4.1.1 Vị trí địa lý [5]
Long Thành là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, có tổng diện tích 43.101,02 ha. Phía Đông giáp huyện Trảng Bom, Thống Nhất và Cẩm Mỹ; phía Tây giáp huyện Nhơn Trạch và thành phố Hồ Chí Minh; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; phía Bắc giáp thành phố Biên Hòa.
Huyện có 15 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 1 thị trấn và 14 xã. Trong đó huyện còn có những lợi thế sau:
+ Phía Tây Nam có sông Đồng Nai dài 15km và sông Thị Vải dài 13km là địa bàn thuận lợi để phát triển giao thông đường thủy.
+ Tuyến giao thông huyết mạch Quốc lộ 51 nối liền thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Biên Hòa với thành phố Vũng Tàu nên Long Thành được đánh giá là có lợi thế về sức hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ - du lịch.
+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gần các trung tâm kinh tế - văn hóa lớn của thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa và Vũng Tàu là cơ hội thuận lợi cho kinh tế phát triển.
+ Có tiềm năng về khoáng sản như đất sét cho sản xuất gạch ngói, đá và cát cho vật liệu xây dựng.
+ Các loại cây trồng chủ yếu: sầu riêng, chôm chôm, nhãn, mãng cầu là những cây ăn quả có truyền thống.
4.1.2 Đặc điểm về tình hình kinh tế xã hội huyện Long Thành trong năm 2011[6] 2011[6]
Trong những năm đầu của kế hoạch 5 năm (2011 – 2015), dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, giám sát của Hội đồng nhân dân, cùng với sự nổ lực phấn đấu của các địa phương, các phòng ban chuyên môn và nhân dân, huyện đã từng bước hoàn thành các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X thông qua.
31
Trong năm 2011 huyện đã thực hiện vượt kế hoạch 16/19 chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội – an ninh quốc phòng; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15,07% so với cùng kỳ; tổng thu ngân sách Nhà nước được 499,7 tỷ ( đạt 117,45% dự án tỉnh giao), tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,2%; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 23,3 triệu đồng/năm; cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng : công nghiệp: 59,34% , dịch vụ: 32,17%, nông lâm – ngư nghiệp: 8,49%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 1,1%, đẩy mạnh việc thực hiện; nâng cao trình độ trong lĩnh vực giáo dục, giải quyết việc làm cho 6.728 lao động, trong đó lao động nông nghiệp là 2.063 người, lao động phi nông nghiệp là 4.665 người (gồm 2.371 người làm trong các khu công ngiệp, 1.934 người làm các nghề dịch vụ, xây dựng và các ngành nghề khác).
4.1.3 Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Long Thành trong năm 2012[6]
Trong năm 2012 huyện cần phát huy hơn nữa để nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh để hội nhập quốc tế, đẩy mạnh tiến trình CNH – HĐH, tạo đà cho việc hoàn thành mục tiêu kế hoạch 5 năm 2011 – 2015.
Một số chỉ tiêu chủ yếu huyện đặt ra trong năm 2012 là:
Chỉ tiêu về kinh tế : Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng từ 14,5 – 15% so với năm 2011; thu nhập bình quân đầu người phấn đấu đạt 34,437 triệu đồng/năm; tổng thu ngân sách Nhà nước tăng 23 – 25% so với năm ngoái.
Chỉ tiêu văn hóa – xã hội: giữ mức tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,1%; giữ vững mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục bậc trung học 15/15 xã, thị trấn; đưa tỷ lệ hộ nghèo còn 1,88% theo chuẩn mới giai đoạn IV; duy trì 100% số trạm y tế có bác sĩ phục vụ lâu dài;15/15 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; một số chỉ tiêu khác vượt mức so với năm 2011.
4.1.4 Đặc điểm HSX trên địa bàn huyện Long Thành
Long Thành là một trong những huyện của tỉnh Đồng Nai có quá trình công nghiệp hóa diễn ra khá sớm. Với vị trí địa lý là nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trên địa bàn huyện đã hình thành các khu, cụm công nghiệp tạo đà cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tăng lao động công nghiệp và dịch
32
vụ, giảm lao động nông nghiệp, hộ nông dân thuần nông chuyển dịch theo hướng vừa nông dân, vừa công nhân, vừa dịch vụ.
Trong những năm gần đây thì kinh tế hộ vẫn đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ, kinh tế hộ theo lĩnh vực nông nghiệp chiếm 20,88% và lĩnh vực thương mại – dịch vụ chiếm 79,12% trong tổng số hộ sản xuất kinh doanh. Ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ đã có tác động tích cực, góp phần đáng kể vào sự phát triển chung kinh tế địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện cũng như trong tỉnh. Và điều đáng mừng là trong thời gian tới, dự án sân bay quốc tế Long Thành sẽ hoàn thành tạo điều kiện, cơ hội cho các hộ gia đình trên địa bàn mở rộng mô hình kinh doanh dịch vụ, góp phần thúc đẩy kinh tế huyện đi lên, rút ngắn khoảng cách với 4 thành phố lớn.
Bên cạch đó việc phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương cũng còn gặp nhiều thuận lợi và khó khăn. Lĩnh vực trồng trọt tuy gặp nhiều khó khăn về mặt đất đai do yêu cầu công tác quy hoạch xây dựng khu công nghiệp tập trung và quy hoạch đô thị, nhưng nhờ tập trung đầu tư vào công tác thủy lợi, chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng phù hợp với đặc điểm tự nhiên từng vùng, do đó năng suất cây trồng các loại tăng lên so với các năm trước đây (Lúa tăng lên 17,8%, chôm chôm tăng 27,3%, tiêu tăng 10%)
Sản lượng trong ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng bình quân từ 7,36 – 8,27%/năm. Xu hướng chăn nuôi trang trại tập trung có quy mô vừa và nhỏ ngày càng phát triển và phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh việc chăn nuôi trang trại tập trung cũng còn gặp nhiều hạn chế do quy trình xử lý nước thải còn gặp nhiều khó khăn do chưa áp dụng được khoa học công nghệ, làm ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường xung quanh. Đồng thời do ảnh hưởng của dịch bệnh H5N1 ở gia cầm cũng đã gây thiệt hại ít nhiều cho một số hộ sản xuất ở địa phương.
Qua đó cho ta thấy tình hình hộ nông dân ở địa phương đang có xu hướng nâng cao và mở rộng về quy mô sản xuất, phát triển ngành nghề tạo điều kiện tốt hơn cho bà con nơi đây. Do đó, để phát triển hơn nữa đòi hỏi những hộ sản xuất cần đầu tư nhiều
33
hơn nữa về trình độ kỹ thuật, máy móc thiết bị, giống cây trồng vật nuôi và đặc biệt là nguồn vốn. Để có đủ nguồn vốn tham gia vào quá trình sản xuất, bên cạnh vốn tự có thì hộ sản xuất phải đi vay ngân hàng. Do đó, để tạo điều kiện cho hộ sản xuất phát triển,NHNo&PTNT chi nhánh huyện Long Thành đã và đang có những chính sách về lãi suất cho vay để hỗ trợ cho họ, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống cho người dân trong vùng.
4.2 Tổng quan về NHNo&PTNT chi nhánh Long Thành
4.2.1 Giới thiệu khái quát về NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh huyện Long Thành Long Thành
NHNo&PTNT huyện Long Thành tọa lạc tại: Khu Phước Hải – Thị trấn Long Thành – Tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: (061)3.845.203 Fax : (061)3.524.704
Gọi tắt là: AGRIBANK Long Thành – Viết tắt là: VBARD Long Thành. Đây là chi nhánh cấp 3 trực thuộc AGRIBANK tỉnh Đồng Nai; chi nhánh gồm 1 Hội sở và 4 phòng giao dịch.
Về mặt pháp lý, chi nhánh NHNo&PTNT Long Thành có con dấu riêng, được quyền ký kết hợp đồng tín dụng, kinh tế, được chủ động trong kinh doanh, thực hiện các nghiệp vụ tín dụng về hoạt động huy động vốn, cho vay và các dịch vụ ngân hàng theo điều lệ và tổ chức hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam.
Từ khi thành lập đến nay ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần vào việc xây dựng hệ thống NHNo&PTNT như ngày nay.
Để đạt được những thành tựu như ngày nay, ngân hàng luôn nỗ lực phấn đấu, phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Hàng năm, ngân hàng thường xuyên tổ chức cho các cán bộ tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ, lớp học ngắn ngày, tạo điều kiện cho các cán bộ viên chức trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn. Ngoài ra, ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh cho vay để khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện, quyết tâm thực hiện theo phương châm “Agribank – mang phồn thịnh đến với khách hàng”.
34
4.2.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động của NHNo&PTNT Long Thành
Hiện nay, tổng số cán bộ viên chức và người lao động trong toàn chi nhánh là 48 cán bộ, công nhân viên. Trong đó:
Lao động biên chế: 38 cán bộ (11 nam, 27 nữ)
Lao động hợp đồng: 8 cán bộ (5 nam, 3 nữ)
Lao động học việc: 2 cán bộ (1 nam, 1 nữ)
Ban lãnh đạo Ngân hàng bao gồm:
Giám đốc: Nguyễn Văn Năm
Phó giám đốc: Nguyễn Thị Lụa
Phó giám đốc: Lưu Thị Giàu
Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn nhân lực NHNo&PTNT chi nhánh huyện Long Thành
Đại học Bổ túc sau Trung học và Trung học Sơ cấp Tổng số Số lượng người 28 16 4 48 Tỷ lệ 58,33% 33,33% 8,34% 100%
( Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự NHNo&PTNT Long Thành [3]) Qua số liệu trên cho ta thấy chi nhánh đã có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ đang dần được nâng cao. Hiện nay, chi nhánh cũng đang tạo điều kiện cho các cán bộ công nhân viên tiếp tục được nâng cao trình độ của mình, nhằm tạo nên một nên tảng vững chắc trong quá trình xây dựng và phát triển ngân hàng trong hiện tại cũng như trong tương lai.
35
(Nguồn:Phòng hành chính – nhân sự NHNo&PTNT Long Thành [3])
Sơ đồ 4.1 : Cơ cấu tổ chức hoạt động của NHNo&PTNT huyện Long Thành Chi tiết cơ cấu tổ chức hoạt động của NHNo&PTNT huyện Long Thành xin xem phụ lục 1
4.3 Thực trạng hoạt động cho vay HSX tại NHNo&PTNT Long Thành 4.3.1 Đánh giá chất lƣợng hoạt động cho vay đối với HSX trên địa bàn 4.3.1 Đánh giá chất lƣợng hoạt động cho vay đối với HSX trên địa bàn huyện
4.3.1.1 Doanh số cho vay HSX
Bảng 4.2 Doanh số cho vay HSX
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 (+/-) Tỷ lệ (+/-) Tỷ lệ
Tổng doanh số cho vay 571 667 724 96 16,8% 57 8,5% Doanh số cho vay HSX 417 494 588 77 18,47% 94 19,03% + Ngắn hạn 382 443 516 61 15,97% 73 16,48% + Trung hạn 35 51 72 16 45,71% 21 41,18%
36
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2011_Phòng tín dụng [4]
Biểu đồ 4.1 Doanh số cho vay HSX tại NHNo&PTNT Long Thành
Qua biểu đồ và bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay HSX của NHNo&PTNT huyện Long Thành tăng dần qua các năm, cụ thể là:
- Năm 2010 doanh số cho vay HSX đạt 494 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 74% trong tổng doanh số cho vay), tăng 77 tỷ, tương ứng tăng 18,47% so với năm 2009. Trong đó: cho vay ngắn hạn là 443 tỷ đồng, tăng 61 tỷ đồng, tương ứng tăng 15,97%; cho vay trung hạn là 51 tỷ, tăng 16 tỷ đồng, tương ứng tăng 45,71%.
- Năm 2011, doanh số cho vay HSX là 588 tỷ (chiếm tỷ trọng 81% tring tổng doanh số cho vay), tăng 94 tỷ, tương ứng tăng 19,03% so với năm 2010. Trong đó: cho vay ngắn hạn là 516 tỷ, tăng 73 tỷ, tương ứng tăng 16,48%; cho vay trung hạn là 71 tỷ, tăng 21 tỷ,tương ứng tăng 41,18%.
Như vậy, qua số liệu trên cho ta thấy ngân hàng đã thực hiện tốt các chính sách của NHNH đưa ra nhằm ưu đãi cho HSX. Bên cạnh đó, trong thời gian qua tình hình kinh tế của huyện đã có nhiều thay đổi, các khu công nghiệp và một số dự án lớn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, nên người dân cũng cần thêm vốn để đầu tư mở rộng thêm sản xuất, mua máy móc thiết bị. Đồng thời giá cả thị trường ngày càng tăng cao, giá con giống, cây giống và một số nguyên vật liệu khác cũng tăng theo nên nhu cầu vốn cũng ngày càng nhiều hơn.
37 4.3.1.2 Doanh số thu nợ HSX Bảng 4.3: Doanh số thu nợ HSX Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 (+/-) Tỷ lệ (+/-) Tỷ lệ Doanh số thu nợ HSX 375 461 504 86 22,9% 43 9,3% + Ngắn hạn 329 427 433 95 28,9% 6 5,4% + Trung hạn 46 37 54 (9) (19,6)% 21 45,9%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2011_Phòng tín dụng [4])
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2011_Phòng tín dụng [4])
Biểu đồ 4.2: Doanh số thu nợ HSX
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh trình độ thẩm định cho vay của CBTD, đồng thời thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy doanh số thu nợ HSX của ngân hàng ngày càng tăng qua các năm.
Năm 2010, doanh số thu nợ đạt 461 tỷ đồng, tăng 43 tỷ đồng, tương ứng tăng 9,3% so với năm 2010. Trong đó: doanh số thu nợ ngắn hạn là 433 tỷ đồng, tăng 95 tỷ đồng, tương ứng tăng 28,9%; doanh số thu nợ trung hạn là 37 tỷ đồng, giảm 9 tỷ đồng, tương ứng giảm 19,6%.
38
Năm 2011, doanh số thu nợ đạt 504 tỷ đồng, tăng 86 tỷ đồng, tương ứng tăng 22,9% so với năm 2009. Trong đó: doanh số thu nợ ngắn hạn là 427 tỷ đồng, tăng 6 tỷ đồng, tương ứng tăng 5,4%; doanh số thu nợ trung hạn là 54 tỷ đồng, tăng 21 tỷ đồng, tương ứng tăng 45,9%.
Doanh số thu nợ tăng qua các năm là do doanh số cho vay ngày càng tăng, đồng thời việc sản xuất kinh doanh của người dân cũng có hiệu quả nên trả nợ ngân hàng đúng hạn. Bên cạnh đó, đây cũng là sự nổ lực của đội ngũ CBTD trong công tác thẩm định, kiểm tra dự án sau khi giải ngân, đồng thời thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, khuyến khích các HSX trả lãi và gốc đúng hạn. - Hệ số thu nợ HSX Bảng 4.4: Hệ số thu nợ HSX Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 (+/-) Tỷ lệ (+/-) Tỷ lệ
Doanh số cho vay HSX 417 494 588 77 18,47% 94 19,03%
Doanh số thu nợ HSX 375 461 504 86 22,9% 43 9,3% Tỷ trọng thu hồi nợ HSX 90% 93% 86% 3% - (7%) -
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2011_Phòng tín dụng [4])
Qua bảng 4.4 cho ta thấy hệ số thu nợ trên doanh số cho vay HSX năm 2010 đạt 93%, tăng so với năm 2009 là 3%; năm 2011 đạt 86%, giảm so với 2010 là 7%. Trong năm 2011, hệ số thu nợ giảm không có nghĩa là doanh số thu nợ giảm mà là do tốc độ tăng doanh số cho vay lớn hơn doanh số thu nợ. Do đó, ngân hàng cần phải có những biện pháp để tăng tốc độ thu nợ hơn nữa.
39
4.3.1.3 Dƣ nợ HSX
Cơ cấu dƣ nợ HSX theo thời gian cho vay
Bảng 4.5: Cơ cấu dƣ nợ theo thời gian
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 (+/-) Tỷ lệ (+/-) Tỷ lệ Dư nợ HSX 358 487 586 129 36% 99 20,3% + Ngắn hạn 297 379 452 82 27,6% 73 19,3% + Trung hạn 61 108 134 47 77% 26 24,1%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2011_Phòng tín dụng [4])
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2011_Phòng tín dụng [4])
Biểu đồ 4.3: Dƣ nợ HSX theo thời gian
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy:
- Năm 2010, dư nợ HSX đạt 487 tỷ đồng, tăng 129 tỷ, tương ứng tăng 36% so với năm 2009. Trong đó: dư nợ ngắn hạn là 379 tỷ đồng, tăng 82 tỷ đồng, tương ứng tăng 27,6% ; dư nợ trung hạn là 108 tỷ đồng, tăng 47 tỷ đồng, tương ứng tăng 77%.
40
- Năm 2011, dư nợ HSX đạt 586 tỷ đồng, tăng 99 tỷ, tương ứng tăng 20,3%