Triển vọng phát triển của nước Nga trong giai đoạn mới dưới tác động của chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống D Medvede

Một phần của tài liệu Luận văn CHÍNH SÁCH đối NGOẠI của LIÊN BANG NGA dưới THỜI TỔNG THỐNG d MEDVEDEV (2008 2012) (Trang 119 - 130)

Bộ đôi quyền lực Medvedev - Putin nhất trí với nhau không chỉ về đối nội mà cả về đối ngoại. Việc ông Putin đi thăm Pháp trước khi ông Medvedev đi thăm Đức cho thấy lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga, Thủ tướng cũng tích cực hoạt động đối ngoại như Tổng thống. Điều này sẽ tạo nên sự năng động và sức mạnh cho chính sách đối ngoại Nga những năm tới.

Tuy vậy, đứng trước những vấn đề mới trong nội tại quốc gia và của cả quốc tế, cộng thêm những thử thách đang hiện hữu, mang tính cấp thiết cần giải quyết, Tổng thống Medvedev sẽ sàng chứng tỏ bản lĩnh riêng, tạo dựng tính chắc chắn, ổn định,c ủng cố mức tin cậy trong từng quyết sách.

Ông Putin, khi còn là tổng thống từng đưa ra mục tiêu cho chặng đường phát triển của Nga là: Nước Nga phải tạo dựng được cho nhân dân mức sống cao, cuộc sống an toàn, tự do và đầy đủ tiện nghi; củng cố vị thế của Nga trên toàn thế giới. Ông cũng chỉ ra rằng, quy mô và những việc cần làm của đất nước đã thay đổi cơ bản, chính sách đối ngoại phải phù hợp với những mục tiêu và khả năng của giai đoạn phát triển mới [70;tr.357-358]. Và tất cả những điều đó vẫn còn nguyên giá trị, đồng thời vẫn là mục đích theo đuổi của nước Nga dưới thời người kế nhiệm Medvedev.

Căn cứ vào bối cảnh hiện nay và những phương thức thể hiện qua chính sách đối ngoại của Tổng thống mới trong thời gian qua, có thể dự đoán triển vọng phát triển của nước Nga trên trường quốc tế trong thập niên thứ hai đầu thế kỉ XXI như sau:

Trước hết, khả năng chính sách đối ngoại được điều chỉnh thế nào cho phù hợp còn phụ thuộc vào kết quả của cuộc bầu cử sắp tới là rất cao. Một trong những điều đầu tiên mà ông Medvedev làm sau khi tiếp nhận vị trí mới là thay đổi hiến pháp, theo đó thời gian của nhiệm kỳ Tổng thống sẽ là sáu năm thay vì bốn năm như trước.

Có thể thấy dư luận ủng hộ người tiền nhiệm Putin trước và sau nhiệm kỳ Tổng thống còn rất cao. Và đương kim Tổng thống Medvedev chính là

người đồng minh thân cận được ông ủng hộ. Không chỉ đắc cử Tổng thống với số phiếu rất cao (70,28%) mà trong bốn năm đương chức, Tổng thống Medvedev đã khẳng định được tài lãnh đạo của mình, củng cố lòng tin và sự ủng hộ của quần chúng. Đây là hai ứng cử viên nặng kí nhất trong cuộc bầu cử sắp tới mà hầu như ngoài 2 ông, người ta ít, thậm chí chưa từng nhắc tới một khả năng có người thứ ba khác tranh cử.

Medvedev từng cho biết, cả ông và Putin đều đại diện cho một lực lượng chính trị, cùng chia sẻ các ý tưởng về việc phát triển đất nước. Ông đã làm việc với Vladimir Putin như là một người đứng đầu chính quyền và trong chính phủ mà Putin chỉ định. Hai ông cùng chung một đường hướng chính trị, sự hợp tác cũng như tham vấn lẫn nhau lúc tranh cử giữa họ là cần thiết.

Do vậy giai đoạn hai năm cuối của nhiệm kỳ Medvedev không có sự thay đổi nào đáng kể cho tới cuộc bầu cử năm 2012. Thậm chí sau đó cũng chưa chắc chắn là liệu ban lãnh đạo đất nước có muốn “liều lĩnh” thay đổi tình hình chính trị bằng cách thúc đẩy cải cách hay không. Chính sách đối ngoại vì thế ngoài việc duy trì và phát huy có mức độ những thành quả đã đạt được thì sẽ không có nhiều thay đổi.

Tuy nhiên, về dài hạn, chính quyền nước Nga cũng đã chuẩn bị những chiến lược "dài hơi" xuất phát từ những mục tiêu cao nhất là lợi ích quốc gia. Do vậy, dù người nắm chính quyền là ai, những quy định hướng này cũng sẽ là "kim chỉ nam" cho những hành động đối nội và đối ngoại trong tương lai. Người ta vẫn có thể nhận thấy hướng đi cho con đường của nước Nga mới. Về căn bản, các văn bản như "Những định hướng cơ bản của chính sách đối ngoại Liên bang Nga", "Những định hướng cơ bản về an ninh quốc gia của Liên bang Nga", "Học thuyết quân sự của Liên bang Nga", "Chiến lược An ninh Quốc gia tới năm 2020" và những văn bản tương tự khác vẫn là cơ sở để hoạch định chính sách đối ngoại. Ngoài ra, đối với từng đối tượng đối tác, khu

vực khác nhau trong các thời điểm giai đoạn khác nhau sẽ được điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với bối cảnh và biến đổi của tình hình thế giới.

Có thể nêu khái quát "con đường" phát triển của Liên bang Nga thời kỳ hậu Medvedev về đối ngoại là như sau:

Vấn đề tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi, hòa bình, ổn định và an ninh, tập trung các ưu tiên cho phát triển kinh tế, chấn hưng nước Nga, đưa nước Nga trở lại vị thế cường quốc thế giới hùng mạnh, có vai trò, vị thế quốc tế xứng đáng với tiềm năng, tiềm lực và truyền thống của nước Nga trong trật tự thế giới đa cực đang hình thành vẫn là những mục tiêu xuyên suốt.

Vai trò của các tổ chức, các diễn đàn đa phương, đặc biệt là vai trò hàng đầu của Liên Hợp Quốc, cơ chế quan trọng nhất, theo quan điểm của Nga là Hội đồng Bảo an trong bảo đảm an ninh quốc tế và thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế được đánh giá cao.

Sáu vấn đề ưu tiên trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu vẫn là: 1. Hình thành trật tự thế giới mới với vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc;

2. Đề cao vai trò tối thượng của Luật pháp trong quan hệ quốc tế với vai trò quan trọng của Hội đồng Bảo an, của Hiến chương Liên Hợp Quốc;

3. Củng cố an ninh toàn cầu với các hiệp ước quốc tế, tổ chức quốc tế và khu vực, các nước sở hữu vũ khí hạt nhân;

4. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế và môi trường;

5. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân đạo và quyền con người (trong đó tôn trọng những đặc thù về dân tộc và lịch sử của mỗi quốc gia trong quá trình cải cách dân chủ, chống lại việc áp đặt hệ thống những giá trị vay mượn);

6. Kết hợp thông tin với hoạt động đối ngoại (có những thông tin chính xác và đầy đủ về quan điểm của Nga, những hành động và sáng kiến đối

ngoại, các quá trình và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, những thành tựu khoa học và văn hóa của Nga).

Về các hướng ưu tiên, các nước SNG vẫn là ưu tiên chiến lược đối ngoại hàng đầu. Hướng ưu tiên thứ hai của Nga vẫn là châu Âu - Đại Tây Dương.

Quan hệ với các nước lớn châu Âu và Mỹ sẽ tiếp tục là một trọng điểm chiến lược đối ngoại của Nga trong những năm sắp tới. Thuận lợi hơn là giờ đây mối quân hệ của Nga và Mỹ đang trở nên "ấm" dần sau những tiến bộ đã đạt được vừa qua. Những hợp tác song phương và đa phương tại EU cũng mang đến những thuận lợi bước đầu, đánh dấu các bước phát triển lâu dài tiếp theo. Nước Nga đã chứng tỏ rằng các nước phải nhìn nhận lại vai trò của Nga trên thế giới cũng như khu vực. Các quốc gia có trách nhiệm phải cùng hành động với nước Nga; cô lập với Nga sẽ không mang lại kết quả, do vậy cần phải đối xử với nước Nga hiện đại như với một cường quốc quan trọng. Điều đó đồng nghĩa với việc nước Nga phải được tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu quan trọng; tiếng nói của Nga trong các vấn đề toàn cầu như cuộc chiến chống khủng bố, ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân và sự biến đổi khí hậu toàn cầu, hay chính sách sử dụng năng lượng... cần được coi trọng hơn. Về phần mình, nước Nga hiện nay và trong tương lai chắc chắn vẫn coi châu Âu - Đại Tây Dương đóng vai quan trọng số một trong việc phục hưng nước Nga, đưa nước Nga lên hàng các cường quốc thế giới.

Đối với châu Á - Thái Bình Duơng, trước hết là các nước lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, sau đó là Iran, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, các nước ASEAN... cũng vẫn nằm trong tâm điểm chiến lược của Nga, trong đó phát triển hợp tác hữu nghị với Trung Quốc và Ấn Độ là hướng quan trọng nhất. Quan hệ các nước trong APEC, các nước ASEAN sẽ được đẩy mạnh theo hướng thực chất hơn, tích cực, hiệu quả hơn trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại, khoa học - công nghệ, thậm chí trên cả lĩnh vực quân sự

- quốc phòng. Thúc đẩy hợp tác toàn diện trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), nhóm BRIC cũng sẽ là một ưu tiên chiến lược của Nga thời gian tới.

C. KẾT LUẬN

Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình D.Medevdev đã nhận được sự tín nhiệm tuyệt đối của người dân nước Nga. Và nhận được nhiều sự khen ngợi đặc biệt là từ V.Putin. Chẳng hạn, ông nói rằng: “START mới là một thành công không thể bàn cãi của Tổng thống Medvedev với tư cách là người đứng đầu nhà nước trong lĩnh vực chính sách đối ngoại". Trưởng thành trong vai trò của mình, ông Medvedev cũng đã thể hiện những hiểu biết rõ ràng về các vấn đề lâu dài mà đất nước ông đối mặt cũng như giải pháp và sự kiên định trong cách giải quyết chúng.

Medvedev nhìn thấy con đường nước Nga cần đi, nhất là khi nước có bộ máy quan liêu quá cồng kềnh, sự can thiệp không hiệu quả của nhà nước vào nền kinh tế, mức độ tham nhũng tràn lan trong hệ thống, mô hình công nghiệp đã lỗi thời.

Vì thế, để đánh giá ảnh hưởng từ sự lãnh đạo của Ông, có thể căn cứ vào hai chuẩn mực khác: thứ nhất, bản chất và phạm vi của những bước đi nhỏ mà Ông thực hiện. Thứ hai, chính sách đối ngoại của ông thúc đẩy chương trình nghị sự trong nước của Nga.

Thành tựu đáng kể nhất của ông Medvedev sau bốn năm cầm quyền là phong cách bình tĩnh và tự tin mà Ông phát triển trong nỗ lực giải quyết những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu xảy ra chưa đầy một năm khi Ông nhậm chức. Về cơ bản, nước Nga nổi lên là một trong những quốc gia ít bị tác động nhất sau này.

Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thới D.Medvedev hướng ưu tiên theo các vấn đề toàn cầu như sau:

Trước hết là vấn đề hình thành trật tự thế giới mới: Nga quan tâm xây dựng một hệ thống quan hệ quốc tế ổn định, dựa trên những nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi giữa các nước, dựa vào luật pháp quốc tế. Một hệ thống như vậy sẽ đảm bảo được an ninh, cân bằng và vững chắc cho mỗi thành viên cộng đồng thế giới trong các lĩnh vực chính trị,

kinh tế, quân sự, thông tin, nhân đạo và các lĩnh vực khác. Công cụ chính của hệ thống là ngoại giao đa phương.

Thứ hai là vấn đề vai trò tối thượng của luật pháp và quan hệ quốc tế. Trước sau như một, Nga ủng hộ tăng cường cơ sở pháp luật trong quan hệ quốc tế, hết lòng tuân thủ nghĩa vụ luật pháp quốc tế. Nguyên tắc luật pháp là nhằm đảm bảo quan hệ hợp tác hòa bình và hiệu quả giữa các quốc gia khi tạo thế cân bằng cho lợi ích. Trung tâm điều tiết quan hệ quốc tế và điều phối chính sách thế giới trong thế kỷ XXI vẫn phải là Liên Hợp Quốc, tổ chức đã chứng tỏ vai trò không thể thay thế được của mình và mang tính chính thống duy nhất. Nga ủng hộ các nỗ lực tăng cường vai trò trung tâm và điều phối của tổ chức này.

Thứ ba là vấn đề củng cố an ninh quốc tế. Ủng hộ giảm bớt vai trò của nhân tố vũ lực trong quan hệ quốc tế song song với tăng cường ổn định của khu vực, ổn định chiến lược là mục đích và cũng là phương châm hành động của Liên bang Nga. Trong đó, Nga nhấn mạnh tuân thủ cam kết quốc tế theo những hợp ước quốc tế trong lĩnh vực không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, giám sát và giải giáp vũ trang, áp dụng các biện pháp củng cố lòng tin trong lĩnh vực quân sự; tham gia vào việc soạn thảo và ký kết những thỏa thuận mới đáp ứng lợi ích quốc gia của Nga trong những lĩnh vực này trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng và an ninh toàn vẹn; không để xảy ra chạy đua vũ trang, chống lại những âm mưu và lập ra và triển khai các hình thức vũ trang gây mất ổn định tình hình.

Nga xem đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế là nhiệm vụ quốc gia và nhiệm vụ đối ngoại quan trọng nhất. Bắt nguồn từ sự cần thiết sử dụng một cách hệ thống và tổng hợp những biện pháp chính trị - pháp luật, thông tin - tuyên truyền, kinh tế - xã hội và các biện pháp đặc biệt dựa trên phòng ngừa, ủng hộ việc tiếp tục đề ra những giải pháp nhằm đoàn kết liên

minh chống khủng bố và những hành vi khủng bố, không phụ thuộc vào việc họ thuộc dân tộc, chủng tộc, chủng tộc, giới tính và tôn giáo nào.

Thứ tư, Nga thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế và môi trường. Với nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao một cách bền vững, phần nhiều bắt đầu từ nhu cầu trong nước đang được mở rộng, với nguồn tài nguyên và nguồn lực tài chính tích lũy được, Nga đang góp phần đáng kể để đảm bảo ổn định kinh tế và tài chính toàn cầu. Phù hợp với điều đó, Nga dự định tích cực thúc đẩy trong việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới và Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển, hình thành nên một kiến trúc kinh tế - thương mại và tài chính - tiền tệ dân chủ, bình đẳng nhằm tham gia một cách đầy đủ và hiệu quả vào các tổ chức đó.

Liên bang Nga ủng hộ mở rộng hợp tác quốc tế nhằm đảm bảo an ninh môi trường và chống lại sự thay đổi khí hậu trên hành tinh. Nga cho rằng sự thúc đẩy phát triển quốc tế cần tập trung vào việc tìm kiếm những con đường hiệu quả để hỗ trợ những nỗ lực khắc phục tình trạng mất cân bằng trong phát triển các khu vực khác nhau. Nhằm mục đích đó, Nga sử dụng tiềm năng tài trợ của mình để thực hiện chính sách tích cực và có mục tiêu trong lĩnh vực trợ giúp sự phát triển quốc tế ở cấp đa phương cũng như song phương.

Hướng ưu tiên theo khu vực: Những nét mới của chính sách ngoại giao Nga thể hiện rõ nhất đối với từng khu vực cụ thể. Trong đó, nổi bật nhất là đặc biệt chú ý đến Cộng đồng các quốc gia độc lập. SNG là một khu vực địa lý đặc biệt bởi lịch sử hình thành của nó. Đây là tổ chức ra đời sau một cuộc chiến tranh mà bên thua không bị tổn thất về quân sự, kinh tế. Trong quá khứ, tất cả các nước này đều thuộc Liên bang Xô viết. Từ khi ra đời (1991) đến nay, SNG đã trải qua rất nhiều thăng trầm. Liên bang Nga không thể để SNG chấm dứt sự tồn tại bởi đây là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Nga. Trước xu thế li tâm của một số nước thành viên SNG, những định hướng cơ bản chính sách đối ngoại của Liên bang Nga triển khai trong giai đoạn trung hạn tới

2020 đã chỉ rõ: “Hướng ưu tiên hàng đầu, số một trong chính sách đối ngoại của Nga là phát triển quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các quốc gia trong SNG, nơi Nga đã có sẵn cơ sở chính trị, kinh tế, quân sự của mình và chính các nước này cũng là các vùng đệm xung quanh nước Nga”.

Tuy nhiên, chính sách của Nga đối với các nước SNG theo cách đánh giá của

Một phần của tài liệu Luận văn CHÍNH SÁCH đối NGOẠI của LIÊN BANG NGA dưới THỜI TỔNG THỐNG d MEDVEDEV (2008 2012) (Trang 119 - 130)

w