Thực trạng hoạt động cho vay HSX tại NHNo&PTNT Long Thành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện để nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh huyện long thành – đồng nai (Trang 45)

4.3.1 Đánh giá chất lƣợng hoạt động cho vay đối với HSX trên địa bàn huyện

4.3.1.1 Doanh số cho vay HSX

Bảng 4.2 Doanh số cho vay HSX

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 (+/-) Tỷ lệ (+/-) Tỷ lệ

Tổng doanh số cho vay 571 667 724 96 16,8% 57 8,5% Doanh số cho vay HSX 417 494 588 77 18,47% 94 19,03% + Ngắn hạn 382 443 516 61 15,97% 73 16,48% + Trung hạn 35 51 72 16 45,71% 21 41,18%

36

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2011_Phòng tín dụng [4]

Biểu đồ 4.1 Doanh số cho vay HSX tại NHNo&PTNT Long Thành

Qua biểu đồ và bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay HSX của NHNo&PTNT huyện Long Thành tăng dần qua các năm, cụ thể là:

- Năm 2010 doanh số cho vay HSX đạt 494 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 74% trong tổng doanh số cho vay), tăng 77 tỷ, tương ứng tăng 18,47% so với năm 2009. Trong đó: cho vay ngắn hạn là 443 tỷ đồng, tăng 61 tỷ đồng, tương ứng tăng 15,97%; cho vay trung hạn là 51 tỷ, tăng 16 tỷ đồng, tương ứng tăng 45,71%.

- Năm 2011, doanh số cho vay HSX là 588 tỷ (chiếm tỷ trọng 81% tring tổng doanh số cho vay), tăng 94 tỷ, tương ứng tăng 19,03% so với năm 2010. Trong đó: cho vay ngắn hạn là 516 tỷ, tăng 73 tỷ, tương ứng tăng 16,48%; cho vay trung hạn là 71 tỷ, tăng 21 tỷ,tương ứng tăng 41,18%.

Như vậy, qua số liệu trên cho ta thấy ngân hàng đã thực hiện tốt các chính sách của NHNH đưa ra nhằm ưu đãi cho HSX. Bên cạnh đó, trong thời gian qua tình hình kinh tế của huyện đã có nhiều thay đổi, các khu công nghiệp và một số dự án lớn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, nên người dân cũng cần thêm vốn để đầu tư mở rộng thêm sản xuất, mua máy móc thiết bị. Đồng thời giá cả thị trường ngày càng tăng cao, giá con giống, cây giống và một số nguyên vật liệu khác cũng tăng theo nên nhu cầu vốn cũng ngày càng nhiều hơn.

37 4.3.1.2 Doanh số thu nợ HSX Bảng 4.3: Doanh số thu nợ HSX Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 (+/-) Tỷ lệ (+/-) Tỷ lệ Doanh số thu nợ HSX 375 461 504 86 22,9% 43 9,3% + Ngắn hạn 329 427 433 95 28,9% 6 5,4% + Trung hạn 46 37 54 (9) (19,6)% 21 45,9%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2011_Phòng tín dụng [4])

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2011_Phòng tín dụng [4])

Biểu đồ 4.2: Doanh số thu nợ HSX

Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh trình độ thẩm định cho vay của CBTD, đồng thời thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy doanh số thu nợ HSX của ngân hàng ngày càng tăng qua các năm.

Năm 2010, doanh số thu nợ đạt 461 tỷ đồng, tăng 43 tỷ đồng, tương ứng tăng 9,3% so với năm 2010. Trong đó: doanh số thu nợ ngắn hạn là 433 tỷ đồng, tăng 95 tỷ đồng, tương ứng tăng 28,9%; doanh số thu nợ trung hạn là 37 tỷ đồng, giảm 9 tỷ đồng, tương ứng giảm 19,6%.

38

Năm 2011, doanh số thu nợ đạt 504 tỷ đồng, tăng 86 tỷ đồng, tương ứng tăng 22,9% so với năm 2009. Trong đó: doanh số thu nợ ngắn hạn là 427 tỷ đồng, tăng 6 tỷ đồng, tương ứng tăng 5,4%; doanh số thu nợ trung hạn là 54 tỷ đồng, tăng 21 tỷ đồng, tương ứng tăng 45,9%.

Doanh số thu nợ tăng qua các năm là do doanh số cho vay ngày càng tăng, đồng thời việc sản xuất kinh doanh của người dân cũng có hiệu quả nên trả nợ ngân hàng đúng hạn. Bên cạnh đó, đây cũng là sự nổ lực của đội ngũ CBTD trong công tác thẩm định, kiểm tra dự án sau khi giải ngân, đồng thời thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, khuyến khích các HSX trả lãi và gốc đúng hạn. - Hệ số thu nợ HSX Bảng 4.4: Hệ số thu nợ HSX Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 (+/-) Tỷ lệ (+/-) Tỷ lệ

Doanh số cho vay HSX 417 494 588 77 18,47% 94 19,03%

Doanh số thu nợ HSX 375 461 504 86 22,9% 43 9,3% Tỷ trọng thu hồi nợ HSX 90% 93% 86% 3% - (7%) -

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2011_Phòng tín dụng [4])

Qua bảng 4.4 cho ta thấy hệ số thu nợ trên doanh số cho vay HSX năm 2010 đạt 93%, tăng so với năm 2009 là 3%; năm 2011 đạt 86%, giảm so với 2010 là 7%. Trong năm 2011, hệ số thu nợ giảm không có nghĩa là doanh số thu nợ giảm mà là do tốc độ tăng doanh số cho vay lớn hơn doanh số thu nợ. Do đó, ngân hàng cần phải có những biện pháp để tăng tốc độ thu nợ hơn nữa.

39

4.3.1.3 Dƣ nợ HSX

Cơ cấu dƣ nợ HSX theo thời gian cho vay

Bảng 4.5: Cơ cấu dƣ nợ theo thời gian

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 (+/-) Tỷ lệ (+/-) Tỷ lệ Dư nợ HSX 358 487 586 129 36% 99 20,3% + Ngắn hạn 297 379 452 82 27,6% 73 19,3% + Trung hạn 61 108 134 47 77% 26 24,1%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2011_Phòng tín dụng [4])

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2011_Phòng tín dụng [4])

Biểu đồ 4.3: Dƣ nợ HSX theo thời gian

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy:

- Năm 2010, dư nợ HSX đạt 487 tỷ đồng, tăng 129 tỷ, tương ứng tăng 36% so với năm 2009. Trong đó: dư nợ ngắn hạn là 379 tỷ đồng, tăng 82 tỷ đồng, tương ứng tăng 27,6% ; dư nợ trung hạn là 108 tỷ đồng, tăng 47 tỷ đồng, tương ứng tăng 77%.

40

- Năm 2011, dư nợ HSX đạt 586 tỷ đồng, tăng 99 tỷ, tương ứng tăng 20,3% so với năm 2010. Trong đó: dư nợ ngắn hạn là 452 tỷ đồng, tăng 73 tỷ đồng, tương ứng tăng 19,3% ; dư nợ trung hạn là 134 tỷ đồng, tăng 26 tỷ đồng, tương ứng tăng 24,1%.

Cơ cấu dƣ nợ HSX theo ngành nghề

Bảng 4.6: Cơ cấu dƣ nợ theo ngành nghề

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 (+/-) Tỷ lệ (+/-) Tỷ lệ Dư nợ HSX 358 487 586 129 36% 99 20,3% - Nông nghiệp 231 337 417 106 45,9% 80 23,7% + Trồng trọt 74 85 95 11 14,9% 10 11,8% + Chăn nuôi 157 256 322 99 63,1% 66 25,8% - Kinh doanh/buôn bán 127 156 203 29 22,8% 47 30,1%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2011_Phòng tín dụng [4])

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2011_Phòng tín dụng [4])

Biểu đồ 4.4: Dƣ nợ HSX theo ngành nghề

41

- Dư nợ quá hạn HSX:

Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng. Khi nợ quá hạn ở mức cao sẽ báo động về tình hình hoạt động của ngân hàng bị giảm sút, các khoản vay đó không những không đem lại thu nhập mà còn có khả năng mất vốn. Do đó, ngân hàng luôn muốn duy trì tỷ lệ nợ quá hạn ở một mức độ nào đó, thường là 5% trên tổng dư nợ.

Bảng 4.7: Dƣ nợ quá hạn HSX Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 (+/-) Tỷ lệ (+/-) Tỷ lệ Nợ quá hạn HSX 5,8 4,2 5,3 (1,6) (27,6%) 1,1 26,2% Tổng dư nợ HSX 358 487 586 129 36% 99 20,3% Tỷ lệ nợ quá hạn HSX 1,63% 0,86% 0,9% (0,8%) - 0,04% -

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2011_phòng tín dụng [4])

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2011_Phòng tín dụng [4])

Biểu đồ 4.5 Tình hình nợ quá hạn HSX

Qua bảng số liệu ta thấy: Năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm từ 1,63% xuống còn 0,86% với số tiền giảm là 1,6 tỷ đồng; đến năm 2011, tỷ lệ nợ quá hạn lại tăng lên

42

0,9% với số tiền tăng là 1,1 tỷ đồng. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn chưa vượt mức cho phép, thế nhưng CBTD cũng cần phải chú ý hơn trong công tác thẩm định dự án sản xuất kinh doanh trước khi cho vay để việc thu hồi nợ diễn ra đúng thời hạn, không làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

4.3.1.4 Vòng quay tín dụng HSX Bảng 4.8 Vòng quay vốn tín dụng HSX Bảng 4.8 Vòng quay vốn tín dụng HSX Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 (+/-) Tỷ lệ (+/-) Tỷ lệ Doanh số thu nợ HSX 375 461 504 86 22,9% 43 9,3% Dư nợ HSX 358 487 586 129 36% 99 20,3% Doanh số thu nợ/Dư nợ HSX 1,05 0,95 0,86 -0,10 -10% -0,09 -9%

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2011_phòng tín dụng [4])

Qua bảng số liệu trên ta thấy vòng quay vốn tín dụng HSX đối với HSX năm 2010 là 0,95, giảm 0,1 so với năm 2009; vòng quay vốn tín dụng HSX năm 2011 là 0,86, giảm 0,09 so với năm 2010. Vòng quay vốn tín dụng cho biết tốc độ luân chuyển của vốn tín dụng, qua đó cho ta thấy được việc sử dụng vốn vay của HSX có hiệu quả hay không. Nhưng qua kết quả cho ta thấy vòng quay vốn tín dung HSX ngày càng giảm qua các năm. Vì vậy ngân hàng cần phải xác định, phân loại khách hàng kỹ hơn trước khi vay để thực hiện tốt công tác cho vay và thu nợ hơn nữa.

43

4.3.1.5 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay HSX

Bảng 4.9 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay HSX

Đơn vị tính: tỷ đồng

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2011_phòng tín dụng [4])

Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận thu về từ hoạt động cho vay HSX trong năm 2009 là 65,8 tỷ, chiếm 82% trong tổng lợi nhuận của ngân hàng; năm 2010 lợi nhuận thu về từ hoạt động cho vay hộ sản xuất là 61,8 tỷ, chiếm 79% trong tổng lợi nhuận, sự giảm sút về lợi nhuận là do trong năm 2010 nền kinh tế có nhiều biến động, gây không ít ảnh hưởng cho hoạt động sản xuất của người dân. Trong năm 2011, lợi nhuận từ hoạt động cho vay HSX là 71,1 tỷ, chiếm 86% trong tổng lợi nhuận và tăng so với năm 2010 là 9,3 tỷ, điều này cho thấy ngân hàng đã có những chiến lược, chính sách phù hợp trong hoạt động cho vay đối với HSX, làm tăng doanh số cho vay HSX theo như kế hoạch đã đề ra..

4.4 Đánh giá hoạt động cho vay HSX tại NHNo&PTNT Long Thành thông qua khảo sát thực tế khảo sát thực tế

4.4.1 Phân tích đánh giá sơ bộ kết quả khảo sát thực tế

4.4.1.1 Mục đích sử dụng vốn Bảng 4.10 Mục đích sử dụng vốn của khách hàng HSX Bảng 4.10 Mục đích sử dụng vốn của khách hàng HSX Mục đích sử dụng vốn Tần số Tỷ lệ % Trồng trọt 20 13,3% Chăn nuôi 88 58,7% Kinh doanh/buôn bán 42 28,0% Tổng 100 100%

(Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 4 năm 2011)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Lợi nhuận từ HSX 65,8 61,8 71,1

Tổng lợi nhuận 80,3 78,2 82,7

44

Mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng là HSX vay vốn tại NHNo&PTNT Long Thành được thể hiện qua biểu đồ như sau:

(Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 4 năm 2011)

Biểu đồ 4.6: Mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng là HSX

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng là HSX ta nhận thấy khách hàng vay vốn tại ngân hàng sử dụng vốn chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, chiếm 72%, trong đó sử dụng vốn vay cho chăn nuôi chiếm 88/150 phiếu khảo sát (chiếm tỷ trọng 58,7%), sử dụng vốn vay cho trồng trọt chiếm 20/150 phiếu (chiếm tỷ trọng 13,3%). Đối tượng sử dụng vốn vay vào kinh doanh/buôn bán chiếm 42/150 phiếu khảo sát (chiếm tỷ trọng 28%).

Qua kết quả này ta thấy, sở dĩ người dân tập trung chủ yếu vào chăn nuôi và kinh doanh/buôn bán mà không tập trung vào trồng trọt là vì diện tích đất trồng trọt đã giảm đi nhiều do Nhà nước đã quy hoạch diện tích đất trồng trọt để đầu tư vào ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, việc phát triển ngành công nghiệp trên địa phương đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp dần sang lĩnh vực dịch vụ. Vì thế mà người dân hiện nay đã biết kết hợp các ngành nghề, vừa làm nông nghiệp, vừa làm dịch vụ.

45

4.4.1.2 Lãi suất cho vay của ngân hàng thấp

Bảng 4.11: Đánh giá về lãi suất cho vay của ngân hàng thấp

Mức độ đồng ý Tần số Tỷ trọng

Hoàn toàn không đồng ý 0 0%

Không đồng ý 9 6%

Trung lập 61 41%

Đồng ý 48 32%

Hoàn toàn đồng ý 32 21%

Tổng 150 100%

(Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 4 năm 2011)

(Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 4 năm 2011)

Biểu đồ 4.7: Đánh giá về lãi suất cho vay của ngân hàng thấp

Qua kết quả điều tra cho ta thấy có 32/150 người hoàn toàn đồng ý và 48/150 người đồng ý với mức lãi suất cho vay hiện nay của ngân hàng, 61/150 người không có ý kiến về vấn đề này, 9/150 người hoàn toàn không đồng ý. Ta có thể thấy rằng, đa số khách hàng đến vay đều không quan tâm tới lãi suất cho vay của ngân hàng, điều này cho thấy NHNo&PTNT đã chiếm được lòng tin của khách hàng, bên cạnh đó đa số hộ vay tại NHNo&PTNT Long Thành là đối tượng hộ nông nghiệp, mà ngân hàng luôn có

46

những ưu đãi về lãi suất đối với đối tượng này, cho nên lãi suất cho vay của ngân hàng hiện nay thấp hơn so với các ngân hàng khác.

4.5.1.3 Vốn tự có khách hàng tham gia vào dự án

Bảng 4.12 Vốn tự có khách hàng tham gia vào quá trình sản xuất

Mức độ tham gia Tần số Tỷ trọng 30% - 40% 13 8,7% 40% - 50% 23 15,3% 50% - 60% 62 40,7% 60% - 75% 53 35,3% Tổng cộng 150 100%

(Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 4 năm 2011)

(Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 4 năm 2011)

Biểu đồ 4.8: Vốn tự có khách hàng tham gia vào quá trình sản xuất

Qua kết quả điều tra cho thấy vốn tự có khi tham gia sản xuất của khách hàng trong mức 55% - 65% chiếm 41%, 65% - 75% chiếm tỷ trọng 35% trong 150 HSX được điều tra. Điều này cho ta thấy năng lực tài chính của đa số HSX trên địa bàn cũng khá ổn định, đây cũng là một trong những cơ sở để ngân hàng ra quyết định có cho vay hay không.

47

4.5.1.4 Quy trình cho vay chặt chẽ

Bảng 4.13 Đánh giá của khách hàng về quy trình cho vay chặt chẽ

Mức độ đánh giá Tần số Tỷ trọng

Hoàn toàn không đồng ý 0 0%

Không đồng ý 5 3,3%

Trung lập 73 48,7%

Đồng ý 41 27,3%

Hoàn toàn đồng ý 31 20,7%

Tổng cộng 150 100%

(Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 4 năm 2011)

(Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 4 năm 2011)

Biểu đồ 4.9: Quy trình cho vay chặt chặt chẽ

Qua kết quả điều tra cho thấy có 0/150 người rất không đồng ý, 5/150 người không đồng ý, 73/150 có ý kiến trung lập, 41/150 người đồng ý và 31/150 người hoàn toàn đồng ý với thủ tục cho vay tại ngân hàng. Điều này cho ta thấy quy trình cho vay tại ngân hàng đang được làm rất tốt, đây cũng là một lợi thế mà ngân hàng cần phát huy để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay.

48

4.5.1.5 Cổng thông tin khách hàng biết đến ngân hàng

Bảng 4.14 Cổng thông tin khách hàng biết đến ngân hàng Tần số Tỷ trọng

Qua người quen 87 58%

Qua Internet 19 12,7%

Qua báo đài 23 15,3%

Khác 21 14%

Tổng cộng 150 100%

(Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 4 năm 2011)

(Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 4 năm 2011)

Biểu đồ 4.10: Cổng thông tin khách hàng biết đến ngân hàng

Trong tổng số khách hàng tham gia cuộc khảo sát thì có 87 người chọn đáp án là “qua người quen” khi được hỏi “khách hàng biết đến ngân hàng qua đâu ?”, 19 người chọn đáp án “qua Internet”, 23 người chọn “ qua báo đài” và 21 người chọn “khác”. Như vậy ta có thể thấy rất nhiều khách hàng biết đến ngân hàng thông qua người quen, điều này cho ta thấy được uy tín của ngân hàng ngày càng cao nên nhiều người đã yên tâm giới thiệu bạn bè, người thân của họ đến tham gia và sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

49

4.6 Kết quả kiểm định các nguyên nhân tác động tới việc sử dụng vốn vay có hiệu quả tại NHNo&PTNT Long Thành hiệu quả tại NHNo&PTNT Long Thành

4.6.1 Các mô hình

Sau khi lựa chọn được 9 biến đưa vào mô hình ta có kết quả của mô hình 1, sử dụng phương pháp Enter cho khảo sát để lựa chọn ra các biến tốt nhất. (Chi tiết mô hình 1 xin xem phụ lục 3.1)

Mô hình 1

Một phần của tài liệu Hoàn thiện để nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh huyện long thành – đồng nai (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)