Chính sách của Nga trong các vấn đề toàn cầu: cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược, chống khủng bố.

Một phần của tài liệu Luận văn CHÍNH SÁCH đối NGOẠI của LIÊN BANG NGA dưới THỜI TỔNG THỐNG d MEDVEDEV (2008 2012) (Trang 98 - 104)

công chiến lược, chống khủng bố.

- Nga, Mỹ cắt giảm số lượng vũ khí hạt nhân lớn nhất trong lịch sử. Trong nhiệm kỳ 4 năm làm tổng thống, Ông Medvedev được giới chuyên gia đánh giá chiến thắng lớn nhất trong chính sách ngoại giao của ông là việc kí kết Hiệp ước mới về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START) với Mỹ vào ngày 08/04/2010. Đây thực sự là một bước ngoặt mới trong chính sách đối ngoại Nga.

Quả thực, Nga cũng như Mỹ đều coi Hiệp ước mới là cách để "nhấn nút khởi động lại" cho mối quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên, hai bên không phải là đối tác lớn của nhau và chưa đạt tới mức quan hệ như Mỹ và Trung Quốc. Sự hợp tác của 2 bên về vấn đề khu vực cũng mang tính chọn lọc và không đồng đều. Hai bên hợp tác với nhau trong bộ tứ Trung Đông (Nga, Mỹ, EU, LHQ), nhưng lại không thể hợp tác với nhau ở châu Âu. Quan điểm hai bên chỉ gần gũi trong vấn đề Afganistan, nhưng lại bất đồng về Gruzia, tấm lá chắn tên lửa của Mỹ ở Đông Âu và việc gia nhập NATO của Ukraine, Gruzia...Các cuộc thương lượng về vấn đề này cũng là phép thử đầu tiên cho

việc hợp tác với nhau như thế nào để giải quyết những vấn đề phức tạp khác, chấm dứt di sản thù địch của thời Chiến tranh lạnh là hàng nghìn đầu đạn hạt nhân luôn sẵn sàng trên bệ phóng. Ngoài ra, hai bên sẽ hợp tác giải quyết các vấn đề hạt nhân của Iran, Bắc Triều Tiên, kêu gọi các quốc gia sở hữu hạt nhân cùng tham gia vào quá trình cắt giảm vũ khí chiến lược.

Cắt giảm kho vũ khí hạt nhân khổng lồ được xây dựng trong thời kỳ Chiến tranh lạnh của Nga và Mỹ là trọng tâm trong nỗ lực của chính quyền Tổng thống Barack Obama nhằm "điều chỉnh" quan hệ với Nga. Washington

đang muốn tìm kiếm sự ủng hộ của Moskva trong vấn đề Afghanistan và Iran. Nga và Mỹ ban đầu lên kế hoạch ký được một hiệp ước cắt giảm vũ khí mới trước ngày 5/12/2009 - ngày hết hạn của hiệp ước cắt giảm vũ khí cũ. Tuy nhiên, theo những tuyên bố gần đây của các quan chức từ cả hai phía, Nga và Mỹ có thể sẽ hoàn thành việc ký kết hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân mới vào đầu năm 2010.

Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START 1), được ký kết vào năm 1991 giữa Liên Xô cũ và Mỹ, theo đó Nga và Mỹ thỏa thuận mỗi bên cắt giảm các đầu đạn hạt nhân xuống còn 6000, và cắt giảm các loại phương tiện chuyên chở các đầu đạn xuống còn 1600.

Ngày 25/1/2011, Viện Duma quốc gia - Hạ viện Nga đã phê chuẩn Hiệp ước mới Nga - Mỹ về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược START. Hiệp ước cũng đã được Hội đồng Liên bang - Thượng viện Nga phê chuẩn hôm 26/1/2011. Quốc hội Nga đã kèm theo các điều sửa đổi Hiệp ước và thông qua một tuyên bố về việc phê chuẩn văn kiện này.

Trong khuôn khổ Hiệp ước START đã ghi nhận bằng hình thức ràng buộc pháp lý mối liên hệ giữa vũ khí tấn công chiến lược và vũ khí phòng thủ chiến lược. Ngoài ra, khi phê chuẩn Hiệp ước START, phía Nga đã đưa ra một tuyên bố đặc biệt về khả năng nước Nga ra khỏi hiệp ước nếu quy mô

của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ sẽ tạo ra một mối đe dọa đối với quyền lợi quốc gia Nga.

Hiệp ước START II được Tổng thống Nga Dmitri Medvedev và Tổng thống Mỹ Barack Obama ký kết vào tháng Tư năm 2010 tại Prague. Sau khi Thượng viện Hoa Kỳ phê chuẩn, văn bản muốn có hiệu lực đòi hỏi phải phê chuẩn của cả hai viện quốc hội Nga. Văn kiện buộc các bên trong vòng bảy năm phải giảm một phần ba tổng số lượng đầu đạn - tức giảm đến 1550 đơn vị - so với Hiệp ước MXV năm 2002 và giảm hơn hai lần so với giới hạn tối thiểu đối với các hệ thống tên lửa mang chiến lược.

Trong quá trình viện Duma quốc gia xem xét, đã đưa vào luật về việc phê chuẩn Hiệp ước này một số sửa đổi để mô tả các điều kiện ra khỏi Hiệp ước, củng cố mối liên hệ hiệp ước START và ABM, cũng như thiết lập nhiệm vụ của tổng thống phải thông qua một chương trình phát triển của các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga. Hàng năm chính phủ sẽ báo cáo cho các Duma Nhà nước báo cáo về việc thực hiện các điều khoản của Hiệp ước quốc tế về tình trạng và triển vọng phát triển phức tạp hạt nhân chiến lược ở Nga.

- Vấn đề chống khủng bố:

Chủ nghĩa khủng bố đang là vấn nạn toàn cầu, đồng thời nước Nga cũng là một trong những mục tiêu tấn công của các thành phần khủng bố, mà cụ thể nhất là những vụ đánh bom khủng bố nhằm vào các trung tâm thương mại, các nhà ga xe lửa, sân bay... ở Nga khiến cho tình hình nước Nga trở nên phức tạp hơn. Có thể điểm một số vụ như sau: Ngày 24/1/2011 có ít nhất 35 người thiệt mạng, 130 người bị thương trong một vụ đánh bom liều chết tại sân bay quốc tế Domodedovo tại thủ đô Moskva. Các nhân chứng cho biết hai kẻ khủng bố đã tự làm nổ tung mình tại quán cà phê châu Á ngay cạnh sảnh đến của khu vực khách quốc tế. Trước đó một năm, vụ đánh bom liều chết tại một ga tàu điện tại Moskva ngày 29/3/2010 đã làm 40 người chết và hơn 100

người bị thương. Thủ phạm gây ra 2 vụ đánh tấn công đẫm máu đó là 2 phụ nữ đến từ khu vực Bắc Kavkaz thuộc Nga...

Nếu như trước đây, trong hầu hết các vụ khủng bố tại Nga, phiến quân tại Chechnya luôn bị coi là thủ phạm. Lâu nay, đối với quân ly khai cực đoan Chechnya, Moskva luôn giữ lập trường cứng rắn. Chính sách này chắc chắn sẽ không thay đổi bởi bất cứ sự nhượng bộ nào đều có thể trở thành tiền đề cho những khủng hoảng tiếp theo. Điều này đã được V.Putin thể hiện quan điểm của mình: "Những kẻ khủng bố không có mục đích đấu tranh đòi độc lập cho Chechnya". Ông cũng từ chối gợi ý của phương Tây về việc đối thoại với đại diện phiến quân. Tuy nhiên, sau vụ khủng bố bắt giữ con tin gây chấn động toàn thế giới tại Beslan hồi năm 2004 cho thấy mỗi thường dân đều có thể trở thành mục tiêu của bọn khủng bố. Người ta đặt ra câu hỏi rằng liệu nhiệm vụ bảo vệ gần 150 triệu dân trong một lãnh thổ rộng hơn 17 triệu cây số vuông có vượt quá năng lực của chính phủ? Trong khi chưa có câu trả lời lạc quan nào, có lẽ mỗi người dân Nga sẽ chọn giải pháp sau đây, như ý kiến của một sinh viên Đại học Vladikavkaz: "Sắp tới, mỗi chúng tôi sẽ cầm vũ khí đứng lên để trả thù và để tự bảo vệ". Vô hình chung, đây sẽ là một thách thức nữa đối với chính phủ bởi phản ứng giận dữ của gia đình các nạn nhân có thể dễ dàng biến thành xung đột bạo lực. Như vậy, "kẻ thù của nước Nga" giờ đây đã có một bộ mặt mới. Đó không chỉ là những phần tử ly khai cực đoan Chechnya mà là chủ nghĩa khủng bố toàn cầu. Lâu nay, người Nga khá đơn độc trong cuộc chiến chống khủng bố; điều này đã được thể hiện qua lời của ông Putin "Chủ nghĩa khủng bố ở Nga không giống ở phương Tây". Tuy nhiên, sau khi dấu hiệu của khủng bố toàn cầu ló dạng, Nga cần có một sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các nước.

Nga xem đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế là nhiệm vụ quốc gia và nhiệm vụ đối ngoại quan trọng nhất. Bắt nguồn từ sự cần thiết sử dụng một cách hệ thống và tổng hợp những biện pháp chính trị - pháp luật,

thông tin - tuyên truyền, kinh tế - xã hội và các biện pháp đặc biệt dựa trên phòng ngừa, ủng hộ việc tiếp tục đề ra những giải pháp nhằm đoàn kết liên minh chống khủng bố và những hành vi khủng bố, không phụ thuộc vào việc họ thuộc dân tộc, chủng tộc, chủng tộc, giới tính và tôn giáo nào.

Tiểu kết chương:

Ngay sau khi đắc cử, Tổng thống Dmitry Medvedev đã tuyên bố tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại do Vladimir Putin đã đề ra. Đó chính là đường lối "tự chủ", "có định hướng ưu tiên phát triển quan hệ với các láng giềng gần". Tuy nhiên, đường lối chính thức trước đây đã không còn thực sự phù hợp với Nga trong giai đoạn này và cần có những điều chỉnh thích hợp để lấy lại uy tín và hình ảnh của Nga trên trường quốc tế.

Con đường và phương thức Nga trỗi dậy ngày càng thể hiện nhiều điểm đặc trưng. Thứ nhất, Nga ngừng mô phỏng và nhập khẩu mô hình phương Tây, bắt đầu áp dụng phương thức chính trị độc quyền (tập trung quyền lực, chính trị) đã quen thuộc để kiểm soát và sắp xếp cụ diện chính trị trong nước, khá điển hình là áp dụng chế độ tập trung quyền lực cho tổng thống để kiểm soát xã hội. Thứ hai, sau khi trải qua thời kỳ tạm thời (trung ương yếu kém, địa phương cường quyền) Nga đã bắt đầu quay lại quỹ đạo tập trung quyền lực vào trung ương. Thứ ba, nhờ những lục đẩy từ Chính phủ, những Dollar - Dầu mỏ đã góp phần giúp Nga thoát khỏi các khoản nợ nước ngoài, lợi nhuận từ dầu mỏ cũng đã tạo nên một "bộ đệm chống sốc" cho nền kinh tế, giúp Nga tránh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua. Thứ tư, Nga thông qua nguồn lực và biện pháp ngoại giao tổng hợp, mưu cầu thực hiện lợi ích quốc gia trên trường quốc tế. Có thể nói, bảo vệ lợi ích quốc gia là hạt nhân trong chính sách đối ngoại của Nga.

Bởi vậy, dưới thời Tổng thống Medvedev, Nga đã áp dụng chính sách đối ngoại linh hoạt: Khi cứng rắn, khi mềm dẻo đã có nhiều điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh mới. Ngày 12/7/2008, Tổng thống Medvedev đã phê

chuẩn "Những định hướng cơ bản chính sách đối ngoại của Liên bang Nga"

mà về cơ bản là kế tục và phát triển chính sách đối ngoại 8 năm dưới thời Tổng thống Putin. Những định hướng cơ bản trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga là hệ thống lập trường về nội dung, những nguyên tắc và phương hướng chủ yếu trong hoạt động đối ngoại của Nga.

Chương 3.

Một phần của tài liệu Luận văn CHÍNH SÁCH đối NGOẠI của LIÊN BANG NGA dưới THỜI TỔNG THỐNG d MEDVEDEV (2008 2012) (Trang 98 - 104)