Chính sách của Nga đối với Mỹ, EU, NATO:

Một phần của tài liệu Luận văn CHÍNH SÁCH đối NGOẠI của LIÊN BANG NGA dưới THỜI TỔNG THỐNG d MEDVEDEV (2008 2012) (Trang 56 - 68)

Trong khi xây dựng quan hệ với Mỹ, Nga không chỉ tính đến tiềm năng to lớn về kinh tế - thương mại, khoa học - kỹ thuật và các lĩnh vực khác, mà còn cả ảnh hưởng then chốt của quốc gia này đối với tình hình quốc tế toàn cầu. Các biện pháp được sử dụng là đối thoại thường xuyên về các vấn đề đối ngoại, an ninh và ổn định chiến lược để tìm ra giải pháp.

Theo đó, khi đảm bảo được một mối quan hệ có nền móng là kinh tế vững chắc, cùng nhau xây dựng văn hóa, điều chỉnh những bất đồng trên cơ sở chủ nghĩa hiện thực và tuân thủ tính cân bằng lợi ích, quan hệ hai nước sẽ tạo ra sự ổn định cao và có thể dự báo được. Chính phủ Nga chủ động đưa quan hệ Mỹ - Nga sang trạng thái đối tác chiến lược, khắc phục những rào cản từ những nguyên tắc trong quá khứ và tập trung vào giải quyết những nguy cơ thực tại trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau.

Tổng thống Medvedev cho rằng, Nga không thể chấp nhận một trật tự thế giới mà mọi quyết định chỉ do một bên đưa ra, cho dù đó là một cường quốc như Mỹ. Mặt khác, Nga không muốn bị cô lập và sẽ là phát triển quan hệ hữu nghị với châu Âu, Mỹ và các nước khác ở mức có thể được [35]. Nhờ vậy, quan hệ với Mỹ được cải thiện, mặc dù quan hệ hai nước từng rơi vào tình trạng căng thẳng từ thời tổng thống tiền nhiệm và từ cuộc chiến tại Nam Ossetia (tháng 8/2008). Việc Tổng thống B. Obama tuyên bố dừng triển khai kế hoạch lá chắn tên lửa ở châu Âu (tháng 9/2009), kế hoạch mà nước Nga luôn phản đối quyết liệt, đã giúp cho Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (START) được ký kết (ngày 8/4/2010), tạo cơ sở tin cậy lẫn nhau giữa hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.

Trong thực tế, đối phó với việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Ba Lan và Cộng hòa Czech, một mặt Nga dự định triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo của mình sang Belarus, áp sát vào lá chắn của NATO, mặt khác Nga có kế hoạch sẽ đóng thêm 4,5 tàu sân bay và dự tính sẽ hiện diện lại tại Cuba, tăng cường hợp tác quốc phòng với Venezuela, lấn sang sân sau của

Mỹ. Phản ứng lại việc ký Thỏa thuận sơ bộ giữa Ba Lan và Mỹ ngày 14/8/2008 về việc bố trí 10 tên lửa đánh chặn trên lãnh thổ Ba Lan, Ngoại trưởng Nga Lavrov đã hoãn chuyến thăm dự kiến tới nước này, đồng thời cảnh báo rằng dự án này sẽ phá vỡ thế cân bằng quân sự ở châu Âu và Nga có thể hướng các tên lửa của mình vào Ba Lan. Trước sự kiên quyết của Nga, Mỹ và NATO phải dừng triển khai hệ thống radar và tên lửa phòng thủ ở Ba Lan và Cộng Hòa Czech [16].

Chính quyền Obama cũng đã phải điều chỉnh quan hệ với Liên bang Nga. Hai bên hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan và cùng nhau mở lại cuộc đàm phán về Hiệp ước START mới thay thế hiệp ước cũ đã hết hạn vào tháng 12/2009. Theo Phó chủ tịch Ủy ban An ninh Đuma quốc gia Nga, G.Gudkov, chiến thắng lớn nhất trong chính sách ngoại giao của Tổng tống Medvedev là ký hiệp ước mới về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược - START với Mỹ vào ngày 08/4/2010.

Theo các điều kiện ghi trong hiệp ước START mới này thì 7 năm sau khi ký kết Nga và Mỹ sẽ buộc phải tiến hành cắt giảm số lượng các vũ khí hạt nhân đã triển khai - tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, máy bay ném bom chiến lược hạng nặng xuống còn 700. Tổng số đầu đạn hạt nhân đã triển khai của Nga và Mỹ đều không được phép vượt quá con số 800, tức là số lượng đầu đạn hạt nhân tối đa của cả hai nước không được vượt quá 1.550. Ngoài ra, Nga và Mỹ đều được phép duy trì với số lượng vũ khí hạt nhân hạn chế (không tính đến tiềm năng chiến lược phi hạt nhân) đã được triển khai tại các khu vực đặc biệt dưới sự kiểm soát của vệ tinh trên quỹ đạo trái đất. [56, 12/4/2010]

Hiệp ước mới cũng đã chỉ ra điều kiện rút khỏi hiệp ước cho một trong hai bên, đồng thời hiệp ước cũng đã được cơ quan pháp luật hai nước phê chuẩn, có hiệu lực ngay sau khi trao đổi văn bản phê chuẩn. Hiệp ước mới sẽ

có hiệu lực trong thời gian 10 năm. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gọi hiệp ước "New START" đánh dấu cấp độ tin cậy mới giữa hai nước.

Nga nhất quán ủng hộ việc đạt được những thỏa thuận mới với Hoa Kỳ trong lĩnh vực giải giáp và giám sát vũ trang, nhằm bảo vệ tính kế thừa của quá trình này. Đồng thời, hai quốc gia cũng tăng cường những biện pháp xây dựng lòng tin và minh bạch trong lĩnh vực hoạt động vũ trụ và phòng thủ chống tên lửa,cũng như vấn đề không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, phát triển an toàn năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, gia tăng hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bố và các nguy cơ thách thức khác, giải quyết các vấn đề xung đột khu vực và toàn cầu [9].

Động thái tích cực sau START là vào ngày 24/6/2010, trong chuyến thăm Mỹ trước thềm G20 ở Toronto, Canada, Tổng thống Medvedev đã gặp gỡ Tổng thống Obama để vận động việc Nga gia nhập WTO và đã thu được kết quả tốt đẹp. Hai nhà lãnh đạo đã bàn về mở rộng hợp tác về tình báo, chống khủng bố, và cải thiện quan hệ kinh tế. Ông Obama nhấn mạnh: "20 năm sau khi chấm dứt Chiến tranh lạnh, bang giao Nga - Mỹ phải chứa nhiều nội dung hơn là chỉ vấn đề an ninh và kiểm soát vũ khí. Nó còn là nền thịnh vượng chung, và những gì chúng ta có thể cùng xây dựng".

Đối với Liên minh châu Âu (EU):

Đây là một trong những hướng ưu tiên chính trong chính sách đối ngoại của Nga. Hai bên phát triển hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bố và giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực. Ngoài ra, Nga có lợi ích lớn trong quan hệ kinh tế và năng lượng với EU.

Nhìn chung, mục tiêu chính của Nga là tạo ra hệ thống hợp tác và an ninh tập thể chung thật sự công khai và dân chủ cho toàn khu vực, một hệ thống có khả năng đảm bảo được sự thống nhất của khu vực châu Âu - Đại Tây Dương. Bởi vậy, Nga ủng hộ sự thống nhất thật sự của châu Âu, không có các đường phân chia ranh giới, thông qua con đường đảm bảo hợp tác bình

đẳng giữa Nga, EU và Mỹ. Điều đó sẽ thúc đẩy việc tăng cường vị thế của các quốc gia khu vực châu Âu - Đại Tây Dương trong cạnh tranh toàn cầu. Nga - một quốc gia châu Âu lớn nhất với xã hội đa dân tộc, đa tôn giáo và bề dày lịch sử, sẵn sàng đóng vai trò đảm bảo sự dung hòa văn minh châu Âu, hội nhập hài hòa các cộng đồng tôn giáo thiểu số, kể cả các xu hướng nhập cư.

Nga ủng hộ tăng cường vai trò của Hội đồng châu Âu như là một tổ chức toàn diện, độc lập và mang tính chất toàn châu Âu. Về trình độ tiêu chuẩn luật pháp tại tất cả các quốc gia thành viên của Hội đồng châu Âu, Nga khẳng định không có sự ưu ái hay kỳ thị với bất kỳ ai và coi đây là công cụ quan trọng để loại bỏ những đường ranh giới trong châu lục [9].

Đó là định hướng mà Tổng thống Medvedev đã thực hiện trung thành trong mọi hành động. Ngày 05/06/2008, ông đi thăm Đức, bạn hàng và đối tác năng lượng lớn nhất của Nga, nước chủ trương xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa EU với Nga. Chuyến thăm cho thấy rằng sự hòa nhập của Nga vào châu Âu là một định hướng chiến lược trong chính sách ngoại giao của Nga.

Tại Berlin, lần đầu tiên ông đưa ra sáng kiến thống nhất Nga, châu Âu và Bắc Mỹ, theo ông miêu tả là "ba nhánh của nền văn minh châu Âu", với mục đích khẳng định sự bình đẳng trong quan hệ Nga, Mỹ, EU. Để đạt được sự thống nhất đó, Tổng thống Medvedev kêu gọi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh châu Âu để thảo luận một hiệp định hòa bình mới thay thế Định ước Helsinki thời kỳ Chiến tranh lạnh, nhằm xác định mối quan hệ giữa các nước và giải quyết vấn đề kiểm soát vũ khí, chủ nghĩa khủng bố, ma túy và di cư.

Liên bang Nga chủ trương phát triển quan hệ với EU như với một trong những đối tác ngoại giao và kinh tế - thương mại chủ yếu, củng cố bằng các cơ chế hợp tác, bao gồm tiếp tục hình thành những không gian chung trong lĩnh vực kinh tế, an ninh đối nội và đối ngoại, giáo dục, khoa học, văn hóa.

Các nước thuộc EU là một phần trong Liên minh Đại Tây Dương do Mỹ đứng đầu. Song, điều mà các nước này không thể phủ nhận là sự phụ

thuộc vào nguồn cung cấp dầu mỏ của Nga bởi vì EU phụ thuộc tới 25% vào nguồn dầu mỏ của nước này. Do vậy, an ninh năng lượng đã buộc các nước EU phải phụ thuộc vào Nga và điều này có những hàm ý chiến lược đối với Mỹ. Dầu mỏ và khí đốt là con bài và là một công cụ của chính sách đối ngoại có hiệu quả nhằm tạo dựng ảnh hưởng chính trị của Nga.

Sự thỏa thuận về Hiệp ước đối tác chiến lược với EU đáp ứng những lợi ích lâu dài của Nga. Hiệp ước này xác lập những hình thức đặc biệt, tiên tiến đến mức tối đa trong quá trình hợp tác bình đẳng và cùng có lợi trên tất cả các lĩnh vực với triển vọng đi tới chế độ miễn thị thực [9].

Nga quan tâm để Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) thực hiện tốt chức năng đã đề ra cho tổ chức này là diễn đàn đối thoại bình đẳng giữa các nước thành viên OSCE và cùng nhau thảo ra những quyết định đồng thuận trên cơ sở quan điểm về an ninh được tất cả công nhận và dựa trên sự cân bằng lợi ích về các phương diện chính trị - quân sự, kinh tế và nhân đạo. Việc thực hiện chỉ có thể khả thi khi triển khai toàn bộ hoạt động của OSCE và cùng nhau thảo ra những quyết định đồng thuận trên cơ sở những chuẩn mực vững chắc, đảm bảo đặc quyền cho các cơ quan tập thể liên chính phủ.

Sự phát triển quan hệ song phương cùng có lợi với Anh, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Phần Lan, Hy Lạp, Hà Lan, Na Uy và một số nước Tây Âu khác là nguồn lực quan trọng để xúc tiến lợi ích quốc gia của Nga trong công việc châu Âu và thế giới, giúp nền kinh tế Nga bước sang con đường đổi mới để phát triển.

Với khu vực Bắc Âu, Nga phát triển hợp tác trong khuôn khổ đa phương, chú trọng tới hoạt động thực tiễn, bao gồm thực hiện những dự án liên doanh tại khu vực biển Barents, cực Bắc châu Âu và Bắc Cực nói chung, có tính đến quyền lợi của các dân tộc gốc tại đó [9].

Đặc biệt, ngày 27/4/2010, sau 40 năm tranh chấp và những cuộc đàm phán căng thẳng, Nga và Nauy đã chính thức đạt được thỏa thuận về phân

giới lãnh hải trên biển Barents và Bắc Băng Dương. Với thỏa thuận mới đạt được, cả Nga và Nauy sẽ tiến hành phân tách lãnh hải trong khu vực biển rộng gần 175.000 km2 ra làm đôi. Quyết định này có ý nghĩa lớn đối với chính phủ hai nước về việc phân định đường hải giới cũng như sự phát triển trong lĩnh vực dầu khí và ngành đánh bắt cá. Việc Nga và Nauy thống nhất phân chia biên giới trên biển là động thái mới nhất của Nga nhằm tăng cường hiện diện tại Bắc Cực, khu vực có tiềm năng rất lớn về dầu và khí đốt, nơi có những mỏ dầu khổng lồ trữ lượng 90 tỷ thùng, chiếm 25% tài nguyên thế giới.

Bên cạnh đó, Nga mở cửa để tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia Trung, Đông và Nam Âu, có tính đến sự tôn trọng lẫn nhau trong hợp tác trên thực tế của từng nước trong số đó.

Liên bang Nga chủ trương hợp tác với Latvia, Litva và Estonia theo tinh thần láng giềng thân thiện, trên cơ sở tính đến lợi ích của cả hai bên. Tuy nhiên, Nga vẫn giữ nguyên tắc và lập trường riêng của mình để đảm bảo đời sống tại tỉnh Kaliningrad cũng như vấn đề tuân thủ tôn trọng quyền của cư dân nói tiếng Nga theo đúng các nguyên tắc và tiêu chuẩn của luật pháp chung toàn châu Âu và luật pháp quốc tế.

Mục tiêu chính của hướng ưu tiên châu Âu trong chính sách đối ngoại Nga là tạo ra hệ thống hợp tác và an ninh tập thể chung thật sự công khai và dân chủ cho toàn khu vực, một hệ thống có khả năng đảm bảo được sự thống nhất của khu vực châu Âu - Đại Tây Dương, không để xảy ra tình trạng xé lẻ mới và tái xuất hiện các quan điểm phe khối trước kia. Sáng kiến ký kết Hiệp ước về an ninh châu Âu chính là hướng tới mục tiêu này [9].

Trong lĩnh vực chính trị - quân sự, Nga sẽ phấn đấu điều chỉnh tình trạng mất cân bằng trong lĩnh vực hạn chế vũ khí thông thường và các lực lượng vũ trang tại châu Âu, đồng thời thông qua những biện pháp củng cố lòng tin mới.

Quan hệ của Liên bang Nga với Đông Âu dưới thời D. Medvedev không có những thay đổi lớn so với 8 năm trước đó. Trong số 8 nước Đông Âu, nổi bật lên là chính sách của Nga với Serbia (Nam Tư cũ) và Ba Lan.

* Với Serbia:

Tiếp nối thoả thuận đạt được giữa ông Putin và Tổng thống Serbia Tadich hồi giữa tháng 1/2008 tại Moskva, tại chuyến thăm của ông Medvedev tới Serbia với tư cách là Phó Thủ tướng Nga, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Gasprom, ông Medvedev và nhà lãnh đạo Serbia nhất trí đưa Serbia tham gia tuyến đường "Dòng chảy phía Nam" với vai trò là một đầu mối quan trọng trong trung chuyển khí tự nhiên từ Nga đến châu Âu. Bản thân ông Medvedev đã gọi thoả thuận mới giữa Nga và Serbia là một kết quả "tuyệt vời", còn Đài truyền hình Nga thì gọi đây là một sự kiện "lịch sử". Đồng thời, Nga và Hungary thống nhất thành lập một công ty liên doanh với tỷ lệ góp vốn 50/50 xây dựng đoạn đường ống chạy qua Hungary và một kho chứa nằm trên lãnh thổ quốc gia Đông Âu này. Sự có mặt của Serbia và Hungary vào tuyến đường "Dòng chảy phương Nam" sẽ giúp Nga tìm được một con đường mới đảm bảo trung chuyển ổn định khí đốt sang châu Âu, tránh những quốc gia từng căng thẳng với Nga trong vấn đề này như Ukraina hay Gruzia. Đường ống "Dòng chảy phương Nam" vận chuyển và cung ứng khí đốt từ Nga qua Biển Đen tới khu vực Balcan và các nước miền Nam châu Âu. Đường ống sẽ chạy qua lãnh thổ Bulgaria, Serbia, Hungary và kết nối với hệ thống đường ống khí đốt của Áo và Italy. Các chuyên gia ước tính dự án này trị giá khoảng 15 tỷ USD và khi hoàn thành dự kiến vào năm 2013, đây sẽ là một đối thủ cạnh tranh của đường ống Nabucco mà châu Âu xây dựng nhằm vận chuyển khí đốt từ Trung Đông qua Thổ Nhĩ Kỳ.

Việc Medvedev đến Serbia trong bối cảnh quốc gia đồng minh của Nga này đang cần một sự ủng hộ ngày càng lớn của Moskva sau khi Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập. Mong muốn của Belgrade đã được đáp ứng khi ông

Medvedev tuyên bố rằng Nga sẽ không thay đổi quan điểm ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Serbia với Kosovo là tỉnh tự trị trực thuộc, khẳng định Nghị quyết 1244 của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc thông qua năm

Một phần của tài liệu Luận văn CHÍNH SÁCH đối NGOẠI của LIÊN BANG NGA dưới THỜI TỔNG THỐNG d MEDVEDEV (2008 2012) (Trang 56 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w