trợ huy động vốn và cùng hỗ trợ xử lý thu hồi nợ tồn đọng trên địa bàn.

Thường xuyên phân tích, đánh giá nợ xấu để tiếp cận thu hồi, đối với những khoản nợ chây ì, kéo dài thì kiên quyết chuyển sang cơ quan pháp luật xử lý phát mãi tài sản thu hồi nợ. Đối với những khoản nợ đã xử lý rủi ro thì yêu cầu từng khách hàng phải có cam kết trả nợ trong thời gian nhất định.

65

5.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng cho vay HSX tại NHNo&PTNT Long Thành

5.2.1 Giải pháp cốt yếu

5.2.1.1 Cải tiến quy trình và thủ tục vay vốn Về công tác thẩm định khách hàng Về công tác thẩm định khách hàng

CBTD cần nắm thật vững thông tin về khách hàng đến vay vốn. Đó là những thông tin về lịch sử quan hệ cho vay, đối tượng khách hàng, uy tín của khách hàng đối với ngân hàng, các thông tin về phương án, dự án vay vốn và tình hình tài chính của khách hàng ….Đối với những khách hàng truyền thống của ngân hàng, có lịch sự sử tín dụng tốt, luôn trả gốc, lãi đúng hạn thì khi khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh, ngân hàng có thể gia hạn nợ cho đối tượng khách hàng này.

Thẩm định về khách hàng vay vốn, CBTD cần tìm hiểu kỹ về khả năng sinh lời của phương án xin vay và các nguồn thu khác mà khách hàng cam kết trả cho ngân hàng khi nguồn trả nợ chính thức không trả được, đồng thời phải xem xét những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra để điều chỉnh thời hạn cho vay và thu hồi hợp lý.

Về công tác thẩm định dự án, phƣơng án vay vốn

Đối với các dự án vay vốn ngắn hạn, CBTD cần nắm rõ hồ sơ xin vay vốn và mục đích sử dụng vốn của khách hàng là gì ? Thị trường sản phẩm của khách hàng trong hiện tại và tương lai như thế nào ? Tình hình tài chính của khách hàng ra sao ? …CBTD cần phải tìm hiểu được hết các câu hỏi đó rồi mới có thể xác định chính xác các nhu cầu vốn của khách hàng cần để phân kỳ hạn trả nợ sao cho hợp lý. Chẳng hạn như khi khách hàng vay tiền để chăn nuôi bò, CBTD cần nắm rõ chu kỳ sinh trưởng và phát triển, thị trường tiêu thụ của vật nuôi để có phương án cho vay phù hợp với đối tượng này và có phương án thu hồi nợ hợp lý.

Đối với các dự án trung và dài hạn, là những dự án vốn lớn, thời hnaj dài nên CBTD cần thẩm định các yếu tố như: sự hợp pháp của dự án, địa điểm sản xuất, kinh doanh, điều kiện kinh tế và tài chính cảu dự án, kỹ thuật công nghệ áp dụng vào dự án, nguồn nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào cần thiết của dự án. Chẳng hạn như khi cho vay để phát triển trang trại chăn nuôi, CBTD cần xem xét đến các yếu tố như trang

66

thiết bị cần mua sắm, những công nghệ mới có thể áp dụng, phục vụ cho quá trình chăn nuôi được tốt hơn, nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước của sản phẩm…

Thủ tục và điều kiện vay vốn

Điều kiện vay vốn: Đối với khách hàng là HSX, tài sản đảm bảo là một vấn đề khó khăn khi khách hàng muốn vay vốn của ngân hàng. Có nhiều hộ sản xuất mặc dù có phương án kinh doanh hiệu quả nhưng không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo nên ngân hàng không cho vay vốn. Vì vậy, ngân hàng cần có những chính sách riêng, hỗ trợ đối với các hộ nghèo có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có lịch sử cho vay tốt.

Thủ tục cho vay: CBTD cần giải thích một cách rõ ràng, cặn kẽ về những thủ tục, giấy tờ mà khách hàng cần phải thực hiện và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ một cách chi tiết nhằm hoàn thiện các loại giấy tờ theo quy định, tránh cho khách hàng phải đi lại nhiều lần. Bên cạnh đó cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cơ quan công chứng và các cơ quan khác trong việc hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng hoàn thiện thủ tục vay vốn. Ngoài ra, ngân hàng có thể liên kết với các cơ quan công chứng đến tại ngân hàng công chứng hạn chế việc đi lại của khách hàng, không cần qua nhiều phòng ban, nhiều bộ phận và đi nhiều nơi (phòng công chứng, phòng tài nguyên) như hiện nay, khi đó sẽ tiết kiệm được thời gian, cũng như công sức của cả ngân hàng và khách hàng.

Kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng

Việc kiểm tra kiểm soát sau khi giải ngân có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất. Công việc này đòi hỏi CBTD phải thực hiện một cách hệ thống theo định kỳ và chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả cho vay. Điều này sẽ đảo bảo an toàn cho món vay, hoàn thiện hơn quy trình cho vay và kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình cho vay để có biện pháp ngăn chặn nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Các CBTD có thể kiểm tra, kiểm soát bằng một số biện pháp như: Kiểm tra chéo về hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản bảo đảm và tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng …

67

Tăng cƣờng chú ý đối với công tác thu nợ

Ngân hàng cần phân ra thành các kì hạn trả nợ, theo vòng quay vốn.Những món vay gần đến hạn trả, CBTD cần nhanh chóng đôn đốc, thông báo cho khách hàng chuẩn bị tiền để hoàn trả ngân hàng đủ số lượng và đúng kỳ hạn. CBTD cần theo dõi thường xuyên những khoản nợ của khách hàng trong sổ theo dõi thu nợ để khi chuẩn bị đến kì trả nợ, CBTD sẽ nhanh chóng gửi giấy thông báo nợ sắp đến hạn cho khách hàng để khách hàng chuẩn bị tiền trả nợ. Nếu đến kì hạn trả nợ mà khách hàng không trả được nợ, CBTD sẽ trực tiếp đến gặp khách hàng xem tại sao chưa trả nợ để tìm ra nguyên nhân, giúp khách hàng tháo gỡ khó khăn, đồng thời thu hồi được vốn cho ngân hàng.

5.2.1.2 Trích lập dự phòng cho những HSX bị ảnh hƣởng bởi môi trƣờng tự nhiên

Đa số HSX đến vay vốn tại ngân hàng thuộc đối tượng nông nghiệp, nếu trong năm có những đợt dịch bệnh hay khí hậu thay đổi thì tình hình sản xuất của một số hộ sẽ gặp nhiều khó khăn, do đó làm cho khả năng trả nợ của hộ giảm. Để giúp đỡ cho các hộ sản xuất gặp khó khăn trong quá trình trả nợ do bị ảnh hưởng của môi trường tự nhiên gây ra, ngân hàng nên trích lập dự phòng cho những đối tượng này. Như vậy, ngân hàng không những tạo điều kiện giúp đỡ cho các hộ gặp khó khăn mà hoạt động của ngân hàng cũng không bị ảnh hưởng.

5.2.1.3 Kết hợp với phòng công chứng, phòng tài nguyên trong công tác kiểm tra, kiểm soát, thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng. kiểm tra, kiểm soát, thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng.

Để tránh tình trạng khách hàng đem sổ đỏ giả làm tài sản đảm bảo để thế chấp cho ngân hàng, thì ngân hàng cần liên kết với phòng công chứng và phòng tài nguyên từ khâu lập hồ sơ vay vốn cho đến khi giải ngân, không để cho khách hàng tự đi công chứng và đăng ký thế chấp ở phòng tài nguyên, tránh trường hợp khách hàng cấu kết với một số cán bộ bị thoái hóa, biến chất làm sổ đỏ giả. Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần lập ra một bộ phận kiểm soát có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ của khách hàng lần cuối cùng trước khi giải ngân. Đồng thời bổ sung, trang bị kiến thức cho tổ kiểm tra các kỹ thuật, nghiệp vụ phân biệt sổ đỏ giả với sổ đỏ thật.

68

5.2.1.4 Nâng cao trình độ và đạo đức của CBTD

Ngày nay, kinh tế huyện Long Thành ngày càng phát triển, do đó các hoạt động kinh doanh về dịch vụ cũng ngày càng phát triển, điều này đòi hỏi các cán bộ cũng cần phải tự trau dồi thêm kiến thức cho mình cả về lĩnh vực xã hội, kinh tế, pháp luật để làm việc có hiệu quả hơn và đúng pháp luật. Đồng thời CBTD cũng cần phải nâng cao trình độ, sử dụng thành thạo máy vi tính để giúp cho công việc của mình được thực hiện một cách nhanh chóng

Bên cạnh việc nâng cao trình độ cho CBTD, thì việc thay đổi địa bàn quản lý của các CBTD cũng cần chú ý đến. Mỗi CBTD được đảm nhận, phụ trách một số xã trên địa bàn, qua thời gian tìm hiểu họ đã nắm vững được những thông tin chính xác về khách hàng cũng như tình hình tài chính của họ. Thế nên việc thay đổi CBTD tiếp quản là điều không nên, vì mỗi khi chuyển đổi CBTD mới sẽ không hiểu rõ được khách hàng nên việc cho vay sẽ có thể đạt hiệu quả không cao được.

Ngoài ra, ngân hàng cũng cần nhắc nhở các CBTD cần phải có thái độ coi “khách hàng là thượng đế”, không nên có quan niệm khách hàng cần mình nên có thái độ hạch sách, vòi vĩnh, gây khó dễ cho khách hàng. Ngày nay, các ngân hàng tư nhân và nước ngoài ở Việt Nam đang cạnh tranh gay gắt trong việc tìm kiếm thị trường, thế nên nếu CBTD vẫn có thái độ không tốt thì khách hàng sẽ tìm đến những ngân hàng khác có cung cách phục vụ tốt hơn và nhiều chính sách ưu đãi hơn, lúc đó thì ngân hàng sẽ là những người chịu thiệt chứ không phải khách hàng.

Do đó để khơi dậy động lực cho CBTD tự hoàn thiện mình về mặt kiến thức cũng như đạo đức, ngân hàng cần có những chính sách, chế độ tốt hơn cho họ bằng cách tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị phổ biến, cập nhật các kiến thức mới cho cán bộ, hoặc tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ cho vay nhằm tạo phong trào thi đua, tạo điều kiện cho các cán bộ tín dụng học hỏi kinh nghiệm của nhau, nâng cao tay nghề. Đồng thời việc chăm lo cho đời sống, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho cán bộ, công nhân viên trong ngân hàng cũng là một trong những động lực giúp cho họ có cách nhìn tốt, tận tụy với công việc mình đang làm và với ngân hàng.

69

5.2.2 Giải pháp bổ sung

5.2.2.1 Tăng dƣ nợ tín dụng đối với hộ sản xuất bằng đa dạng hóa phƣơng thức cho vay

Định hướng hoạt động của NHNo&PTNT Long Thành là lấy thị trường nông nghiệp nông thôn làm thị trường chính. Để tăng dư nợ tín dụng hộ sản xuất, ngân hàng cần thực hiện đa dạng hóa các phương thức cho vay:

- Cho vay qua các tổ chức trung gian như hội phụ nữ, hội nông dân…để vốn đến được tay hộ sản xuất. Thông qua hình thức cho vay này, các hộ không đủ điều kiện về tài sản thế chấp vẫn có thể được vay vốn ngân hàng để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Với ngân hàng, hình thức cho vay này sẽ giúp cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định trước chi cho vay, quyết định món vay phù hợp. Đồng thời giảm thiểu được thời gian nhắc nhở khách hàng trả nợ cho ngân hàng, tăng độ an toàn cho món vay, giảm nợ quá hạn.

- Cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành từ món vay. Đây là hình thức cho vay được khuyến khích phát triển hiện nay. Các hộ sản xuất có nhu cầu mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng… nhưng lượng tài sản đảm bảo còn hạn chế.Các hộ sản xuất có thể dùng chính tài sản vừa mua từ số tiền vay ngân hàng để thế chấp. Ngân hàng áp dụng hình thức cho vay này sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các hộ có thể phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Cho vay bằng nguồn vốn ủy thác. Đây là nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Lãi suất của nguồn vốn này thường thấp hơn so với lãi suất trên thị trường. Đối với những đối tượng khách hàng như hộ nghèo, các gia đình neo đơn, chính sách, ngân hàng cần tìm những nguồn vốn ủy thác có lãi suất thấp để cho vay nhằm giúp các đối tượng khách hàng này vay được nguồn vốn rẻ, có thể yên tâm sản xuất kinh doanh. Đối với hộ sản xuất thì đây là nguồn vốn khá quan trọng, cần được ngân hàng tập trung khai thác.

70

5.2.2.2 Nâng cao chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng, tăng cƣờng chăm sóc khách hàng

Tăng cường hoạt động dịch vụ là một trong nững nhiệm vụ hết sức quan trọng, nó góp phần thúc đẩy các hoạt động huy động nguồn vốn cũng như cho vay phát triển một cách hiệu quả. Chất lượng hoạt động dịch vụ của ngân hàng chính là yếu tố tạo nên thương hiệu và hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng. Đối với cho vay hộ sản xuất, ngân hàng cũng cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ, từ việc tư vấn, hỗ trợ ban đầu cho tới khi khách hàng tiến hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ra thị trường bằng cách phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, tổ chức thanh niên…để hỗ trợ khách hàng hiệu quả nhất.

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, ngân hàng nào có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn, cung cách phục vụ chu đáo và tận tình hơn thì ngân hàng đó sẽ chiếm được nhiều thiện cảm của khách hàng, và sẽ đưa khách hàng đến với ngân hàng. Vì vậy việc đổi mới công nghệ, cung cấp các dịch vụ tiếp thị, hỗ trợ, tư vấn…có chất lượng cao sẽ thúc đẩy hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay hộ sản xuất nói riêng ngày một tốt hơn.

Đối với công tác chăm sóc khách hàng. Đây là công việc quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng hiện đại.Trong thời gian tới, ngân hàng cần tăng cường công tác tiếp thị để tìm kiếm khách hàng mới, bên cạnh đó là việc duy trì và củng cố quan hệ với khách hàg truyền thồng nhằm làm tăng thị phần cho vay hộ sản xuất.

Việc tiếp cận khách hàng hộ sản xuất, ngân hàng cần tiếp cận theo hướng sau: - Thông qua CBTD: Bằng cách chủ động tìm đến những khách hàng làm ăn hiệu quả để giới thiệu và quảng cáo về các sản phẩm, dịch vụ tiện ích mà ngân hàng cung cấp.

- Thành lập thêm phòng giao dịch: Ngân hàng có thể lập thêm các phòng giao dịch mới ở những nơi có tiềm năng phát triển để gần với người dân hơn nữa. Khi đó hộ sản xuất sẽ có những thêm nhiều thông tin về ngân hàng, và quá trình cho vay cũng dễ dàng và thuận lợi hơn.

71

- Tổ chức hội thảo khách hàng: Ngân hàng cũng nên tổ chức các hội thảo khách hàng dưới sự giúp đỡ của chính quyền địa phương nhằm giới thiệu hoạt động, quảng bá thương hiệu cũng như những điều kiện, thủ tục và quy trình vay vốn tới khách hàng. Thông qua những buổi hội thảo này, các hộ sản xuất có thể trao đổi,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện để nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh huyện long thành – đồng nai (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)