Chính sách của Nga đối với châ uÁ

Một phần của tài liệu Luận văn CHÍNH SÁCH đối NGOẠI của LIÊN BANG NGA dưới THỜI TỔNG THỐNG d MEDVEDEV (2008 2012) (Trang 75 - 89)

- Chính sách với Đông Bắc Á

Khác với người tiền nhiệm V.Putin đã chọn các nước phương Tây là Belarus, Ukraina và Anh cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên ngay sau khi đắc cử tháng 3/2000, tân Tổng thống D.Medvedev chủ trương ưu tiên quan hệ với khu vực phía đông.

Trong ngày 23 và 24/5/2008, D.Medvedev tới Trung Quốc. Chuyến công du châu Á lần này cho thấy tầm quan trọng chiến lược của một khu vực được Moskva đánh giá như lựa chọn đối trọng với phương Tây. Chọn điểm đến là Trung Quốc trước chuyến thăm Đức sau đó, ông D.Medvedev muốn chứng tỏ nước Nga chủ trương đa dạng hoá đối tác.

Tại Bắc Kinh, ông Medvedev và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đều lên tiếng bày tỏ lo ngại trước hệ thống tấm lá chắn chống tên lửa đạn đạo mà Washington sắp triển khai ở Đông Âu. Moskva còn muốn Bắc Kinh lên án xu hướng mở rộng Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), nhưng do đang cố gắng tìm cách dỡ bỏ lệnh cấm vận áp đặt năm 1989 liên quan đến buôn bán vũ khí nên Trung Quốc rất muốn duy trì quan hệ tối với NATO, điều này giải thích tại sao trong tuyên bố chung của hai nhà lãnh đạo không đề cập đến vấn đề mở rộng NATO.

Thông cáo chung Nga - Trung được đưa ra trong chuyến thăm này đã trích "sự mở rộng các liên minh chính trị - quân sự", bác bỏ kế hoạch của Mỹ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu, tái khẳng định vai trò đang lên của hai nước như là một trụ cột trật tự của thế giới đa cực, coi Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) như "một nhân tố quan trọng trong việc tăng cường sự ổn định chiến lược và sự hợp tác kinh tế toàn diện tại châu lục Á - Âu".

Hai nước còn cam kết cùng thúc đẩy đối ngoại với các nước bên ngoài nhóm G8. Trong khuôn khổ hợp tác đa phương, Hội nghị Thượng đỉnh SCO tháng 6/2009 với việc thông qua "Tuyên bố Ekaterinburg", khẳng định tầm quan trọng của luật pháp quốc tế trong các mối quan hệ cũng như nâng cao vai trò liên kết của các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc vì các mục đích hòa bình; xu thế tiến tới thực tiễn thế giới đa cực và nâng cao tầm quan trọng của các yếu tố khu vực trong việc giải quyết vấn đề toàn cầu; tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên trong việc kiểm soát và quản lý các nguồn tài nguyên chính quốc tế, bảo đảm ổn định kinh tế [16].

Bên cạnh lĩnh vực chính trị an ninh, kinh tế cũng là khía cạnh được Liên bang Nga chú trọng tăng cường tại Trung Quốc như một bạn hàng điển hình ở châu Á. Chủ tịch Đuma Quốc gia Nga (tức Hạ viện Nga), ông B.Gryzlov tuyên bố trong chuyến thăm tới Thượng Hải (20/5/2010) rằng, thương mại song phương đã phục hồi và có thể đạt tới 60 tỷ năm 2010.

Vào thời điểm này, nhiều hãng chế tạo dầu mỏ và công ty năng lượng của Trung Quốc cùng với công ty của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Philippines, Thailand đều mua "vàng đen" của Nga phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu sản phẩm xăng dầu đã chế biến. Hơn thế, có thể thấy tiềm năng xuất khẩu năng lượng của Liên bang Nga đang và sẽ tăng đáng kể sau những bước đi mở đường của chính phủ nước này sang các thị trường châu Á giàu tiềm năng, nhất là Trung Quốc với dân số trên 1,3 tỷ.

Để chuẩn bị cho thị trường này, Nga đã đạt được thỏa thuận đưa trực tiếp dầu mỏ khai thác ở Đông Sibiri qua đường ống đến biên giới Trung Quốc và đến bờ Thái Bình Dương. Trong khuôn khổ dự án, Nga và Trung Quốc đã hợp tác xây dựng xí nghiệp chế biến dầu mỏ tại thành phố cảng ở ngoại vi Vladivostok, phục vụ những tàu chở dầu cỡ lớn có khả năng vận chuyển gần 300.000 thùng dầu. Ngoài ra, hai nước cũng đàm phán về dự án xây dựng đường ống dẫn khí từ lãnh thổ Nga.

Ông Medvedev đã thu được thành công lớn ở chuyến công du lần này với bản hợp đồng trị giá 1 tỷ USD cho dự án xây dựng một nhà máy làm giàu uranium tại Trung Quốc mà Moskva là nhà cung cấp nhiên liệu. Trong khi đó, các dự án lớn liên quan đến việc Nga cung cấp dầu lửa và khí đốt cho Trung Quốc từng được thương lượng trong chuyến thăm của ông Putin tới Bắc kinh hồi tháng 3/2006 không được đem ra bàn thảo. Tiến độ xây dựng đường ống dẫn khí của Trung Quốc để vận chuyển dầu thô của Nga từ đông Siberia bị đình lại do bất đồng giữa hai bên trong vấn đề giá dầu.

Bên cạnh vấn đề nhiên liệu, Tổng thống Nga muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hai nước trong lĩnh vực vũ khí vì những năm gần đây, Bắc Kinh giảm mạnh đơn đặt hàng mua vũ khí của Moskva. Nga cũng không thực sự hài lòng về hợp tác kinh tế giữa hai nước, tuy vẫn phát triển tốt, năm 2007, trao đổi thương mại tăng 44% so với năm 2006, đạt 48 tỷ USD, nhưng chủ yếu là Trung Quốc xuất siêu sang Nga.

- Chính sách đối với Đông Nam Á

Trong thư gửi báo chí Nga, Tổng thống Dmitry Medvedev nhấn mạnh rằng quan hệ với ASEAN là một phương hướng quan trọng trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga. Cùng lúc đó, báo chí Nga khẳng định chính Việt Nam đã đảm nhận và đang thực hiện tốt vai trò "cầu nối" giữa Nga và ASEAN.

Tổng thống Nga khẳng định Moskva muốn để hàng hoá Nga tiến tới thị trường các nước trong khu vực và chủ trương sử dụng tiềm năng ứng nghiệm của ASEAN nhằm phát triển nền kinh tế của vùng Siberia và Viễn Đông. Ông cho rằng kết quả Hội nghị Thượng đỉnh ở Hà Nội sẽ xúc tiến sự đối tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau - từ khoa học và du lịch đến năng lượng và chống khủng bố.

Về tầm quan trọng của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Nga diễn ra tại Hà Nội, báo chí Nga nhận định: 5 năm là một khoảng thời gian không nhỏ và trong thực tế, đã nảy sinh những thách thức và đe dọa mới trên thế giới cũng như tại khu vực trong nửa thập niên trôi qua kể từ khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Nga-ASEAN đầu tiên ở Kuala Lumpur. Mối quan hệ chính trị giữa Nga và ASEAN được nâng lên cấp độ mới, mở thêm cơ hội cho sự đi sâu hợp tác kinh tế thương mại của Nga. Vì vậy, Hội nghị cấp cao lần thứ hai Nga-ASEAN với sự tham gia của Tổng thống Nga D.Medvedev, dự kiến diễn ra vào ngày 30/10/2010 tại Hà Nội, có ý nghĩa đặc biệt đối với cả ASEAN cũng như Nga.

Ông A.Voronin, thành viên Hội đồng chuyên viên thuộc Hội đồng Liên bang Nga, nhận xét: "Các nước ASEAN là một thị trường phong phú và năng động. Tổng trị giá sản phẩm của họ vượt quá nửa nghìn tỷ USD. Các quốc gia ASEAN đứng ở ngã tư động mạch giao thông thế giới. Rõ ràng rằng, cùng với sự đẩy mạnh các quá trình toàn cầu hóa về kinh tế, ý nghĩa của khu vực sẽ chỉ tăng lên. Đây là yếu tố dĩ nhiên kể cả đối với Nga, một cường quốc hàng hải

thế giới". Nhận xét trên là có lý vì một phần ba khối lượng lưu thông thương mại thế giới đi qua eo biển Malacca, một nửa trữ lượng tiêu thụ dầu mỏ thế giới được vận chuyển thông qua eo biển Malacca và Singapore.

Trong những năm gần đây, Nga và ASEAN đã xây dựng một hệ thống phát triển các quan hệ đối tác đối thoại. Một yếu tố không kém phần quan trọng và thuận lợi cho hoạt động của Nga tại Đông Nam Á là đối tác chiến lược với Việt Nam. Vai trò "cầu nối" giữa Nga và ASEAN của Việt Nam là đặc biệt quan trọng.

Theo các chuyên gia Nga, kim ngạch trao đổi kinh tế giữa Nga và các nước ASEAN tới năm 2020 hoàn toàn có thể tăng tới 40-50 tỷ USD. Đông Nam Á còn đặc biệt là mục tiêu quan trọng của Nga trong lĩnh vực năng lượng và quân sự. Các ngành khoa học Nga cũng chiếm uy tín xứng đáng trong khu vực. Có thể đồng ý rằng, chỉ riêng những lĩnh vực có khả năng và cần thiết được nêu trong sự hợp tác cùng có lợi giữa Nga và ASEAN, đã nói lên tính thiết thực của Hội nghị Thượng đỉnh Nga - ASEAN đối với cả hai bên.

- Với Việt Nam

Trong quan hệ giữa Liên bang Nga - Việt Nam hiện nay, nước Nga được thừa kế hầu như toàn bộ di sản hợp tác giữa Liên Xô - Việt Nam trước đây, đặc biệt trong các ngành năng lượng, khai thác dầu khí, vật liệu xây dựng, cơ khí...Tuy nhiên, vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, do định hướng đối ngoại của nước Nga, quan hệ Nga - Việt có phần bị ngưng trệ và nguồn đầu tư của Liên bang Nga vào Việt Nam đã nhanh chóng bị đẩy xuống vị trí thấp hơn nhiều quốc gia khác. Những biến động về chính trị, xã hội của thế giới đầu thế kỷ XXI đòi hỏi quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga phải đổi mới.

Từ khi trở thành "đối tác chiến lược" (kể từ chuyến thăm Việt Nam đầu năm 2001 của Tổng thống V.Putin), hai nước Việt Nam - Liên bang Nga đã

mở rộng nội dung hợp tác trên tất cả các mặt, từ chính trị, đối ngoại, giao lưu nhân dân đến kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, kỹ thuật quân sự...

Dưới nhiệm kỳ Tổng thống D.Medvedev, về cơ bản, đường lối chính sách đối ngoại của Nga đối với Việt Nam ngày nay so với thời kỳ Tổng thống Putin được điều chỉnh theo hướng rõ ràng, cụ thể và đi vào thực chất. Hai nước thúc đẩy khai thác tiềm năng to lớn từ mối quan hệ vốn có một cách toàn diện trên tinh thần quyết tâm hơn.

Ngay sau khi "Những định hướng cơ bản chính sách đối ngoại của Liên bang Nga" được Tổng thống Medvedev phê chuẩn ngày 12/7/2008, Đại sứ quán Nga tại Việt Nam, ông Anatolevik nêu rõ, khu vực châu Á-Thái Bình Dương được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong chính sách đối nội, đối ngoại của Nga. Trong định hướng này, quan hệ của Nga với các nước Đông Nam Á nhìn chung không có gì thay đổi so với đường lối đối ngoại cơ bản năm 2000, nhưng lần đầu tiên nhấn mạnh quan hệ với Việt Nam, cụ thể là: "Chính sách đối ngoại Nga hướng tới việc tăng cường tính năng động tích cực trong mối quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á, trước hết là phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam" [9].

Sự thay đổi này không phải là ngẫu nhiên, mà nó thể hiện những chuyển biến tích cực và quan trọng tại khu vực. Suốt 8 năm (từ 2001-2008), Nga và Việt Nam đã xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược. Việt Nam củng cố được vị thế của mình trên trường quốc tế, trong hiệp hội các nước ASEAN và trong khu vực. Những điều này tạo nên cơ sở mới cho Việt Nam để phát triển quan hệ hợp tác truyền thống với Nga một cách hiệu quả và mạnh mẽ.

Dựa trên cơ sở bản định hướng này, các hoạt động đối ngoại giữa hai nước được phía Nga và Việt Nam thúc đẩy một cách tích cực trên bình diện sâu và rộng trong các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, an ninh - quốc phòng, giáo dục - đào tạo và khoa học - kỹ thuật. Với quyết tâm chính trị cao, hoạt động của hai Nhà nước ngày càng đưa lại những kết quả thiết thực.

Trước tiên, về chính trị - đối ngoại, hai nước tăng cường thường xuyên các cuộc gặp gỡ cấp cao, khẳng định quyết tâm hợp tác của hai nước, tạo ra những cơ sở hợp tác có hiệu quả ở nhiều cấp độ: quốc gia, khu vực cũng như toàn cầu.

Hoạt động ngoại giao được triển khai tích cực trên cả 3 kênh (ngoại giao nhà nước, ngoại giao chính đảng và ngoại giao nhân dân), các lĩnh vực hợp tác cũng ngày càng được mở rộng. Cơ chế đối thoại chiến lược Việt - Nga được thiết lập và bắt đầu đi vào hoạt động, mở đầu bằng cuộc gặp cấp thứ trưởng ngoại giao của hai nước tháng 11/2008. Đáng chú ý là ngoài những vấn đề quan hệ song phương, lãnh đạo hai nước thông qua các cuộc gặp chính thức tại mỗi nước và bên lề các hội nghị, các diễn đàn, các tổ chức quốc tế… còn bàn thảo nhiều vấn đề chính trị - an ninh quốc tế mà hai bên cùng quan tâm, tạo nên sự đồng thuận và thúc đẩy hợp tác trong nhiều vấn đề quốc tế nóng bỏng [21;tr.96].

Trong cuộc gặp ngày 14/11/2009 tại Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 17 tại Singapore, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Nga Medvedev đã thảo luận về những định hướng và biện pháp đưa mối quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nga đi vào chiều sâu, phối hợp hành động để đưa quan hệ Nga - ASEAN lên tầm cao mới trong tương lai gần. Còn trong chuyến thăm chính thức tới Liên bang Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào 12/2009, quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực được quyết tâm đi vào chiều sâu; nhấn mạnh ý nghĩa quyết định của cơ chế đối thoại chính trị thường niên cấp cao và cấp cao nhất giúp lãnh đạo hai nước kịp thời trao đổi ý kiến và thống nhất các biện pháp phát triển quan hệ song phương.

Năm 2010 cũng là năm có nhiều chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo hai nước Việt Nam và Liên bang Nga. Tháng 5/2010, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tham dự lễ kỷ niệm 65 năm chiến thắng phát xít tại Nga. Tổng

bí thư Nông Đức Mạnh có kế hoạch sang thăm Nga theo lời mời Tổng thống Medvedev trong năm 2010. Và tháng 12/2010, Tổng thống Nga Medvedev thăm chính thức Hà Nội, tham dự cuộc gặp thượng đỉnh Nga - ASEAN lần thứ 2. Các cuộc tiếp xúc này tạo điều kiện để hai bên giải quyết kịp thời những vấn đề còn tồn tại và thúc đẩy sự năng động cần thiết, mở ra xu hướng mới cho tổng thể quan hệ hợp tác Nga - Việt.

Các cách tiếp cận của Nga và Việt Nam đối với các vấn đề quan trọng của thế giới khá phù hợp với nhau. Cả hai nước đều tích cực tham gia xây dựng một thế giới ổn định và bền vững, trong đó có khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Hợp tác chiến lược Nga - Việt đã trở thành một nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng tích cực tới tình hình Đông Nam Á và toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ủy ban liên Chính phủ Nga - Việt về hợp tác kinh tế thương mại và khoa học - kỹ thuật là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những điều kiện cần thiết về chính trị, pháp lý…để phát triển toàn bộ kinh tế song phương. Đã có khoảng 40 văn bản, văn kiện song phương được ký kết. Hai bên có đồng quan điểm trên nhiều lĩnh vực quốc tế, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn như Liên Hợp Quốc, APEC, ASEAN, ARF. Việt Nam ủng hộ Nga tham gia diễn đàn ASEM và diễn đàn cấp cao Đông Á. Hai nước ủng hộ các quy tắc tập thể trong chính sách thế giới, ủng hộ việc hình thành một hệ thống thế giới đa cực dựa vào pháp lệnh quốc tế và ngoại giao đa phương, trong đó Liên Hợp Quốc đóng vai trò trung tâm. Điều này được khẳng định trong thời gian Việt Nam đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc (2008-2009). Hai nước có chung quan điểm là cộng đồng quốc tế cần phải tìm kiếm những lời giải đáp hiệu quả cho những nguy cơ và thách thức toàn cầu như: hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị toàn cầu, hoạt động khủng bố và cực đoan quốc tế và tình trạng buôn bán

Một phần của tài liệu Luận văn CHÍNH SÁCH đối NGOẠI của LIÊN BANG NGA dưới THỜI TỔNG THỐNG d MEDVEDEV (2008 2012) (Trang 75 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w