Tác động của chính sách đối ngoại của Tổng thống D.Medvedev đối với vị thế và tình hình kinh tế xã hội của Liên bang Nga.

Một phần của tài liệu Luận văn CHÍNH SÁCH đối NGOẠI của LIÊN BANG NGA dưới THỜI TỔNG THỐNG d MEDVEDEV (2008 2012) (Trang 113 - 115)

với vị thế và tình hình kinh tế - xã hội của Liên bang Nga.

3.2.1.Vị thế Nga trên trường quốc tế

Có ai nói nước Nga đang phục hồi thì có lẽ đó là một lời nhận xét chưa trọn vẹn. Bởi xét trên khía cạnh tế nhị, nước Nga vẫn chưa thoát khỏi những áp lực đòi hỏi cải tổ, song trên thực tế nước Nga mới giàu hơn bao giờ hết. Với hai động lực chính là sự bùng nổ nền kinh tế sau nhiều năm trong cơ chế cũ, cộng với giá trị ngày càng gia tăng của dầu mỏ, người Nga đang ngày một giàu hơn, trong khi đó nhiều nước phương Tây vẫn ngày đêm vật lộn chống lại sức ì của những nền kinh tế già cỗi.

Không còn cảnh súng đạn và những chiếc xe tăng T-34 chạy trên đường phố một thời chuyển đổi hỗn loạn, giờ đây ở nước Nga, người ta nói nhiều tới tiền bạc, tới chuyện làm ăn. Bảy năm trở lại đây, "chú gấu Bắc Cực"

này như đã choàng tỉnh dậy sau những kỳ đông giá. Và, Nga đang là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất châu Âu.

Trong khi thế giới lo lắng trước những cơn sốt thị trường năng lượng, thì ở Nga, đó lại là những tin tức tốt lành. Giá dầu mỏ quốc tế tăng cao càng giúp cường quốc xuất khẩu dầu mỏ ngoài OPEC này thu càng nhiều ngoại tệ.

Người ta còn đùa rằng, khi giá dầu lên tới 70USD/thùng, nước Nga ngập trong biển tiền. Có lẽ nhờ vậy, nên giờ đây khi dạo qua các thành phố ở Nga, đâu đâu người ta cũng bắt gặp cảnh tấp nập buôn bán, phố phường nhộn nhịp, một cảnh tượng chưa từng có trong thời bao cấp.

Cùng với việc tăng nhanh về thu nhập, là sự đâm chồi nảy lộc của hàng loạt các công ty tư nhân. Năm 2002, mới chỉ có 22 trong tổng số 100 người sử dụng điện thoại di động, nhưng tới ngày nay, tỉ lệ này đã lên tới 88/100. Sự sung túc của người Nga là động lực để các hãng xe hơi nước ngoài đạt mức tăng doanh số tới 60%. Có tới 30% người dân Nga đang cảm thấy hài lòng với cuộc sống mới. Đây là tỉ lệ không lớn, nhưng chỉ thế cũng đủ để cường quốc hạt nhân này đã ổn định và khi kinh tế lớn mạnh cũng chính là lúc những uy lực về quân sự và chính trị sẽ được tái lập và phát huy.

Người Nga đang giàu lên, nước Nga đang mạnh dần khiến phương Tây, mà trực tiếp là Mỹ không thể phớt lờ vai trò và vị thế của một trong số ít ỏi các đối thủ tiềm tàng. Chính bởi thế, G-8 được tổ chức tại Nga, và người ta muốn biết nước Nga mới của Tổng thống V.Putin muốn gì từ thế giới qua Hội nghị thượng đỉnh này? Bởi ngay trước đó thôi, Kremli đã nắn gân cả châu Âu khi thể hiện uy lực của mình trong cuộc chiến năng lượng với Ukraina.

Nhìn lại chính trường Nga, trong những ngày tháng tranh tối tranh sáng của thời chuyển đổi từ sở hữu tập thể sang tư hữu, bao kẻ trục lợi đã phất lên từ đây. Và phải tới những Gazcom hay những tập đoàn truyền hình được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của tiền bạc và các mối quan hệ gắn bó với bên ngoài mới được gỡ bỏ. Và cũng chính nhờ vị Tổng thống kiên nghị, giàu ý chí này mà nước Nga mới trụ vững qua các cơn chính biến từ những cuộc cách mạng nhung ở các nước SNG. Và giành điểm trong việc giữ Belarus hay tỏ thái độ với Ukraina - khi việc nhích lại gần phương Tây của Kiev phải trả giá bằng việc tăng tới 400% giá cho nhập năng lượng từ Moskva.

Một nước Nga suy yếu về kinh tế và nhu nhược về chính trị từng thấy qua các cuộc chiến ở Iraq, Nam Tư hay việc để đông tiến của NATO và châu Âu cũng đang lùi dần vào dĩ vãng, thế vào đó là một nước Nga dám nói "không" khi đơn phương công nhận Hamas cho dù chính quyền mới ở Palestine đã bị EU và Mỹ cấm vận về kinh tế.

Moskva cũng thể hiện vai trò tích cực của mình trong cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Iran, CHDCND Triều Tiên, cũng như phối hợp với Bắc Kinh thúc đẩy mạnh mẽ nhóm hợp tác Thượng Hải - hy vọng thông qua việc hợp tác chính trị, quân sự với Trung Quốc và các nước Trung Á trong nhóm này để tái lập uy tín, ảnh hưởng của mình ở khu vực cũng như trên trường quốc tế.

Gần đây hơn, Moskva còn "giáng trả" Washington khi Phó tổng thống Dick Cheney, chọc giận Kremli bằng phát biểu kêu gọi Nga ngừng con bài dầu khí gây sức ép đối với các nước láng giềng và chỉ trích việc hạn chế quyền làm người của người dân quốc gia Bắc Cực này. Trong phát biểu đáp lại ý kiến cho rằng Nga không đủ tư cách tham gia Câu lạc bộ các nước công nghiệp G-8 giàu có, Tổng thống Nga cho rằng, Nga có nền kinh tế lớn, có dầu mỏ, và... chừng ấy cũng đủ để nước này tham gia cùng G-8 trong việc điều hành kinh tế thế giới.

Theo giới quan sát, sự lớn mạnh của Nga, cùng với những tư tưởng độc lập của Moskva tuy chưa thể làm thay đổi cục diện chính trị thế giới, nhưng những gì Kremli thể hiện lúc này cũng đủ làm lãnh đạo G-8 ở St. Petersburg là cơ sở để Nga vươn ra thế giới, song nó cũng là mốc khiến phương Tây thay đổi cái nhìn về vị thế của Nga.

Một phần của tài liệu Luận văn CHÍNH SÁCH đối NGOẠI của LIÊN BANG NGA dưới THỜI TỔNG THỐNG d MEDVEDEV (2008 2012) (Trang 113 - 115)