Nghĩa của hệ số hồi quy trong mô hình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện để nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh huyện long thành – đồng nai (Trang 65 - 69)

Như vậy sau khi đưa ra mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay HSX của NHNo&PTNT Long Thành bằng SPSS 20.0 ta thấy chất lượng cho vay của ngân hàng chịu tác động của 5 nhân tố sau :

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)

Sơ đồ 4.2 Các nguyên nhân tác động đến việc sử dụng vốn vay có hiệu quả tại NHNo&PTNT Long Thành

Quy trình vay vốn chặt chẽ

Công tác kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân

Sự hiểu biết của khách hàng về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh

Các nguyên nhân tác động đến việc sử dụng vốn vay

có hiệu quả

Yếu tố môi trường kinh tế

Yếu tố môi trường tự nhiên

56

Mô hình nghiên cứu ban đầu đưa ra 9 nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng đó là: Quy trình cho vay chặt chẽ, lãi suất cho vay thấp, khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, công tác kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân, sự hiểu biết của khách hàng về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, số tiền vay đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, trình độ và đạo đức của CBTD, môi trường tự nhiên thay đổi, môi trường kinh tế thay đổi.

Sau khi chạy số liệu trên SPSS, kết quả phân tích mô hình hồi quy bằng cách kiểm định và đo lường sự phù hợp đã xác định được việc sử dụng vốn vay có hiệu quả bị tác động bởi các yếu tố: Quy trình cho vay chặt chẽ, công tác kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân, sự hiểu biết của khách hàng về lĩnh vực sản xuất, môi trường tự nhiên thay đổi, môi trường kinh tế thay đổi

 Về nhân tố quy trình cho vay chặt chẽ:

Khi quy trình cho vay chặt chẽ, các công tác thẩm định, kiểm tra trước và sau khi cho vay được thực hiện một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng thì món vay đó sẽ có tính an toàn cao và có hiệu quả. Trong quá trình thực tập tại ngân hàng em nhận thấy, quy trình cho vay tại đây vẫn chưa thật sự hiệu quả. CBTD phải đảm trách 3 khâu cơ bản trong quy trình cho vay: tiếp xúc khách hàng, thẩm định phương án vay vốn, giải ngân và thu nợ. Đây là một trách nhiệm khá nặng nề với CBTD, nhưng cũng là cơ hội để cho một số CBTD thoái hóa, biến chất, lợi dụng để cấu kết với khách hàng vay vốn, dẫn đến thông tin khách hàng sai lệch, tăng nguy cơ phát sinh rủi ro. Bên cạnh đó, trong quá trình hoàn tất thủ tục cho vay, khách hàng còn phải mất thời gian, công sức đi chứng thực hồ sơ, sổ đỏ ở phòng công chứng rồi phòng tài nguyên, làm cho khách hàng tiếp cận với vốn vay chậm,….

Khi quy trình vay vốn tăng lên một đơn vị trong điều kiện các nhân tố khác: sự hiểu biết của khách hàng về lĩnh vực sản xuất, công tác kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân, môi trường kinh tế thay đổi, môi trường tự nhiên thay đổi thì việc sử dụng vốn vay có hiệu quả sẽ tăng 0,116 lần

57

Khi công tác kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân được tiến hành một cách đầy đủ, nghiêm túc thì món vay sẽ được đảm bảo, rủi ro sẽ bị hạn chế. Tại NHNo&PTNT công tác này đã được thực hiện nhưng chưa thật sự theo sát khoản vay, chỉ coi đó là hình thức. Do đó vẫn có một số tình trạng mà khách hàng đã sử dụng vốn vay vào việc khác không đúng mục đích như thỏa thuận ban đầu. Điều này sẽ làm cho việc sử dụng vốn vay không còn hiệu quả.

Khi công tác kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân tăng lên một đơn vị trong điều kiện các nhân tố khác không đổi: Quy trình cho vay chặt chẽ, sự hiểu biết về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của khách hàng, môi trường tự nhiên thay đổi, môi trường kinh tế thay đổi thì việc sử dụng vốn vay có hiệu quả sẽ tăng 0,727 lần.

 Về nhân tố: Sự hiểu biết của khách hàng về lĩnh vực sản xuất kinh doanh Nếu sự hiểu biết về lĩnh vực sản xuất kinh doanh của khách hàng càng nhiều thì hiệu quả sản xuất sẽ càng cao. Điều đó cho thấy khách hàng đã tìm hiểu kỹ về dự án mình đang làm và sẽ quản lý nó một cách tốt nhất để đem lại lợi nhuận, vì thế mà đồng vốn sẽ được sử dụng hiệu quả, chất lượng cho vay của ngân hàng cũng sẽ tăng cao. Do em tiến hành khảo sát với các HSX đã tham gia giao dịch tại ngân hàng được 2 lần trở lên. Tiếp cận với các hộ bên lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu nên em nhận thấy, kiến thức về lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt của các hộ rất vững, mặc dù trình độ học vấn của họ không cao. Nhưng trong quá trình sản xuất, họ đã tìm tòi, đúc kết được những kinh nghiệm từ những lần trước nên có những chuẩn bị, phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên do thiếu nguồn vốn nên nguồn vốn cần để mở rộng sản xuất không có và kiến thức về khoa học công nghệ hiện đại vẫn chưa được người dân áp dụng nhiều.

Xét trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi mà chỉ có nhân tố sự hiểu biết về lĩnh vực sản xuất kinh doanh của khách hàng thay đổi tăng lên một đơn vị thì việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ tăng lên 0,098 lần.

 Về nhân tố: Môi trường kinh tế thay đổi

Khi môi trường kinh tế thuận lợi, không có lạm phát, không có mất giá…thì nguồn nguyên liệu đầu vào sẽ thấp hơn, giảm bớt chi phí làm tăng lợi nhuận cho người

58

dân. Bên cạnh đó khi môi trường kinh tế không thuận lợi thì NHNN sẽ thực hiện thắt chặt tiền tệ, gây khó khăn cho việc duy trì sản xuất kinh doanh của khách hàng, điều này sẽ làm giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng, gây ảnh hưởng tới chất lượng cho vay của ngân hàng. Thực tế tại địa bàn huyện Long Thành, do có vị trí thuận lợi nên đã thu hút được nhiều đầu tư từ nước ngoài, sự hình thành của cảng hàng không quốc tế trong những năm tới,… tạo điều kiện cho ngành công nghiệp phát triển mạnh. Biết tận dụng lợi thế đó, nhiều HSX đã kết hợp vừa kinh doanh, vừa chăn nuôi, trồng trọt, tăng thêm thu nhập ,làm nguồn trả nợ thứ hai cho khoản vay của ngân hàng. Tuy nhiên cùng với sự phát triển đó, kéo theo sự lên giá của một số mặt hàng đầu vào, làm giảm lợi nhuận cho dự án.

Khi môi trường kinh tế (lạm phát, mất giá,…)tăng lên một đơn vị trong điều kiện các nhân tố khác không đổi: quy trình vay vốn chặt chẽ, sự hiểu biết của khách hàng về lĩnh vực sản xuất, công tác kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân, môi trường tự nhiên thay đổi thì việc sử dụng vốn vay có hiệu quả sẽ giảm đi 0,093 lần.

 Về nhân tố: Sự tác động của yếu tố môi trường tự nhiên

Khi môi trường tự nhiên có nhiều bất lợi, hạn hán, dịch bệnh, thiên tai,…gây ảnh hưởng không nhỏ đến các HSX nông nghiệp.Ở địa phận huyện Long Thành, tuy có khí hậu ôn hòa, thế nhưng gần đây nhiều dịch bệnh: cúm gia cầm, heo tai xanh,…đã gây nhiều thiệt hại cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế rất nhiều. Một số hộ do không có nguồn thu nhập khác dẫn đến tình trạng chậm trả lãi cho ngân hàng.

Xét trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi: quy trình cho vay chặt chẽ, công tác kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân, môi trường kinh tế thay đổi, sự hiểu biết về lĩnh vực sản xuất kinh doanh của khách hàng mà chỉ có nhân tố sự tác động của môi trường tự nhiên (hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh…) thay đổi tăng lên một đơn vị thì việc sử dụng vốn vay có hiệu quả sẽ giảm đi 0,103 lần.

Từ những kết quả chạy mô hình và kiểm định, tác giả đã tìm ra nguyên nhân chủ yếu tác động đến việc sử dụng vốn vay có hiệu quả tại NHNo&PTNT Long Thành, để

59

từ đó đề xuất ra những biện pháp giúp NHNo&PTNT Long Thành hoàn thiện và nâng cao được chất lượng cho vay HSX.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện để nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh huyện long thành – đồng nai (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)